Xu Hướng 5/2023 # Cách Vẽ Ảnh Của Vật Qua Thấu Kính Phân Kì Cực Hay # Top 11 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cách Vẽ Ảnh Của Vật Qua Thấu Kính Phân Kì Cực Hay # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cách Vẽ Ảnh Của Vật Qua Thấu Kính Phân Kì Cực Hay được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính phân kì cực hay

Phương pháp giải:

Học sinh cần nắm được kiến thức về đường truyền 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì, cách dựng ảnh một vật qua thấu kính phân kì.

1. Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:

(1: : Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

(2: : Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

(3: : Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính (tia này đặc biệt khác với thấu kính hội tụ:

2. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì:

– Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

– Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

– Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần.

– Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1.

Tia tới SI song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.

B. song song với trục chính của thấu kính.

C. cắt trục chính của thấu kính tại quang tâm O.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

Ví dụ 2.

A. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

Vì vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Nên ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Ví dụ 3.

Một tia sáng chiếu đến thấu kính phân kì. Tia sáng có phương song song trục chính của thấu kính, tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính này là bao nhiêu? Hãy giải thích.

Hướng dẫn giải:

Tiêu cự của thấu kính là 12cm

Vì tia tới song song với trục chính thì đường kéo dài của tia ló sẽ cắt trục chính của thấu kính tại tiêu điểm F của thấu kính. Do đó OF = 12cm.

Bài tập trắc nghiệm tự luyện

Câu 1. Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì

A. tia tới song song trục chính.

B. tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính.

C. tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.

D. tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 2. Khi đặt một trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì

A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên sách.

B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên sách.

C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên sách.

D. ảnh của dòng chữ có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn dòng chữ thật trên sách.

Câu 3. Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính

A. ở tại quang tâm.

B. ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

C. ở khác phía so với vật.

D. ở chính giữa tiêu điểm và quang tâm của thấu kính

Câu 4. Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ

A. đều lớn hơn vật.

B. đều nhỏ hơn vật.

C. đều ngược chiều với vật.

D. đều cùng chiều với vật.

Câu 5. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ

A. càng lớn và càng xa thấu kính.

B. càng lớn và càng gần thấu kính.

C. càng nhỏ và càng gần thấu kính.

D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 6. Một tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì. Em hãy vẽ tia ló qua thấu kính phân kì.

Hiển thị đáp án

Câu 7. Nếu đưa một vật ra rất xa thấu kính phân kỳ, theo phương song song với trục chính thì ảnh của vật thay đổi như thế nào?

Câu 8. Nếu đưa một vật ra rất xa thấu kính phân kỳ, theo phương song song với trục chính thì ảnh của vật thay đổi như thế nào?

Minh có một thấu kính, nhưng Minh không biết đây là thấu kính hội tụ hay phân kì. Để xác định xem thấu kính này là loại gì thì Minh chiếu một tia sáng tới thấu kính. Tia tới và tia ló ra khỏi thấu kính như trên hình vẽ. Theo em đây là thấu kính loại gì? Em hãy giải thích tại sao?

Câu 9. Vật AB đặt trước một thấu kính cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Như vậy đã đủ điều kiện để khẳng định đây là thấu kính phân kì chưa? Nếu chưa thì phải thêm điều kiện để khẳng định thấu kính đó là thấu kính phân kì?

Minh có một thấu kính, nhưng Minh không biết đây là thấu kính hội tụ hay phân kì. Để xác định xem thấu kính này là loại gì thì Minh chiếu một tia sáng tới thấu kính. Tia tới và tia ló ra khỏi thấu kính như trên hình vẽ. Theo em đây là thấu kính loại gì? Em hãy giải thích tại sao?

Câu 10. Vật sáng AB đặt trước một thấu kính phân kì như trên hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của AB qua thấu kính phân kì và nêu đặc điểm của ảnh.

Minh có một thấu kính, nhưng Minh không biết đây là thấu kính hội tụ hay phân kì. Để xác định xem thấu kính này là loại gì thì Minh chiếu một tia sáng tới thấu kính. Tia tới và tia ló ra khỏi thấu kính như trên hình vẽ. Theo em đây là thấu kính loại gì? Em hãy giải thích tại sao?

Hiển thị đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Ảnh Của 1 Vật Tạo Bởi Thấu Kính Hội Tụ, Cách Dựng Ảnh Và Đặc Điểm Của Ảnh

– Bố trí thí nghiệm như hình sau:

– Ảnh thật ngược chiều so với vật.

– Khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính hơn nữa, ta không còn thu được ảnh thật ngược chiều với vật trên màn nữa, mà sẽ quan sát thấy một ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

* Câu C3 trang 116 SGK Vật Lý 9: Hãy chứng tỏ rằng không hứng được ảnh của vật ở trên màn. Hãy quan sát ảnh của vật qua thấu kính và cho biết đó là ảnh thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

– Đặt vật nằm trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyến màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn.

II. Cách dựng ảnh qua thấu kính hội tụ

– Từ ta dựng hai trong ba tia đặc biệt đến thấu kính sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính

– Nếu 2 tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau chính là ảnh thật S’ của S, nếu đường kéo dài của hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau này chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.

* Câu C4 trang 117 SGK Vật Lý 9: Hãy dựng ảnh S’ của điếm sáng S trên hình 43.3 SGK.

– Tia tới SI là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua tiêu điểm F’

– Tia tới SO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

⇒ Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính.

* Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh A’ của A.

* Câu C5 trang 117 SGK Vật Lý 9: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’ trong hai trường hợp:

– Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 36cm (hình 43.4a SGK).

– Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm (hình 43.4b SGK).

◊ Vật AB cách thấu kính d = 36 cm, vật ngoài khoảng OF.

– Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

– Hai tia ló trên giao nhau tại B’, ta thu được ảnh thật B’ của B qua thấu kính.

– Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.

– Nhận xét: Ảnh A’B’ là ảnh thật ngược chiều với vật khi vật được đặt ngoài khoảng tiêu cự (như hình trên)

◊ Vật AB cách thấu kính d = 8 cm, vật nằm trong khoảng OF.

– Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

– Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.

– Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.

– Nhận xét: Ảnh ảo A’B’ cùng chiều với vật và lớn hơn vật khi vật được đặt trong khoảng tiêu cự (như hình trên)

* Ta có, các trường hợp tạo ảnh của thấu kính hội tụ:

A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với AB

AB nằm trong tiêu cự (d<f)

A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với AB và luôn lớn hơn AB

AB nằm trên tiêu cự (d=f)

Không thu được ảnh, A’B’ nằm ở vô cực

III. Bài tập vận dụng thấu kính hội tụ

* Câu C6 trang 117 SGK Vật Lý 9: Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5. Cho biết vật AB có chiều cao h = lcm.

◊ Ta đặt: OA = d; OA’ = d’; OF = OF’ = f

– Theo hình trên (hình 43.4a), ta xét hai cặp tam giác đồng dạng là ΔABO và ΔA’B’O; ΔA’B’F’ và ΔOIF’. Từ hệ thức đồng dạng được:

– Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:

– Chia cả 2 vế của (1) cho dd’f ta được:

– Đây chính là công thức tính tiêu cự f của thấu kính hội tụ trong trường hợp ảnh thật:

– Thay d = 36cm, f = 12cm ta tính được: OA’ = d’ = 18cm vào (*) ta được:

♠ Vật AB cách thấu kính d = 8 cm, vật nằm trong khoảng OF

– Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:

– Chia cả hai vế của (2) cho dd’f ta được:

– Đây được gọi là công thức tính tiêu cự f của thấu kính hội tụ cho trường hợp ảnh ảo:

– Thay d = 8cm, f = 12cm ta tính được: OA’ = d’ = 24cm và thay vào (**) ta được:

* Câu C7 trang 117 SGK Vật Lý 9: Trả lời câu hỏi nêu ra ở phần đầu bài, cụ thể câu hỏi như sau: Một thấu kính hội tụ được đặt sát vào trang sách, hãy quan sát hình ảnh dòng chữ qua thấu kính. Hình ảnh dòng chữ thay đổi như thế nào khi từ từ dịch chuyển thấu kính ra xa trang sách?

– Dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua thấu kính cùng chiều và to hơn dòng chữ quan sát trực tiếp. Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

– Đến một vị trí nào đó, ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ, khi dòng chữ nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính, và ảnh thật đó nằm ở trước mắt.

Bài Tập Thấu Kính Mỏng Dạng Bài Quang Hình Học Thấu Kính

Bài tập thấu kính mỏng dạng bài quang hình học thấu kính

1/ Các tia đặc biệt

Tia tới quang tâm O của thấu kính thì truyền thẳng

Tia song song với trục chính cho tia ló hoặc đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm chính F’

Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) qua tiêu điểm chính F cho tia ló song song với trục chính.

2/ Vật thật, ảnh thật thì ngược chiều (khác bên thấu kính). Vật thật, ảnh ảo thì cùng chiều khác bên thấu kính.

3/ Vật thật, ảnh thật thì vẽ nét liền, ảnh ảo vẽ bằng nét đứt. Tia sáng vẽ bằng nét liền, có dấu mũi tên chỉ chiều truyền của tia sáng.

4/ Bảng nhận biết thấu kính qua ảnh thu được.

Video bài giảng xác định vị trí của thấu kính bằng phép vẽ

Bài tập thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ, dạng bài tập vẽ hình

Bài tập 1. Trình bày cách vẽ và vẽ hình để xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S trong các trường hợp sau.

Bài tập 2. Trình bày cách vẽ và vẽ hình để xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S trong các trường hợp sau.

Bài tập 3. Cho vật sáng AB có dạng đoạn thẳng AB, A nằm trên trục chính và cách quang tam O như hình. Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính, nói rõ cách dựng.

Bài tập 4. Hãy trình bày cách vẽ hình ảnh A’B’ của vật sáng AB trong các trường hợp sau

Bài tập 5. Trình bày cách vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB trong các trường hợp sau.

Bài tập 6. Trong hình xy là trục chính O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A

a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính.

b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chính.

Bài tập 7. Trong hình xy là trục chính, O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A.

a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính.

b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chính

Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng Và Cách Vẽ Ảnh

Vậy ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có những tính chất nào? Cách vẽ ảnh (dựng ảnh) của vật tạo bởi gương phẳng như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

I. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng

– Thí nghiệm được bố trí h5.2 sgk: gồm cây nến (đèn cày) đặt trước gương phẳng được nẹp thẳng đứng.

1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?

– Kết luận: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng KHÔNG hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.

2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

– Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng BẰNG độ lớn của vật.

3. So sáng khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

– Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng BẰNG nhau

II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng

– Vẽ hai tia phản xạ IR và KM theo định luật phản xạ ánh sáng

– Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại S’.

– Mắt đặt trong khoảng IR và KM sẽ thấy S’

– Mắt ta nhìn thấy S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt.

– Không hứng được S’ trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ (tức ảnh ảo) chứ không có ánh sáng thật đến S’.

– Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.

– Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

III. Bài tập vận dụng nội dung kiến thức ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

* Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương nên ta xác định ảnh của vật AB bằng cách sau:

– Xác định ảnh A’ của A bằng cách dựng AK vuông góc với gương, trên tia đối của tia KA lấy điểm A’ sao cho A’K = KA. A’ là ảnh của A qua gương cần vẽ.

* Tương tự ta xác định được ảnh B’ của B qua gương.

Tóm lại, với nội dung về ảnh của một vật qua gương phẳng các em cần nhớ được nội dung trọng tâm là 3 tính chất của ảnh qua gương phẳng, cách dựng ảnh (vẽ ảnh) qua gương phẳng.

+ Tấm kính phẳng thực ra có hai mặt phản xạ: mặt trên và mặt dưới, bởi vậy ta sẽ thấy 2 ảnh. Tấm kính càng mỏng thì 2 ảnh càng gần trùng nhau.

+ Gương phẳng thường dùng là tấm kính phẳng bằng thủy tinh cũng có hai mặt phản xạ, nhưng mặt dưới được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn, nên tạo ra một ảnh rõ nét.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Vẽ Ảnh Của Vật Qua Thấu Kính Phân Kì Cực Hay trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!