Bạn đang xem bài viết Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Phụ Nữ Cho Con Bú? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều mẹ thắc mắc nếu như mình đang cho con bú uống cảm Xuyên Hương được không? Câu trả lời là không nên vì thuốc cảm Xuyên Hương sẽ làm bạn bị tắc sữa và con sẽ có nguy cơ mất sữa luôn trước khi cai sữa cho con.
Cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú? Uống gì khác cảm Xuyên Hương để không tắc sữa khi đang cho con bú?Vì có nguy cơ tắc sữa rất cao khiến bé không đủ sữa và không đủ sức đề kháng vì bị cai sữa sớm nếu như bạn uống thuốc này trogn thời gian cho con bú, vì vậy mẹ bé có thể thay thế cách chữa cảm khác theo dân gian ví dụ như xông hơi bằng các loại lá thuốc chứ không nên uống thuốc cảm Xuyên Hương như nhiều thông tin trên mạng hay chia sẻ.
Cảm Xuyên Hương có gì mà không tốt cho phụ nữ đang cho con bú?Bởi trong sản phẩm thuốc này có 6 vị (xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế nhục, gừng, cam thảo bắc) thì có đến 5 vị gây cay ôn, làm tăng sinh năng lượng, làm nóng cơ thể.
Nếu với thể trạng của phụ nữ mang thai: vốn đã nóng (tăng lưu lượng máu 30%, tăng lưu lượng tim 30 – 40% so với phụ nữ bình thường), do đó rất dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Với bà mẹ đang cho con bú: những dược liệu này sẽ khiến sữa bị giảm chất lẫn lượng và nhanh chóng mất sữa dù vẫn đang trong giai đoạn cho con bú.
Cách giải cảm khi đang cho con bú
Uống Vitamin C sủi: Cho vào ly nước sủi xong uống ngay. Loại 1.000mg thì uống ngày 1viên, loại 500 mg uống ngày 2 viên. Uống liên tục 1 tuần.
Uống chanh mật ong: Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh như sau: 1ly nước ấm cho vào 3 thìa cafê mật ong với 1 thìa cafê chanh (2 thìa càng tốt). Uống liên tục 1 tuần.
Ăn cháo nóng giải cảm: Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn, tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất hay quen thuộc cho người lớn ở miền bắc (các mẹ miền nam áp dụng đi hiệu quả cực kỳ, dễ kg khó ăn đâu). Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp. Nên cho thêm thịt băm và cả trứng gà đánh tan cho vào ăn luôn thành 1 nữa cho đủ chất. Ai không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào.
45 công thức pha chế các loại trà ngon & đơn giản tại nhà
Nấu nồi xông giải cảmPhòng xông cần đủ kín. Người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài, ngồi trên một mặt phẳng, tư thế xếp bằng hoặc xếp chân sang một bên, ngẩng cao đầu, nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt. Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang.
Thời gian xông hơi khoảng 10-15 phút. Xong, bạn mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch. Có thể gạn lấy một chén nước trong của nồi nước xông (khoảng 50 ml) cho người bệnh uống. Pha thêm nước ấm vào nồi nước xông sao cho đạt 37-38oC rồi tắm trong phòng kín gió, sau đó lau khô cơ thể, mặc quần áo sạch. Bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… khô xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.
Cần chuẩn bị một chén cháo giải cảm để ăn sau khi xông. Nấu cháo trắng múc ra chén, cho é tía, hành, tỏi sắc lát mỏng nhỏ, tiêu, gia vị vừa ăn, thêm lòng đỏ trứng gà đánh đều, ăn nóng sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe.
Đọc đến đây hẳn các mẹ đã biết là mình không nên uống thuốc cảm này khi đang cho con bú, không co lợi cho sức khoẻ của mẹ lẫn trẻ sơ sinh ở giai đoạn cần nhiều sức đề kháng từ sữa mẹ nhất để phát triển khoẻ mạnh.
Theo webtretho – vnexpress
đang cho con bú bị cảm có uống được Xuyên Hương không, cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú, có nên dùng thuốc cảm xuyên hương, cảm xuyên hương có tốt không
Bà Đẻ Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Bà Bầu Không?
Cảm xuyên hương là một loại thuốc được bán trên thị trường và được cho là có công dụng chữa bệnh cảm cúm cho nhiều người, tuy nhiên trong trường hợp bà bầu bị đau ốm thì có được sử dụng cảm xuyên hương hay không? Để giải đáp những thắc mắc này thì chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về loại thuốc này thông qua bài viết Cảm xuyên hương có dùng được cho bà bầu không?
Cảm xuyên hương có dùng được cho bà bầu không?Cảm xuyên hương là một trong những mặt hàng được bày bán ở các quầy thuốc, đây là thuốc được sử dụng khi bị cảm cúm dành cho người. Cảm xuyên hương được cho là loại thuốc được sản xuất dựa trên công thức lương y gia truyền. Tuy nhiên cảm xuyên hương là một mọi thuốc không được các bác sĩ đông y khuyến khích dùng cho các bà mẹ trong thời kì mang thai.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm xuyên hương được bày bán ở các nhà thuốc như Cảm xuyên hương Công ty CP dược Yên Bái, Comazil của Công ty CP T.Ư Mediplantex, viên cảm cúm của Foripharm, Cảm xuyên hương của Công ty dược Hà Nam,… Hiện nay trên thị trường, có nhiều loại thuốc có thành phần giống với cảm xuyên hương Yên Bái như Nang cảm cúm của Haipharco, Viên cảm cúm của Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Ninh, Hà Nội…
Tất cả các loại thuốc cảm xuyên hương của các đơn vị trên đều cùng được sản xuất chung một công thức và gồm 6 thành phần. Các thành phần tạo nên cảm xuyên hương đều có chứa nhiều thành phần sinh nhiệt, không tốt cho bà bầu, phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh cảm xuyên hương an toàn cho bà bầu cho nên tốt nhất không nên mạo hiểm sử dụng cảm xuyên hương để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc. Nhiều bà bầu còn thắc mắc viên ngậm ho Bảo Thanh có dùng cho bà bầu không, tốt nhất là mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng để có một sức khỏe tốt nhất.
Bà bầu sử dụng cảm xuyên hương sẽ có thể xảy ra những hệ quả gì?Theo TS. Trần Hòa Bình, trường ĐH Dược Hà Nội đã nêu quan điểm rằng “Tôi thực sự lo ngại khi thấy khuyến cáo CXH dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú”. Cũng theo đó ThS. Nguyễn Văn Quân khẳng định việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai phải có kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng, lâu dài và mang tính đạo đức cao.
Cảm xuyên hương có chứa 6 vị đó là xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế nhục, gừng, cam thảo bắc thì có đến 5 vị gây cay ôn, làm tăng sinh năng lượng, làm nóng cơ thể. Trong khi đó thì thể trạng của người phụ nữ mang thai vốn đã nóng trong trong người. Do đó mà rất có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu nếu sử dụng cảm xuyên hương.
Phụ nữ trong thời gian mang thai mà nhất là mang bầu trong thời gian 3 tháng đầu tiên thì rất nhạy cảm với phản ứng thuốc. Nếu sử dụng cảm xuyên hương cho phụ nữ có thai mắc cảm, phụ nữ đang cho con bú thì không sao nhưng nếu sử dụng cảm xuyên hương cho phụ nữ mang thai bị cảm nhiệt thì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi, có thể làm chết lưu thai nhi.
Trong cảm xuyên hương có chứa thành phần quế chi hạ sốt, tuy nhiên dùng quế chi thì tắc ngược bởi khi đã sốt thì tim sẽ càng đập mạnh hơn, huyết áp tăng nhiều hơn. Phụ nữ đang mang bầu sử dụng cảm xuyên hương thì sẽ gây nên tình trạng cay ôn và nhiệt, tăng sinh năng lượng. Tuy nó là một loại thuốc gia truyền tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được an toàn và hiệu lực cho phụ nữ đang mang thai.
Những người có thai bào cung nhiệt thì không nên dùng cảm xuyên hương. Trong cảm xuyên hương có xuyên khung, thành phần này sẽ có tác dụng hành huyết, hành khí, người thai nhiệt nóng nếu uống sẽ có thể gây nên sẩy thai. Phụ nữ đang trong thời kì mang thai nếu như muốn sử dụng cảm xuyên hương thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Chưa nói đến việc, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cảm xuyên hương với thành phần giống nhau và hầu như đều được khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ có thai. Chính vì vậy nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong thời kì mang thai có thể tiến hành các cách chữa trị tại nhà hoặc nếu không khỏi thì có thể đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa bệnh.
Một số cách chữa trị cảm cúm tại nhà dành cho bà bầuUống trà gừng: Trà gừng là một loại gia vị có thể chống virus hiệu quả, tiêu hủy các mầm bệnh tốt cho dạ dày.
Uống nước sắc lá mùi tàu: Lá mùi tàu có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm ra mồ hôi. Sauk hi uống nên đắp chăn để mồ hôi ra, lau mồ hôi xong sẽ thấy rất dễ chịu.
Xông tỏi: Giã nát tỏi ra và ngửi nhiều lần, bạn sẽ thấy rất hiệu quả. Tỏi giàu vitamin và khoáng chất nên tốt cho mẹ bầu, bạn có thể ăn tỏi sống hoặc giã tỏi uống với nước để thấy hiệu quả hơn.
Nước sắc tía tô kinh giới: Hai loại rau này có tính ấm, trị đau đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Mẹ bầu có thể đem sắc nước tía tô và kinh giới để uống khi còn ấm.
Cháo tía tô hành lá: Hành có vị cay, tình bình, tan lạnh, thông khí, sát trùng và giải cảm,… Cháo tía tô lá hành ăn nóng sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ có tác dụng giải cảm.
Dùng cháo trứng: Bà bầu nếu như bị cúm nhẹ thì có thể ăn cháo trứng nóng, cùng cới tía tô sẽ giúp chữa trị cảm cúm lại bổ dưỡng cho sức khỏe.
Nấu nước xông giải cảm với vỏ bưởi: Vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Vỏ bưởi, lá bưởi xông kết hợp sẽ có tác dụng trị cảm cúm, đau đầu.
Có Nên Dùng Thuốc Trị Cảm Khi Đang Cho Con Bú?
Khi bạn dùng thuốc, có khoảng 1% lượng thuốc se đi vào đường sữa mẹ trong 24 giờ, thậm chí, một vài loại có thể lên đến 5%. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng ở trẻ.
Bài viết này, Marry Baby chia sẻ với bạn về những lưu ý và đâu là loại thuốc trị cảm mà bạn có thể dùng khi cho con bú.
Mẹ cho con bú có dùng thuốc trị cảm được không?Để nhanh khỏi bệnh và thoát khỏi những triệu chứng trên thì không cách nào khác là bạn cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác về các thành phần có trong những loại thuốc này, bởi nó có thể truyền qua sữa mẹ.
Do vậy, điều tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bất kể là thuốc kê toa hay thuốc không cần đơn, thảo dược hay tân dược. Thậm chí là với những thuốc đã được khuyến cáo dùng được trên phụ nữ cho con bú, bạn cũng cần sự tham vấn chuyên môn trước khi sử dụng.
Điều cốt lõi là chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Đồng thời phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
1. Paracetamol hay AcetaminophenCó thể kể đến một vài thuốc thành phẩm nổi tiếng có chứa hoạt chất là paracetamol dùng trong điều trị cảm hiện nay như panadol, tylenol… Chúng thường được ứng dụng nhiều nhất trong vấn đề giảm đau nhức và hạ sốt. Dù rằng, acetaminophen cũng được biết là có thể đi qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên, độ an toàn đã được xác định nếu bạn dùng ở liều khuyến nghị.
Với những dạng có kết hợp thêm caffein, các bà mẹ cần thận trọng bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, đồng thời kích thích nhịp tim của mẹ đập nhanh hơn.
2. IbuprofenNó có thể dùng để điều trị chứng đau đầu trong cảm lạnh hay nhiễm trùng xoang. Dù rằng ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng với lượng không nhiều. Lưu ý là với những bà mẹ mắc bệnh hen suyễn hoặc loét dạ dày tá tràng cần thận trọng với loại thuốc này.
3. DextromethorphanLoại thuốc trị cảm này cũng an toàn với các bà mẹ cho con bú, hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng ho trong cảm lạnh. Tuy vậy, dextromethorphan vẫn không được khuyến cáo trong trường hợp người mẹ mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tiểu đường và bệnh gan. Bởi lẽ nó càng làm cho tình trạng của người bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
4. Bromhexine và guaifenesinSo với những loại thuốc vừa kể trên, hai loại này là thuốc theo toa. Tác dụng của chúng là giúp chữa ho đờm bằng cách làm loãng chất nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, từ đó giúp tống xuất chất nhầy thông qua phản xạ ho. Cả hai đều an toàn cho cả mẹ lẫn bé.
5. AmoxicillinĐây là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm xoang. Mặc dù đã có một số trường hợp đặc biệt được báo cáo về tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thông thường tự mất đi mà không gây nguy hiểm. Để sử dụng loại thuốc này, nhất thiết bạn cần có sự chỉ định của bác sĩ.
6. Kẽm gluconatLoại hợp chất này được dùng phối hợp với các thuốc trị cảm thông thường. Bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc ở dạng chai xịt thông mũi hoặc viên uống dạng nén. Trong trường hợp dùng tại chỗ, bạn nên chú ý chỉ sử dụng 12 mg/ngày để tránh tác dụng phụ.
7. Clorpheniramine và hydroxyzineCả hai loại thuốc này đều an toàn dùng cho bà mẹ đang cho con bú vì chỉ có một lượng nhỏ được truyền qua sữa mẹ. Mặc dù vẫn có những tác dụng không mong muốn đã được quan sát thấy ở trẻ sơ sinh như đau bụng, khó chịu và buồn ngủ. Tuy nhiên các triệu chứng này không quá nghiêm trọng cũng như đa phần tự khỏi mà không cần có sự can thiệp y tế.
Những loại thuốc trị cảm không nên dùng mẹ cần lưu ýBên cạnh những loại thuốc dùng được trong trường hợp cho con bú như trên, bạn cần chú ý tránh sử dụng những loại thuốc sau khi bị cảm:
2. Codein và dihydrocodeineĐây là những thuốc giảm đau và được chuyển hóa thành morphin ở gan sau khi dùng. Chúng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và cũng gây ra chứng tiêu chảy, buồn ngủ và suy nhược ở trẻ.
3. PseudoephedrineĐược sử dụng như một thuốc chống ngạt mũi để làm sạch sự tích tụ chất nhầy trong xoang và mũi. Một vấn đề là thuốc này lại có thể làm giảm việc sản xuất prolactin ở người mẹ. Điều này có thể làm giảm lượng sữa mẹ khoảng 24% và khiến bé bị thiếu cân.
4. PhenylephrineCũng là một thuốc dùng trong điều trị ngạt mũi, thuốc này được biết là có tác dụng tương tự như pseudoephedrine. Tuy nhiên, nó cũng được cho là gây buồn ngủ ở trẻ sơ sinh.
Những lưu ý thận trọng khi dùng thuốc trị cảm
Tránh xa các loại thuốc có nồng độ cồn cao.
Uống các loại thuốc một thành phần để hạn chế tác dụng phụ có thể đến từ những thành phần phối hợp.
Uống thuốc ngay sau khi cho con bú và tránh cho con bú trong hai hoặc ba giờ sau khi dùng thuốc.
Nếu dùng viên ngậm, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ các thành phần. Tránh bất cứ điều gì với povidone-iodine vì nó làm tăng mức độ i ốt trong sữa mẹ có thể làm tăng nguy cơ suy giáp ở trẻ sơ sinh.
Khi nào bạn cần nên gặp bác sĩ?Trong hầu hết trường hợp, chứng cảm lạnh hay cảm cúm đều thuyên giảm trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 5 – 7 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm và bạn nhận thấy các triệu chứng như thở khò khè, đau mặt, đau tai, ho dữ dội… bạn nên đến gặp bác sĩ. Vì đôi khi những triệu chứng này có thể chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm phế quản…
Thuốc trị cảm có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu khi mắc bệnh. Thế nhưng, điều tốt nhất bạn cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai hoặc cho con bú để tránh những biến chứng có thể xảy ra với thai nhi hoặc với bé cưng.
Marry Baby
Mẹ Cho Con Bú Bị Cảm Uống Thuốc Gì? Có Nên Cho Con Bú Tiếp Không?
Mẹ cho con bú bị cảm thường gặp vào thời điểm giao mùa, mặc dù chỉ là một vấn đề sức khỏe đơn giản nhưng vì ảnh hưởng đến cả mẹ và con mà nó bỗng nhiên trở nên rắc rối hơn. Trường hợp này, đa số người mẹ đều không biết có nên tiếp tục cho con bú hay không, và có được uống thuốc trị cảm để bệnh mau khỏi hay không.
Mẹ cho con bú bị cảm có nên cho con bú tiếp không?Cảm cúm là một bệnh gây ra bởi virus, chúng lây truyền qua đường hô hấp nên chỉ cần tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện với người bệnh hoặc tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus là người lành có thể bị virus tấn công.
Khi bị virus tấn công, không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh, vì trong cơ thể của chúng ta đã có cơ chế miễn dịch tiêu diệt các virus này. Với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hay trẻ em thì sức đề kháng thường yếu hơn, và virus sẽ lợi dụng những sơ hở để luồn lách vào hệ hô hấp để gây bệnh.
Bởi vậy, khi mẹ bị cảm cúm, khả năng lây nhiễm cho con thông qua các hoạt động ôm ấp, bồng bế, trò chuyện hay tắm rửa, thay tã cho con là rất cao.
Tuy nhiên, virus cúm không đi vào sữa mẹ. Điều này có nghĩa là cảm cúm không lây qua đường sữa mẹ, mẹ cho con bú bị cảm vẫn có thể cho con bú bình thường.
Mẹ cho con bú khi đang bị cảm cần lưu ý những gì?Điều mà người mẹ cần lưu ý lúc này là chủ động cách ly con bằng cách để bé cho người không nhiễm bệnh chăm sóc, còn mẹ chỉ tiếp xúc với bé khi bé cần bú mẹ.
Trước khi cho con bú, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà bông và dùng khăn xô thấm nước ấm lau thật sạch bầu vú để đảm bảo rằng virus không thể lây truyền được. Khi con ngủ, hãy để bé ngủ phòng riêng với người thân khác trong gia đình.
Ngoài việc cách ly với con, người mẹ cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình bởi họ có thể là trung gian truyền bệnh.
Sau 2 tuần kể từ khi người mẹ có biểu hiện giảm triệu chứng cảm cúm, mọi hoạt động của mẹ và con có thể trở lại bình thường.
Mẹ bị cảm khi đang cho con bú nên dùng thuốc gì?Việc dùng thuốc, cho dù là bất kỳ loại thuốc nào đều nên hạn chế trong thời gian cho con bú.
Do vậy, với những trường hợp nhẹ, người mẹ chỉ hơi nhức đầu và sổ mũi thì không cần dùng thuốc, mà có thể giải cảm bằng 1 trong các cách sau:
– Súc miệng nước muối, ngày 3 – 4 lần.
– Xông hơi giải cảm: Dùng sả, tía tô, lá chanh, lá bưởi, húng chanh… rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi dùng để xông hơi toàn thân.
– Uống nước mật ong chanh: Pha 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước cốt chanh với 1 cốc nước ấm. Uống 1 ngày 3 ly.
– Ăn cháo trắng nấu với muối, hành lá và tía tô. Mỗi ngày 1 – 2 bát.
– Uống lá húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh rồi giã dập, hòa chung với 10ml nước sôi, lọc lấy nước uống. 1 ngày 2 lần.
Sau từ 3 – 4 ngày nếu các triệu chứng cảm không bớt đi, ngược lại người mẹ còn hắt hơi, ho, khạc đờm liên tục, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì cần được dùng thuốc hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám.
Trong trường hợp này, người mẹ có thể dùng một số loại thuốc như Acetaminophen/Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Bromhexine và guaifenesin, Amoxicillin, Kẽm gluconat, Chlorpheniramine và hydroxyzine. Chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sữa mẹ và mẹ vẫn có thể tiếp tục cho em bé bú.
Khi dùng thuốc trị cảm cúm, người mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn ngủ, đôi khi là sữa tiết ra ít đi. Sự bất thường ở trong giới hạn chịu đựng không có gì đáng lo lắng, nhưng nếu nó làm mẹ khó chịu hơn, hãy đến gặp bác sĩ.
Nhìn chung, cho con bú bị cảm không phải là vấn đề gì đó quá to tát, song chúng ta vẫn cần lưu ý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nguồn: chúng tôi MẸ LƯU Ý:
Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Ngay cả khi mẹ cho con bú bị cảm đã phục hồi thì khả năng tiết sữa cũng giảm đi rất nhiều. Lúc này mẹ cần nhanh chóng kéo sữa về tránh trường hợp ít sữa dần dẫn đến mất sữa vĩnh viễn.
Để tăng cường sức khỏe, tăng cường lượng sữa cho con, mẹ cần hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.
✅ Không hấp thu được dinh dưỡng khiến mẹ ngày càng ốm yếu, thiếu chất.
✅ Không thể chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa khiến mẹ dù tăng cân đều nhưng vẫn không có sữa.
Để giải quyết tất cả những vấn đề này mẹ nên sử dụng các sản phẩm an toàn từ thảo dược thiên nhiên như Viên uống lợi sữa Mabio.
Mẹ Bị Ốm Có Cho Con Bú Được Không?
Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bị ốm vẫn có thể cho con bú. Nếu mẹ chỉ bị cảm lạnh hoặc cúm bình thường vi khuẩn sẽ không thể truyền vào sữa mẹ được.
Thậm chí khi mẹ ốm, mẹ không thể chăm sóc con được và cho con bú là điều duy nhất mẹ có thể làm. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp chống lại bệnh tật. Nếu trẻ bú mẹ con sẽ có được sự miễn dịch với virus khiến mẹ ốm hoặc giúp trẻ mau hồi phục nếu con bị ốm.
Nếu mẹ quá mệt không thể cho con bú nhưng cũng không thể vắt sữa được mẹ có thể nhờ một người khỏe mạnh cho con ăn.
Đôi khi các mẹ sẽ bị mất sữa nếu cơ thể không khỏe. Uống nhiều nước và sử dụng máy hút sữa chạy bằng điện có thể giúp kích thích nguồn sữa của mẹ.
Tuy nhiên, với một số bệnh mẹ không nên cho con bú. Mẹ có thể đọc được thông tin về những bệnh nào không nên cho bé bú mẹ, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đối với các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề này, nhất là ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ không bú mẹ có nguy cơ tử vong cao.
Ngăn ngừa lây bệnh từ mẹ sang conNgoài việc tiếp tục cho trẻ bú mẹ cũng nên thực hiện các cách làm giảm khả năng lây các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, dạ dày hoặc sốt… sang con.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn hoặc bế trẻ.
Đeo khẩu trang bất cứ khi nào tiếp xúc gần gũi với con, kể cả trong những lần cho bé ăn.
Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho. Ngay lập tức vứt khăn giấy đi, sau đó rửa tay hoặc dùng nước rửa tay khổ.
Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bé .
Khử trùng các bề mặt gia dụng như quầy, bàn, tay nắm cửa và vòi thường xuyên.
Đặt một chiếc chăn vải khô, sạch giữa hai mẹ con mỗi khi bế hoặc cho bé ăn.
Rửa ngực trước khi cho ăn bằng xà phòng và nước ấm. Đừng rửa xung quanh núm vú trước mỗi lần cho ăn, vì làm vậy có thể khiến núm vú bị khô và nứt nẻ.
Đừng dùng chung dụng cụ ăn uống như ly uống nước, khăn lau, khăn, giường, gối hoặc chăn cho đến khi mẹ không còn triệu chứng trong ít nhất năm ngày.
Nếu mẹ bị cúm, hãy mua thuốc kháng virus nếu có. Nếu mẹ mua được thuốc, các triệu chứng và thời gian mắc bệnh sẽ giảm đi nhiều. Và điều này giúp hạn chế trẻ tiếp xúc với virus từ mẹ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bảo vệ bé bằng cách đưa trẻ đi tiêm ngừa đúng lịch.
Tiêm phòng: Mẹ phải đảm bảo trẻ được tiêm phòng đúng lịch. nếu trẻ không được tiêm phòng trẻ sẽ mắc bệnh nặng khi tiếp xúc với virus từ mẹ. Ví dụ trẻ không được tiêm phòng phế cầu khuẩn trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nặng khi tiếp xúc với vi khuẩn phế cầu khuẩn từ bệnh xoang của mẹ.
Tiêm phòng cúm: Nếu con đã được 6 tháng tuổi, mẹ hãy đưa bé đến văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện để tiêm phòng cúm.
Những bệnh mà mẹ vẫn có thể cho con bú Chlamydia: Nuôi con bằng sữa mẹ là an toànCảm lạnh, cúm, sốt hoặc đau họng: Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại cho bé những kháng thể tương tự của mẹ giúp chống lại bệnh tật.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị các bà mẹ bị cúm tiếp tục cho con bú nếu có thể. Nếu mẹ cảm thấy quá ốm nên không thể cho con bú được nhưng lại không thể vắt sữa, mẹ hãy nhờ một người trưởng thành khỏe mạnh có thể cho bé ăn.
Hãy nhớ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước (đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ hoặc máy hút sữa). Đeo khẩu trang mỗi lần cho con bú.
Ngộ độc thực phẩm: Các sinh vật gây ngộ độc thực phẩm không thể truyền qua sữa mẹ. Vì vậy trong trường hợp này mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú và uống nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước.
Viêm dạ dày ruột siêu vi (virus dạ dày hoặc “cúm dạ dày”) : Cho con bú vẫn an toàn kể cả khi mẹ có các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi như tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên mẹ cần chú ý rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và thực hiện những biện pháp an toàn để tránh lây mầm bệnh cho bé.
Bệnh lậu: Cho con bú an toànViêm gan A : Cho con bú an toàn.
Viêm gan B : Cho con bú an toàn. Trẻ nên được tiêm một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và liều đầu tiên trong ba liều vắc-xin viêm gan B ngay sau khi chào đời.
HPV (nhiễm virus HPV): Nuôi con bằng sữa mẹ an toànThiếu máu thiếu sắt: Cho con bú an toàn. Uống chất bổ sung sắt trong thời gian cho con bú sẽ không gây hại cho con bạn.
Bệnh Lyme: Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn, nhưng nếu mẹ đang dùng thuốc kháng sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo loại mẹ đang dùng sẽ an toàn cho trẻ bú.
Viêm vú: Viêm vú là một nhiễm trùng gây đau đớn nhưng sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ bú và vắt hết sữa sẽ giúp mẹ sớm phục hồi.
Siêu vi West Nile: Cho con bú an toàn. Các nhà khoa học đã tìm thấy một vài trường hợp lây truyền virus West Nile qua việc cho con bú, nhưng không có trường hợp dẫn đến bất kỳ bệnh nào ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm virus Zika: Cho con bú an toàn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus Zika trong sữa mẹ, nhưng không có báo cáo nào về việc trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika trong quá trình bú mẹ.
Nếu mẹ nhiễm bệnh trước khi sinh 5 ngày hoặc sau khi sinh 2 ngày bác sĩ sẽ khuyến nghị cho trẻ tiêm GLOBULIN miễn dịch và hạn chế việc tiếp xúc gần giữa hai mẹ con.
Tuy vậy mẹ vẫn có thể cho con bú miễn là không có nốt thủy đậu trên ngực hoặc tiếp xúc trực tiếp máy hút sữa. Sau khi tất cả các nốt thủy đậu vỡ ra và đóng vảy mẹ có thể ôm con và cho con bú như bình thường. Để các nốt thủy đậu đóng vảy có thể mất khoảng một tuần.
Nhiễm virus Cytomegalovirus (CMV)Nuôi con bằng sữa mẹ thường an toàn, nhưng tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ trước khi cho con bú với trường hợp này. Vi-rút có thể truyền sang em bé qua sữa mẹ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe – đặc biệt là ở trẻ non tháng hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng cực kỳ thấp. Tuy nhiên, những trường hợp này là cực kỳ hiếm.
Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ bị trầm cảm cho con bú, nhưng nếu mẹ phải dùng thuốc chống trầm cảm, mẹ hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem cho con bú khi dùng thuốc có an toàn không.
Nếu núm vú của mẹ không bị thương, mẹ vẫn có thể cho con bú an toàn. Không có bằng chứng về việc trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm gan C qua sữa mẹ. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu nghiên cứu để xác định liệu phụ nữ bị viêm gan C và có núm vú bị nứt cho con bú có an toàn không.
Nếu núm vú của mẹ bị tổn thương, bác sĩ có thể khuyên mẹ tạm thời ngừng cho con bú, vì vi-rút có thể truyền qua máu bị nhiễm bệnh. (Để giữ nguồn sữa, mẹ có thể hút sữa hàng ngày và bỏ phần sữa đó)
Mụn rộp sinh dục HerpesNếu mẹ có vết mụn trên vú, đừng cho bé bú từ bên vú có vùng da hở đó cho đến khi vết loét đã lành. Dùng máy hút sữa trẻ uống sẽ an toàn hơn, nhưng chú ý không để máy hút tiếp xúc với các vết loét. Nếu mẹ không có vết loét và mụn trên ngực mẹ có thể cho trẻ bú trực tiếp mà vẫn an toàn.
Có rất nhiều thuốc giúp điều trị huyết áp cao nhưng chỉ vài loại thuốc đủ an toàn để mẹ dùng khi cho con bú. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mẹ quyết định điều trị bằng một loại thuốc nào đó.
Hầu hết các bà mẹ bị lupus vẫn có thể cho con bú, nhưng cần có ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc mẹ dùng. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể không an toàn với phụ nữ cho con bú.
Mẹ vẫn có thể cho con bú những việc điều trị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm sẽ phức tạp. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có cho trẻ bú hay không.
Bệnh giang mai: Mẹ bị bệnh giang mai vẫn cho con bú an toàn nếu trên ngực không có vết thương hở. Nếu mẹ có vết thương hở trên ngực mẹ nên ngừng cho bé bú cho đến khi vết loét đã lành. Cho trẻ ăn sữa được vắt ra sẽ an toàn miễn là máy hút không tiếp xúc với vết loét.
Mẹ bị tưa miệng vẫn cho bé bú một cách an toàn. Tuy nhiên, nhiễm trùng nấm men có thể lây nhiễm qua lại giữa hai mẹ con nên điều quan trọng nhất là mẹ và bé được điều trị cùng lúc.
Cho bé bú khi núm vú bị nhiễm nấm men có thể khiến mẹ khá đau đớn. Nếu mẹ gặp tình trạng này mẹ hãy vắt sữa và cho trẻ ăn cho đến khi vú mẹ lành hẳn.
Các nghiên cứu chưa kết luận được rằng toxoplasmosis truyền qua sữa mẹ, nhưng về mặt lý thuyết ký sinh trùng có thể truyền sang con qua việc cho con bú nếu mẹ bị nứt hoặc chảy máu núm vú trong một hoặc hai tuần sau khi nhiễm bệnh.
Bệnh lao (virus hoạt động) truyền nhiễmBệnh lao lây lan qua các giọt nước từ hệ hô hấp của người bị nhiễm bệnh chứ không phải sữa mẹ. Mẹ có thể cho con bú sau khi trải qua ít nhất hai tuần điều trị và bác sĩ thông báo rằng bênh không còn truyền nhiễm. (Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc trị lao để chắc chắn an toàn trong thời gian cho con bú).
Trong trường hợp mẹ đang điều trị mẹ hãy vắt sữa và nhờ một người khỏe mạnh cho trẻ ăn. Với các bệnh truyền nhiễm mẹ cần cách ly hoàn toàn khỉ con và tìm người chăm sóc bé trong thời gian đó.
Những bệnh không an toàn để cho con búUng thư điều trị bằng thuốc hóa trị. Những loại thuốc này có thể can thiệp vào DNA và cấu trúc tế bào của em bé. Có thể bơm và bỏ sữa để cố gắng duy trì nguồn sữa của mẹ. Nhưng việc cho con bú quá sức với mẹ khi đang phải trải qua căng thẳng và những nguy cơ về tác dụng phụ của việc điều trị ung thư. Sau khi việc điều trị kết thúc việc cho con bú trở lại sẽ vô cùng khó khăn. Nhưng nếu mẹ quyết tâm cho trẻ bú, hãy nói chuyện với các chuyên gia để được giải đáp.
Ung thư đang được điều trị bằng bức xạ: Mẹ có thể cho con bú sau khi điều trị bức xạ kết thúc. Tùy thuộc vào cách điều trị mà mức độ ảnh hưởng đến mẹ sẽ khác nhau, nhưng chắc chắn mẹ sẽ khó khăn để cho bé bú lại. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho con bú và tận dụng sự giúp đỡ của chuyên gia.
Nhiễm HIV: Không nên cho con bú vì vi-rút có thể truyền sang con bạn qua sữa mẹ. Các loại thuốc kháng vi-rút được sử dụng để điều trị HIV cũng có thể tiến vào cơ thể bé qua sữa mẹ.
Nhiễm HTLV (virut lymphotropic tế bào T ở người), loại I hoặc loại II: Phụ nữ có kết quả dương tính với loại virus này không nên cho con bú vì nó có thể truyền sang em bé qua sữa mẹ. HTLV loại I và II có thể gây ra bệnh về tủy sống và HTLV loại I có thể gây ra một dạng bệnh bạch cầu hiếm gặp, các vấn đề về mắt có thể dẫn đến mất thị lực và các tình trạng nghiêm trọng khác.
Rối loạn thể chất: Cho con bú không an toàn. Các loại thuốc bị lạm dụng như cần sa và rượu đi qua sữa mẹ và có thể gây hại cho con.
Uống thuốc trong thời gian cho con búMột số loại thuốc khá an toàn khi cho con bú nhưng những loại thuốc khác lại cần tránh. Nếu mẹ bắt buộc phải sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận trước khi dùng.
Nếu mẹ bị cúm trong thời gian cho con bú, mẹ có thể dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) an toàn với các mẹ cho con bú.
Nếu mẹ chỉ tiếp xúc với cúm và uống thuốc để phòng ngừa mẹ có thể tiếp tục cho con bú một cách an toàn miễn là mẹ không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Nếu mẹ cần điều trị bằng một loại thuốc không an toàn cho con bú mẹ có thể vắt bỏ sữa trong thời gian uống thuốc. Làm như vậy sẽ giữ được nguồn sữa của mẹ kể cả không cho con bú. Trong thời gian đó mẹ có thể cho trẻ uống sữa bột hoặc sữa đã được vắt ra trước rồi bảo quản an toàn.
Để biết thông tin chi tiết về sự an toàn của các loại thuốc cụ thể trong khi cho con bú mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Mẹ bị ốm cho con ăn sữa công thức được không?Mẹ vẫn tự cho bé ăn sữa công thực được nhưng cần cẩn thận. Nếu mẹ bị cảm cúm hoặc các bệnh thông thường khác mẹ cần bảo vệ con khỏi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Hãy thực hiện các bước phòng tránh theo hướng dẫn trong bài viết sau.
Một lựa chọn tốt nhất đó là nhờ một người khỏe mạnh cho bé ăn. Bố, ông bà và bạn bè của mẹ hoặc người trông trẻ đều có thể đảm nhận việc này.
Có nên cho con bú nếu bé bị ốm không?Khi trẻ bị ốm cho con con bú là cách an ủi tốt nhất mẹ có thể làm với bé. Trẻ sẽ cần nhiều nước hơn khi bị ốm và sữa mẹ sẽ có ích cho hệ miễn dịch của con.
Nếu trẻ quá mệt không thể bú, mẹ hãy thử cho con uống bằng bình, ống tiêm không có mũi tiêm hoặc ống thuốc nhỏ mắt.
Có nên cho trẻ uống sữa công thức khi trẻ ốm không?Mẹ vẫn có thể cho trẻ uống sữa công thức và cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường để tránh mất nước. Bé cần nhiều nước hơn khi bị ốm đặc biệt nếu con có các triệu chứng mất nước như sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Trong thời gian trẻ ốm mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu cho thấy trẻ mất nước và kịp thời bổ sung nước cho con.
Mẹ Bị Cảm Cúm Có Cho Bé Bú Được Không?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm có tác nhân chủ yếu là siêu vi, gây bệnh trên đường hô hấp. Bệnh khá thường gặp trong cộng đồng khi một người lớn khỏe mạnh vẫn có thể mắc cúm vài lần trong năm. Những triệu chứng phổ biến là hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, ăn kém và đau nhức toàn thân chỉ khu trú trong 5 – 7 ngày dù không điều trị đặc hiệu gì. Tuy vậy, trong không ít trường hợp, cúm có thể gây ra biến chứng nặng nề hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi).
Virus cúm rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua các hạt dịch tiết nhỏ bay vào không khí và trên các bề mặt mà bạn chạm vào. Việc bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch.
Cúm qua sữa mẹ, có hay không?Virus cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virus dễ bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên, không phải cứ bám dính được là chúng có thể gây bệnh. Chúng sẽ vấp phải một loạt hàng rào phòng ngự bảo vệ như các kháng thể IgA có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như các tế bào; lympho, các đại thực bào luôn tuần tra canh gác cẩn thận. Những thành phần này sẽ làm giảm phần lớn khả năng xâm nhập tế bào của virus cúm. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ virus lách được thành công, chúng chui vào trong tế bào biểu mô mũi, họng, hầu…, bắt những tế bào này tổng hợp nên các virus mới và hủy tế bào để giải phóng ra các thế hệ virus con cháu. Những virus này tiếp tục xâm nhập các tế bào liền kề gây ra hủy hoại mang tính đồng loạt ở đường hô hấp trên.
Nếu virus cúm vượt qua được mọi hàng rào bảo vệ ở trên thì virus sẽ đi vào máu và gây ra tình trạng nhiễm virus huyết. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, người ta thấy rằng, tình trạng nhiễm virus huyết là rất khó xảy ra. Chúng chỉ xảy ra ở những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu hay ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Và thậm chí, ngay cả những trường hợp nhiễm virus huyết thì dù có bị tổn thương các cơ quan khác như não, tim, thận thì hiện tượng virus sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm nếu như không muốn nói là không có. Nồng độ virus trong máu là rất thấp. Người ta đã nghiên cứu nhiều và chưa có bằng chứng chứng minh được là bà mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virus cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virus cúm không lây qua đường sữa mẹ.
Khi bị cúm, người mẹ cần rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời đừng quên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ.
Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi, mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virus nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh. Mà những hiện tượng này rất dễ gặp khi bà mẹ cho con bú. Vì vậy, khi người mẹ đang ở giai đoạn cho con bú cần giữ gìn để tránh mắc bệnh cúm. Nếu không may bị nhiễm cúm, cần thận trọng để tránh lây nhiễm cho con.
Nếu như các triệu chứng của cảm cúm trở nên nặng lên theo từng ngày như: hắt hơi liên tục, ho nhiều hơn, cơ thể luôn mệt mỏi thì mẹ nên ngừng cho bé bú để điều trị. Sau ít ngày, mẹ đỡ hơn thì cho bé bú nhưng cần đeo khẩu trang để tránh tình trạng virus cảm cúm xâm nhập bé qua đường hô hấp. Đầu ti mẹ khi cho bé bú cần vệ sinh sạch sẽ với nước ấm để tiệt tiêu vi khuẩn.
Để có thể tiếp xúc bình thường với bé thì mẹ cần điều trị ít nhất 2 tuần. Những bà mẹ nhiễm cúm nặng và gây biến chứng như: viêm phổi, viêm gan, đồng nhiễm HIV, bị tổn thương đầu ti thì cần ngưng việc cho bé bú ngay. Đồng thời, mẹ cũng cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và an toàn cho bé.
Lời khuyên với bà mẹ cho con bú bị cúmKhi người mẹ bị bệnh cúm, điều quan trọng là tránh làm sao để bé bị phơi nhiễm mầm bệnh càng ít càng tốt.
Người mẹ cần phải tiến hành các bước vệ sinh phòng cúm cẩn thận, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời đừng quên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ. Mẹ cũng cần cân nhắc đeo khẩu trang trong suốt thời gian cho bé bú để tránh ho, nhảy mũi hoặc thở trực tiếp vào mặt của trẻ.
BS. Minh Khánh
Nếu bạn lo lắng về rủi ro cho trẻ hoặc đang bệnh nặng không thể cho con bú, hãy tự vắt sữa và nhờ người khác giúp cho trẻ bú thay bạn bằng sữa bạn vắt ra. Ngoài ra, trong trường hợp mẹ đang cho con bú dùng thuốc có chứa kháng histamine (thường dùng trong thuốc trị cúm), nó có thể ảnh hưởng đến trẻ thông qua sữa mẹ. Bạn cũng nên tránh dùng thuốc có kháng histamine. Hãy luôn báo cho bác sĩ biết bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Phụ Nữ Cho Con Bú? trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!