Bạn đang xem bài viết Cảm Nghĩ Về Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cảm nghĩ về truyện cổ tích Cây tre trăm đốtViệt Nam có một kho tàng truyện cổ dân gian khá phong phú. Các đề tài thường được khai thác trực tiếp từ những sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa. Mỗi câu chuyện thường chứa đựng trong nó một hoặc nhiều thông điệp tâm linh sâu sắc. Trong đó những giá trị nhân văn căn bản như đề cao sự chân thật, hướng đến điều thiện, bài trừ sự gian trá ,xảo quyệt, tiêu diệt cái ác…thường được lấy làm trọng tâm.
Một câu chuyện được nhiều người Việt biết đến đã thể hiện được cách nhìn nhận của người Việt xưa về “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Câu chuyện với tên gọi truyện “Cây tre trăm đốt” kể về một chàng nông dân nghèo tên Khoai. Ngay từ khi còn nhỏ, do nhà nghèo Khoai đã phải chịu làm thuê cho một địa chủ giàu có trong vùng. Tính Khoai ngay thẳng, thật thà lại làm việc chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó ngại khổ nên anh được nhiều người quý mến. Tay địa chủ thuê anh vốn là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt. Biết anh Khoai được nhiều người để ý, có thể bị một địa chủ khác mời chào nên hắn nghĩ ra một kế để giữ chân anh Khoai ở lại lâu dài với hắn. Hắn nói với anh Khoai rằng hắn hứa sẽ gả cô con gái út của hắn cho anh khi cô con gái đến tuổi lấy chồng nếu như anh đồng ý làm việc chăm chỉ cho hắn trong mấy năm tới. Anh Khoai thật thà tin tưởng lời hứa đó và mỗi ngày đều cố gắng làm hết mọi việc thật tốt cho tên địa chủ.
Nhiều năm qua đi, đến khi con gái út của địa chủ đến tuổi lấy chồng , tên địa chủ đã tráo trở hứa hôn con gái lão với một tên công tử giàu có khác ở làng bên. Khi Khoai tìm đến hỏi lão về lời hứa năm xưa, bụng dạ thâm độc của tên địa chủ lại nghĩ ra một mưu kế khác để lừa anh Khoai. Hắn vờ vỗ về Khoai và đặt ra một điều kiện thử thách, yêu cầu anh Khoai vào rừng chặt về cho hắn một cây tre có một trăm đốt tre để làm lễ cưới. Chàng Khoai ngây thơ và cả tin lại một lần nữa xách dao vào rừng tìm đốn cây tre trăm đốt.
Nhiều ngày trôi qua lùng sục khắp núi rừng ,Khoai vẫn chưa tìm được cây tre nào có đủ trăm đốt để chặt về cho tên địa chủ. Đến lúc này Khoai mới sực tỉnh ngộ và nhận ra rằng mình đã bị tay địa chủ lừa vào rừng đốn cây tre mà tên địa chủ vốn đã biết trước là không thể nào có. Cay đắng và buồn tủi sau nhiều năm chịu khổ nhục mà chẳng được gì, Khoai chỉ còn biết ôm mặt mà ngồi khóc.
Ngay khi đó, một ông lão dáng người phúc hậu đi đến và hỏi thăm anh Khoai vì sao anh lại khóc. Khoai thành thật kể rõ sự tình. Ông lão nghe xong khẽ mỉm cười và bảo anh Khoai “Con hãy chặt về đây cho ta một trăm đốt tre rồi ta sẽ giúp con”. Nhanh nhẹn và tháo vát, Khoai chặt một loáng về đủ một trăm đốt tre cho ông lão. Lúc này ông lão khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” thì kì diệu thay một trăm đốt tre rời gắn liền lại với nhau thành một cây tre có đủ một trăm đốt. Ông lão đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất” thì ngay lập tức một trăm đốt của cây tre tự tách rời nhau ra. “Con là một người lương thiện, ta tặng con hai câu thần chú này”, ông lão nói với Khoai. Anh Khoai khi đó mới nhận ra ông lão kia là một bậc thần tiên hiện ra giúp đỡ, anh chân thành dập đầu tạ ơn ,sau đó bó một trăm đốt tre mang về.
Khoai khi đó mới khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” và liền tức thì một trăm đốt tre gắn liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Điều kì lạ hơn là cả tên địa chủ và rất nhiều người lúc nãy vây quanh bó tre mà thay nhau cười nhạo anh Khoai cũng đều bị dính liền chung với một trăm đốt tre kia. Cả một đám người bấy giờ chuyển sang kêu la, than khóc van xin anh Khoai thả xuống khi mà cây tre dựng đứng lên cao vót. Vẻ mặt tên địa chủ cùng đám người hùa theo tái mét kinh hãi. Cả đám bị treo lủng lẳng trên thân tre một lúc lâu. Khoai khi đó hỏi lại tên địa chủ về lời hứa gả con gái cho Khoai. Tên địa chủ sợ hãi xin tha và nói sẽ lập tức thực thi lời hứa. Anh Khoai khẽ đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất”, cây tre tách rời ra một trăm đốt và đám người kia được thả lại xuống đất. Khoai cuối cùng cũng đã cưới được cô gái út đúng như những gì anh xứng đáng được hưởng.
Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt
Cây tre trăm đốt – Truyện cổ tích thần kỳ chọn lọc Cây tre trăm đốt kể về một anh đầy tớ nọ tin vào lời hứa gả con gái của ông chủ đã làm việc chăm chỉ quanh năm. Đến khi ông thất hứa gả con gái cho một gia đình phú hộ nọ. Một lần nữa anh chàng bị lừa khi phải tìm được cây tre trăm đốt mới được gả vợ. Nhưng với sự giúp đỡ của ông lão đã có được cây tre trăm đốt và trừng phạt người chủ của mình. Cuối cùng, anh đã lấy được cô con gái đúng như lời hứa hẹn ban đầu.
Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.
Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.
Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.
Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.
Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.
Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.
Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.
Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Cảm Nghĩ Về Truyện Cổ Tích Cây Khế
Đề bài: Trình bày những cảm nghĩ của mình về truyện cổ tích Cây khế
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có vô vàn những thể loại văn xuất sắc, mang ấn tượng, trải qua thời kỳ lâu dài nhưng truyện cổ tích vẫn giữ được giá trị và sức hấp dẫn mãnh liệt, nó nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ để chúng lớn lên mang những bài học đạo đức hành trang cho cả cuộc đời. Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế vì thế mà đã in đậm trong lòng mỗi người khi nhớ về.
Câu truyện được tác giả dân gian tâm huyết viết nên bằng cốt truyện đầy sâu sắc. Tình huống truyện xuất phát từ chính những mối quan hệ tưởng chừng như quá quen thuộc trong một gia đình là anh em trai, sống hòa thuận với nhau, nhưng khi cha mẹ qua đời đã để lại cho hai người con một chút ít tài sản của họ dự phòng từ bao nhiêu năm cũng như dặn dò những lời tận đáy lòng rằng hai người bao giờ cũng phải đùm bọc, sống hòa thuận với nhau. Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như hai người nghe theo lời như ý nguyện của bố mẹ, và biết tiết chế, giữ cân bằng sự ham muốn, biết suy nghĩ cho người khác của cả hai. Khi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Cũng một phần do hoàn cảnh của người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Người em vốn là người mang bản tính thật thà và tốt bụng, chàng trai ấy đã thương cho hoàn cảnh anh chị làm lụng vất vả, còn mình một thân một mình hoàn toàn có thể tự lo được không cần nhờ nữa vì gây phiền phức, chàng đã nhanh chóng chấp nhận không mảy may nghi ngờ, so đo gì.
“Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng”
Nhân dân ta vốn là người nhân hậu, nhưng trước những sự việc như thế này, trời đất không dung tha. Họ nêu lên hết suy nghĩ của mình trong câu chuyện. Dường như sử dụng nhiều những hình ảnh mang tính chất thần kỳ đậm tính cổ tích cũng chính là nói lên ý nghĩa của một cuộc sống đúng mực ai ai cũng đều mơ tới- là hình ảnh con chim thần biểu thị cho sự công lý, sự biết giữ lời, sống có tình nghĩa ở người xưa, là hinh ảnh chiếc túi ba gang mà chim dặn mang đi cũng nói lên rằng cái gì trong cuộc sống cũng cần phải sống đúng có chừng mực, đừng để lòng tham che mờ mắt, nhận được kết quả đắt giá.
Câu chuyện cây khế quả thực rất hay, câu chuyện một lần nữa dạy cho ta những bài học đầy tính thiết thực về cách đối nhân xử thế nhất là đối với anh em trong nhà phải đùm bọc, che chở cho nhau dù cho có khó khăn hoạn nạn thế nào, qua đây ta còn hiều thêm về một ví dụ lòng biết ơn đáp nghĩa vốn đã thấm vào dòng máu Việt bao đời, ta cần phát huy thêm truyền thống đó, đừng bao giờ nuôi dưỡng một tâm hồn tham lam sẽ dễ đánh mất chính mình và đôi khi phải trả giá rất đắt, hay đôi khi chỉ khiến ta tin rằng trên đời vẫn còn sự “ở hiền thì sẽ gặp lành”, không ngừng làm những việc thiện, có ích cho xã hội sẽ nhận lại những việc phước báo về sau này.
Hẳn vậy mà những câu truyện cổ tích vẫn chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc, nhớ có nó để nuôi dưỡng tâm hồn, để nhận sự giáo dục thông qua sách truyện cũng là một cách rất tốt đặc biệt cần thiết cho thế hệ trẻ. Truyện cổ tích cây khế sẽ mãi ở đó, tồn tại mãi với thời gian để làm phong phú thêm giá trị cho nguồn văn học Việt bất tận.
Đọc Truyện Cây Tre Trăm Đốt
Ngày xửa ngày xưa, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có. Nhưng tính tình của phú ông này lại rất keo kiệt. Lão có rất nhiều mánh khóe để đối phó với những kẻ ở người ăn của nhà mình, hòng bòn công của họ mà bản thân lại không cần phải trả thêm bất cứ khoản tiền nào nữa.
Lão có cô con gái cũng chưa gả chồng. Khi thấy anh đầy tớ nhà mình tuổi cũng đã khá lớn, lại cũng chưa cưới vợ thì lão ta lập tức nghĩ ra được một chiêu rất hay. Lão liền giả vờ giả vịt nói với anh đầy tới là:
– Cứ cố gắng mà làm việc con ạ! Sau này lão sẽ đem con gái lão gả cho mày.
Bởi bản tính quá thật thà, khi anh chàng nghe được những lời đường mật, dụ dỗ của phú ông thì tưởng thật, cũng dần nuôi hy vọng được làm rể của phú ông.
Kể từ ngày đó trở đi thì anh chàng đổ sức để làm việc mà không quản mệt nhọc, vất cả. Khi trời con chưa sáng thì anh đã đang bì bõm lội ở ngoài đồng xa, đến khi trời đã khuya mù mịt mà anh vẫn còn trần lực ra xay lúa rồi giã gạo, lại còn kéo trục và bện thừng nữa… làm việc luôn chân luôn tay. Tất cả những công to việc lớn mà phú ông giao cho, dù có phải chịu mệt nhọc hay khó khăn thì anh chàng cũng chẳng bao giờ từ chối cả.
Khi phú ông trông thấy mưu kế của mình hiệu quả thì vô cùng mừng rỡ. Còn đứa con gái bảo bối của lão á? Đời nào mà lão lại chịu gả nó cho hạng người nghèo khố rách áo ôm, đi làm thuê làm mướn cho người như anh chứ. Một người giàu có nổi tiếng ở làng bên mới đem trầu cau và sính lễ tới dạm ngõ hỏi cưới con gái của lão cho con của hắn. Và lão cùng đã đồng ý gả rồi.
Nhưng vì để giấu anh chàng đầy tớ nhà mình nên lão yêu cầu tất cả mọi người ở trong nhà đều phải giữ im lặng về chuyện này. Còn anh chàng đầy tớ, tất nhiên là anh chẳng hề biết gì, cũng chẳng nghi ngờ lời hứa ngon ngọt của chủ nhà, vẫn cứ đinh ninh rằng phú ông nói thật, vì thế vẫn cứ quần quần mà bán mạng làm việc cho lão ta, ký thác hy vọng của mình vào lão chủ xấu xa.
Thời gian cũng vẫn cứ thế mà trôi qua, rồi thì ngày định cưới của cô con gái phú ông cuối cùng cũng đã tới. Ngày ấy ở trong nhà của phú ông, mọi người tất bật chạy qua chạy lại bày biện bàn ghế, rồi lại đi giết gà mổ lợn. Vì để tránh anh đầy tới nhà mình nảy sinh nghi ngờ lại kéo ra lắm chuyện lôi thôi ảnh hưởng đến lễ cưới của con gái mình, lão phú ông liền cho gọi anh chàng tới và nói rằng:
– Thời gian ở nhà ta con đã làm việc tốt lắm, khiến lão vô cùng ưng ý đấy. Ngày hôm nay thì lão cũng đã cho người sửa soạn đầy đủ hết cỗ bàn rồi. Nhưng mà nếu con muốn cưới con gái lão thì cũng phải có gì đấy làm sính lễ thì mới coi được chứ. Ta cũng chẳng đòi con phải có tiền bạc hay ruộng vườn. Bây giờ con cứ đi lên trên rừng kia, kiếm lấy cây tre nào có đủ trăm đốt thì đem chặt rồi mang về đây, thì lão sẽ coi đó là sính lễ rồi cho các con làm lễ thành hôn với nhau luôn. Nếu mà con không kiếm được thì lão đem con gái gả cho người ta đấy!
Anh chàng đầy tớ nghe phú ông nói một thôi một hồi thì cũng ngẩn người ra, phải một lúc sau thì anh mới hoàn hồn, vội vàng đem theo rựa mà cắm cúi lên rừng. Khi lên đến rừng, anh chàng cố tình tìm tới những bụi tre nào cao nhất, sau đó lách vào bằng được để chặt. Tuy nhiên thì cứ mỗi khi một cây tre bị đốn ngã là nỗi thất vọng của anh lại càng nhân lên. Những cây tre nhìn như cao ngất ngưởng là vậy đấy nhưng mà chẳng có cây nào đủ một trăm đốt cả, nhiều lắm thì cũng chỉ khoảng bốn mươi đốt mà thôi.
Mặc dù vậy nhưng anh vẫn chẳng nản lòng. Cây này không được anh lại đi tìm cây khác, anh còn tìm đến những nơi vô cùng hiểm hóc, ở đó có những bụi tre già, dù cho có bị những gai tre cào rách áo, cào toạc da thì anh vẫn chẳng chút bận tâm đến. Anh cứ thế tìm kiếm với hy vọng tìm được một cây tre có đủ một trăm đốt tre mang về để làm sính lễ dâng cho bố vợ tương lai của mình.
Với niềm hy vọng lớn lao trong lòng, anh cứ giơ cao rựa của mình mà chặt. Tuy nhiên dù anh có chặt bao nhiêu, dù có bao nhiêu cây tre đổ xuống thì đếm đi đếm lại cũng chẳng có cây nào đủ được một trăm đốt cả. Sức cũng đã kiệt, anh mệt mỏi và buồn rầu, quá chán nản nên anh đem con rựa trên tay quẳng luôn xuống dưới đất rồi tức tưởi ngồi khóc một mình.
Tiếng khóc nức nở của anh làm vang động núi rừng. Khi tiếng khóc của anh đến tai của Bụt thì Bụt lập tức xuất hiện trước mặt anh mà hỏi rằng:
– Con là ai? Tại sao con lại ngồi khóc ở nơi này?
Anh chàng cố gạt hết nước mắt trên mặt mà thành thật kể lại cho Bụt nghe đầu đuôi câu chuyện. Khi nghe xong, Bụt liền bảo anh:
– Con hãy nín khóc đi. Bây giờ con hãy đi chặt đủ một trăm dốt tre rồi mang lại đây.
Nghe lời Bụt nói, anh chàng lập tức đi chặt đủ một trăm dốt tre rồi mang về chỗ Bụt đang đứng. Nhưng mà mang về rồi thì anh lại tiếp tục khóc than. Bụt hỏi:
– Tại sao con lại khóc?
Anh chàng buồn bã đáp:
– Phú ông yêu cầu con phải chặt cho được một cây tre có đủ một trăm đốt tre, chứ không phải là chặt được một trăm đốt tre đâu!
Bụt cười hiền lành, nhẹ giọng an ủi, sau đó thì bảo anh chàng để một trăm đốt tre rời thành một hàng ngay ngắ n rồi bảo hô:
– Khắc nhập! Khắc nhập!
Vâng lời Bụt, anh chàng cũng hô lớn thì lập tức có phép màu xuất hiện, khi anh vừa dứt lời thì một trăm đốt tre rời đột nhiên chắp lại với nhau hệt như là chúng vốn là một cây vậy.
Khi đã có được cây tre trăm đốt như đúng yêu cầu của phú ông thì anh chàng vô cùng mừng rỡ, vội vàng vác cây tre mang về. Tuy nhiên thì dù anh có dùng sức bao nhiêu thì cũng không cách nào vác cây tre lên mà mang về nhà được. Anh cứ loay hoay mất một lúc lâu, sau cùng thì bất lực, anh lại để tre xuống mà khóc than. Nghe tiếng khóc của anh, Bụt lại hiện lên và hỏi:
– Con làm sao lại khóc rồi?
Anh chán nản thưa:
– Vì cây tre này dài quá, con không thể đưa nó về được.
Bụt cười lại dạy anh câu thần chú khác:
– Khắc xuất! Khắc xuất!
Khi anh chàng vừa hô xong thì phép màu cũng lại xuất hiện, cây tre ấy lại lập tức rời nhau ra thành một trăm đốt tre như ban đầu. Anh chàng mừng quá, cảm ơn Bụt rối rít, sau đó thì anh cột tre thành hai bó to rồi quảy lên vai đem ra khỏi khu rừng.
Lúc anh chàng nông phu vừa về tới cửa nhà phú ông thì cũng là lúc mà hai họ đương cỗ bàn vô cùng linh đình, cũng là lúc mà cô dâu và chú rể chuẩn bị bước ra ngoài để làm lễ cưới.
Anh chàng cũng chẳng thể hiện cảm xúc gì, chỉ lẳng lặng gọi phú ông tới để nhận sính lễ. Khi nhìn thấy những đốt tre rời rạc thì phú ông lập tức quát lớn:
– Tao đã bảo mày đi chặt lấy một cây tre có trăm đốt, chứ ai bảo mày đi chặt một trăm đốt tre về làm gì! Đúng là đồ ngớ ngẩn!
Dù lão phú ông quát vậy nhưng anh cũng chẳng nói chẳng rằng gì, chỉ hô lên liên tục:
– Khắc nhập! Khắc nhập!
Những đốt tre cứ lần lượt rời khỏi bó rồi chắp lại với nhau trở thành một cây tre cao ngất. Phú ông trông thấy, vừa ngạc nhiên, vừa bực mình, lão liền chạy ngay tới định phá cho những đốt tre phải rời nhau ra. Tuy nhiên thì tiếng hô “khắc nhập” của anh nông phu có phép màu không dừng lại, khiến cho cả thân người của lão phú ông cũng bị dính liền luôn vào thân cây tre, nhìn như là một đốt nối thêm vào cây vậy.
Thấy mình bị dính vào với cây, phú ông lập tức kêu la ầm ỹ. Tiếng kêu la oai oái của lão khiến cho cả hai họ đều vô cùng hốt hoảng mà chạy hết ra ngoài. Chàng rể chính là người đầu tiên tiến tới định bụng sẽ gỡ hộ bố vợ mình, nhưng là anh nông phu lại hô “khắc nhập” khiến cho hắn cũng dính luôn vào cây tre, đội cả phú ông lên trên đầu. Tiếp theo là ông thông gia, vốn định chạy lại gỡ con trai của mình ra nhưng cũng lại bị dính luôn vào đấy.
Sau đó thì hai bên họ nhà trai và họ nhà gái cứ nối tiếp nhau xông vào, định là gỡ nhưng lại thành ra bị dính chặt vào cây tre. Mọi người đều đã sợ đến mức mặt cũng xanh mét lại rồi, nhưng mà anh nông phu kia thì vẫn rất thản nhiên đứng ở một góc sân chờ câu trả lời của phú ông.
Sau cùng thì phú ông cũng phải mở miệng van lạy anh hết lời, xin anh thả mọi người ra và cũng hứa sẽ gả con gái mình cho anh đúng như những gì lão đã hứa trước đây. Đến lúc bấy giờ thì anh nông phu mới hô:
– Khắc xuất! Khắc xuất!
Ngay lập tức, cả phú ông cùng với mọi người đều được thoát khỏi cây tre kia. Sau đó thì họ nhà trai cùng với chàng rể của nhà mình phải ra về tay không. Còn anh chàng nông phu thì lại đúng như ước nguyện được cưới con gái phú ông làm vợ.
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện “Cây Khế”
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Cây khế”
Truyện cổ tích là một món quà không thể thiếu với bất kỳ một đứa trẻ nào. Đặc biệt là với những em bé Việt Nam, thì truyện cổ tích chính là món ăn tinh thần quen thuộc, không thể nào bỏ qua.
Trong những câu chuyện cổ tích em đã được nghe thì chuyện cổ tích “Cây khế” là câu chuyện để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi nó tố cáo tội ác của những kẻ tham lam và hướng con người tới cuộc sống lương thiện. Truyện cổ tích “Cây khế” là một câu chuyện chứa nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn, khiến cho các bạn trẻ vô cùng thích thú, yêu mến câu chuyện này.
Chuyện kể về một gia đình nó có hai anh em, cha mẹ qua đời để lại tài sản cho hai anh em. Khi hai anh em lớn lên, đến tuổi lập gia đình và phải ra ở riêng, thì người anh quyết định phân chia tài sản cha mẹ để lại.
Người anh cho rằng mình là anh cả trách nhiệm cúng giỗ cha mẹ nên nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò, lợn gà cái gì quý giá thì người anh được hưởng. Chỉ chia cho người em một mảnh vườn nhỏ có một túp lều chui ra chui vào, và một cây khế.
Người em khi nghe anh phân chia cho vợ chồng mình như vậy cũng cảm thấy hợp lý nên vui vẻ đồng ý rồi dọn ra ở riêng. Ngày ngày, người em đi làm thuê cuốc mướn cho người ta, tối về nhà ngủ ở chiếc lều nhỏ cạnh cây khế.
Một hôm người em đang ngủ say thì nghe tiếng quạ kêu rất to “Quạ!Quạ!” người em tỉnh giấc thấy có một con chim rất to đang ăn khế của mình. Người em cầm cây đuổi chú chim đi, mồm van xin “Chim ơi! mày đừng ăn khế của tao, cả gia tài của tạo có mỗi cây khế này thôi. Mày ăn hết tao biết lấy gì tao sống”
Chim thần nghe người em nói vậy liền đáp “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Nói rồi chú chim thần bay đi. Người em nghe vậy lấy làm lạ lắm, không biết chim thần có nói thật không. Nhưng anh vẫn thử xem sao, nghĩ vậy anh lấy mảnh vải may một chiếc túi ba gang.
Đúng như lời chim thần đã nói, ngày hôm sau chim thần lại tới ăn khế, rồi bảo người em ngồi lên lưng mình nó cõng người em vượt biển cả tới một hòn đảo toàn vàng là vàng. Người em đựng đầy túi ba gang rồi chim thần lại cõng chàng bay về nhà.
Từ ngày có vàng cuộc sống của người em khấm khá hơn trông thấy. Hai vợ chồng người anh không hiểu chuyện gì xảy ra, rồi một hôm người anh sang gặp người em dò hỏi vì sao chú giàu nhanh thế?
Người em thật thà kể lại câu chuyện ăn khế trả vàng của chim thần. Thế là người anh nghe xong thích quá bèn nói với người em rằng “Chúng ta hãy đổi vị trí cho nhau” từ nay em lấy nhà lớn, vườn tược, trâu bò, con anh dọn ra túp lều và lấy cây khế.
Ngày hôm sau, người em cũng đang ngủ dưới gốc khế thì chim thần tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc than nghèo chim thần lại nói “Ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang đem đi mà đựng”
Hậu quả mà người anh nhận được đó chính là sự trả giá của người anh khi quá tham lam, không làm theo lời chim thần căn dặn, may một chiếc túi lớn đựng nhiều vàng, khiến chim thần kiệt sức.
Chú chim thần trong câu chuyện này là một chú chim trọng chữ tín biết giữ lời hứa. Khi đã hứa ăn khế trả vàng chú chim thần đều thực hiện nghiêm túc không nuốt lời, thể hiện chú chim là người biết giữ lời hứa của mình.
Qua truyện cổ tích Cây khế người xưa muốn nhắc nhở con người chúng ta đừng để lòng tham che mờ đi đôi mắt của mình, hãy tỉnh táo để phân tích tình hình để biết phân biệt trước sau, đúng sai trong cuộc đời này.
Tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý, không nên vì một chút của cải vật chất mà làm mất đi tình cảm gia đình gắn bó, keo sơn.
Hãy luôn nhớ rằng “ở hiền gặp lành còn ác giả ác báo” con người sống ở đời đều có luật nhân quả của mình, không nên vì một chút tham lam, tiền bạc tài sản mà đánh mất nhân cách, lương tri của con người mình, biến mình thành nô lệ của đồng tiền một cách ngu ngốc.
Câu chuyện này cũng dạy chúng ta một bài học về sự đền ơn đáp nghĩa. Chú chim thần ăn khế biết lấy vàng để trả cho con người, thể hiện tấm lòng của chú chim dành cho người nuôi trồng cây khế. Chúng ta là những con người được hưởng những thành quả tốt đẹp từ bố mẹ, thầy cô… cần phải có thái độ biết ơn và trả ơn, đó mới là đúng đạo lý.
Đông Thảo
Soạn Bài : Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
1*.Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác… rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa…
2.Mã Lương vẽ giỏi vì em không những có tài năng mà còn rất ham mê học vẽ. Vì có tài lại ham mê học tập như vậy nên Mã Lương đã được tiên ông tặng cho cây bút thần có thể giúp em vẽ được những mọi vật sống động như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ Mã Lương mới sử dụng được cây bút đó, điều đó cho thấy nghệ thuật chân chính chỉ có được trong tay những người tài năng, đức độ.
3. Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng – những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa vì nó giúp cho con người đỡ vất vả nhưng không vì thế mà coi thường giá trị lao động.
Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua) Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.
Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.
4. Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm:
– Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng.
– Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết đói hoặc chết rét nhưng em đã dùng cây bút thần vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.
– Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông.
– Mã Lương giả vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cho vua đi xem cá, cuối cùng em vẽ cuồng phong bão tố nhấn chìm tên vua tham lam.
5.Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường… nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Muốn kể truyện này, ngoài việc phải thể hiện được thứ tự các tình tiết của câu chuyện, cần xác định rõ giọng kể.
– Giọng trần thuật (Ví dụ: “Người ta kẻ lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương… một chiếc”);
– Giọng đối thoại (ví dụ: “- Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”).
– Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thần (“vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời… vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi lượn”) thể hiện giọng hào hứng, vui thích.
– Đoạn tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết, mò xuống xem lại thấy em đang ngồi bên lò sưởi ăn bánh… cần thể hiện sự kinh ngạc.
– Đoạn Mã Lương làm trái ý nhà vua (vẽ cóc, vẽ gà trụi lông…) kể làm sao diễn tả được sự bất ngờ, khoái trá.
– Khi Mã Lương trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam cần thể hiện được sự đắc chí, hả hê.
Có hai đoạn đối thoại. Đoạn đầu là khi tiên ông cho Mã Lương cây bút thần, đoạn sau trong chi tiết Mã Lương vẽ thuyền rồng cho vua và triều thần ra khơi xem cá.
– Trong đoạn đầu cần thể hiện được niềm sung sướng của Mã Lương khi có được cây bút em hằng mơ ước.
– Đoạn sau cần theo sát tâm trạng của tên vua, từ ngạc nhiên (“Biển này sao không có cá nhỉ?”) đến sốt ruột thúc giục (“Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!”), cuối cùng là hoảng sợ cuống cuồng (“Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa”).
3. Nhắc lại định nghĩa về truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích đã học.
– Về định nghĩa truyện cổ tích (xem trong bài Sọ Dừa).
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nghĩ Về Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!