Bạn đang xem bài viết Cách Giả Bệnh Để Nghỉ Học Thuyết Phục Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn cách giả bệnh để xin nghỉ họcNếu định giả vờ ốm, vài ngày trước đó bạn hãy nói với bố mẹ là mình cảm thấy không khỏe lắm. Bệnh của bạn sẽ đáng tin hơn nếu bố mẹ thấy một số triệu chứng trước ngày bạn thực sự “bị ốm”.
– Để giả vờ đau bụng, bạn có thể kể với bố mẹ rằng có lẽ bạn ăn phải thứ gì đó lạ ở trường.
– Để giả vờ bị cảm, hãy nói rằng bạn thấy hơi rát họng mấy ngày nay.
– Khuấy động đêm hôm trước bằng cách thức dậy giữa đêm và kêu mệt. Bạn có thể bắt chước các triệu chứng đau bụng hoặc cảm cúm ngày hôm trước hoặc chỉ cần bảo, “Con thấy như sắp ốm ấy” hoặc “Con thấy trong người mệt thế nào ấy”.
2. Thức dậy và “bị ốm”Dậy muộn hơn mọi khi một chút. Nói với bố mẹ là bạn cảm thấy không khỏe. Làm ra vẻ như bị ốm.
– Bước đi chầm chậm như thể các cơ bắp đang đau nhức; và đừng chải lại mái tóc bù xù khi vừa ngủ dậy.
– Nếu giả vờ cảm cúm, bạn nên ho và hắt xì một chút rồi nói rằng bạn thấy chóng mặt. Nếu giả vờ đau bụng, bạn có thể lấy tay xoa bụng và rên rỉ kêu đau.
– Bữa sáng đừng ăn nhiều. Người ốm thường chán ăn, vì vậy ăn ít sẽ giúp ích trong việc đánh lừa.
Có lẽ bố mẹ sẽ muốn kiểm tra xem bạn có sốt hay không, vì sốt là dấu hiệu ốm thực sự. Để bố mẹ rằng tin rằng bạn bị ốm, bạn cần phải khiến họ tin rằng bạn bị sốt.
– Trước khi để bố mẹ sờ trán, bạn hãy lấy một chiếc khăn ướt và bỏ vào lò vi sóng 30 giây. Đảm bảo khăn không nóng đến mức làm bạn bị bỏng, sau đó đắp lên trán khoảng 1 phút. Khăn nóng sẽ làm ấm đầu và cả cơ thể, đồng thời trán của bạn sẽ ấm lên.
– Đun sôi một ít nước trên bếp (lời khuyên này chỉ dành cho trẻ lớn). Rót nước sôi vào bồn rửa và ghé mặt bên trên khi hơi nước bốc lên cho đến khi mặt đỏ bừng. Điều này sẽ khiến mặt bạn ấm lên và bạn sẽ có cảm giác lạnh khi gặp không khí lạnh. Không hơ mặt trực tiếp trên ngọn lửa, bếp hoặc nước đang sôi khi giả vờ bị sốt. Các cách này không an toàn và có thể gây bỏng.
– Làm nóng nhiệt kế đo trong miệng hoặc dưới nách bằng cách chà xát trong lòng bàn tay đến khi nhiệt kế chỉ nhiệt độ cao hơn 37-38 độ C một chút (nhiệt độ cao hơn mức này có thể đặt bạn vào nguy cơ phải đến bệnh viện). Bạn cũng có thể làm ấm nhiệt kế bằng cách đặt dưới vòi nước nóng đến khi đạt nhiệt độ cao vừa đủ.
4. Đầu tiên làm ra vẻ “anh hùng”, sau đó mới “nhượng bộ”Nếu bố mẹ hỏi bạn có muốn nghỉ học không, bạn đừng vội vã gật đầu. Bạn phải làm như việc nghỉ một buổi học là một quyết định thực sự khó khăn.
– Nghĩ ngợi một vài phút rồi nói điều gì đó như, “Nhưng con muốn học tiết thể dục”, sau đó mới bảo, “Nhưng nghĩ lại con không biết có chịu nổi cả buổi ở trường không”.
– Khi bố mẹ đồng ý cho bạn ở nhà thì nghĩa là bạn có thể tự do làm những gì mình muốn.
5. Tiếp tục giả vờ để giống như thậtCho dù đã đạt được mục đích, bạn vẫn phải tiếp tục giả vờ ốm cả ngày, ít nhất là khi bố mẹ đang ở gần.
– Suốt buổi sáng phải làm như ốm thật, sau đó từ từ giả vờ như bạn bắt đầu thấy đỡ hơn.
– Sáng hôm sau, hãy làm như vẫn còn chưa khỏe hẳn nhưng vẫn có thể đến trường.
– Bạn có thể khó thuyết phục bố mẹ rằng bạn bị ốm nếu họ đang căng thẳng hoặc bồn chồn, do đó bạn cần đảm bảo rằng ngày hôm đó bố mẹ đang có tâm trạng tốt.
– Nếu bị phát giác, bạn đừng bịa chuyện mà nên thú thật. Nói dối sẽ khiến bạn còn gặp rắc rối hơn, và hình phạt dành cho bạn có thể được giảm nhẹ nếu bạn nói thật.
– Nếu không giỏi đóng kịch, bạn chỉ cần tắt chuông báo thức của bạn và nói rằng nó tự tắt hoặc không reo. Nếu thường được bố mẹ đánh thức, bạn có thể nói rằng bạn lại ngủ thiếp đi sau khi bố mẹ gọi (điều này tùy vào từng phụ huynh và quyết tâm của họ trong việc đưa bạn đến trường).
– Đảm bảo giả ốm sao cho thật thuyết phục, hoặc ít nhất cũng cần phải biết rủi ro của cách này, vì nếu phát hiện ra là bạn giả ốm, có thể lần sau bố mẹ sẽ không tin bạn nữa cho dù bạn ốm thật.
– Bạn có thể tự chà xát lên trán để giả như bị sốt.
– Đừng ra khỏi giường.
– Đảm bảo bố mẹ bạn không dễ bị căng thẳng; nếu không, có thể bạn phải uống thuốc.
Dù bạn có sử dụng cách giả bệnh để nghỉ học thuyết phục như thế nào đi chăng nữa thì bạn đã lãng phí một ngày tuyệt vời của mình rồi đấy. Thay vì đến trường vui đùa cùng các bạn, ra ngoài hít thở không khí trong lành thì bạn lại phải nằm một mình trong phòng với nét mặt mệt mỏi vì phải “diễn tuồng” với bố mẹ. Thậm chí có thể còn bị bố mẹ bắt uống thuốc trong khi mình không bị bệnh. Tốt nhất là bạn nên đi học đều đặn mỗi ngày nếu sức khỏe tốt, vừa được gặp bè bạn, vừa được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích trong lớp học.
Những Lý Do Xin Nghỉ Phép Thuyết Phục Nhất
I. Những lý do xin nghỉ phép 1. Bị ốm
Cơ thể con người cũng có giới hạn, không thể tránh được những lúc ốm đau, bệnh tật. Hơn nữa, việc bị ốm là việc ngoài ý muốn, không phải ai cũng muốn nó đến với bản thân mình. Ngoài ra, sức khỏe không tốt sẽ khiến tiến độ cũng như chất lượng công việc bị ảnh hưởng. Do đó, nghỉ phép vì lý do bị ốm chính là lý do cấp trên không thể từ chối bạn bởi chính họ cũng hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe với công việc ra sao.
Bạn không nên quá thường xuyên áp dụng lý do này nếu bạn không thực sự bị ốm. Việc đưa ra lý do bị ốm thường xuyên khiến cấp trên nghi ngờ bạn không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc.
2. Có lịch hẹn khám bệnhNhư đã nói ở trên, vấn đề sức khỏe là vô cùng cần thiết. Việc đi khám bệnh định kì sẽ khiến bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện ra những bệnh đang tiềm ẩn để nhanh chóng chữa trị. Thế nên, nếu như bạn có lịch hẹn khám bệnh định kỳ trùng với ngày làm việc, đừng ngần ngại xin nghỉ phép. Chắc chắn với lý do này, sếp sẽ đồng ý ngay tức khắc.
3. Cần giải quyết chuyện quan trọng trong gia đình 4. Có việc khẩn cấp từ gia đìnhNếu bạn có con nhỏ, nhà không có người chăm sóc, việc nghỉ làm để chăm sóc con ốm là lý do chính đáng, ngay cả khi bạn không thực sự cần phải ở nhà với chúng mọi lúc. Ngoài ra bạn cũng có thể xin nghỉ phép nếu bố mẹ hoặc vợ/chồng gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn không nên viện cớ quá nhiều về lý do này hay lôi họ hàng vào để nói dối. Hãy nhớ cần có một sự trung thực và tin tưởng để có được lý do tốt.
5. Nghỉ phép để giải tỏa căng thẳng trong công việcSau thời gian dài làm việc, cống hiến dưới môi trường đầy áp lực hay vừa mới hoàn thành xong một sự án vô cùng quan trọng, bạn cảm thấy bản thân đã quá mệt mỏi, cần phải giải tỏa để lấy lại năng lượng. Bạn đã lên kế hoạch, sắp xếp mọi thứ chỉ cần được nghỉ là có thể xách ba lô lên và đi. Thế nhưng, bạn lại lo ngại lý do nghỉ phép để đi du lịch khó được sếp chấp nhận. Đừng lo lắng, hãy trình bày lý do bạn xin nghỉ vì muốn giải tỏa căng thẳng, lấy lại năng lượng, cân bằng lại cuộc sống để có thể tiếp tục cống hiến cho công ty.
6. Có đơn hàng quan trọng phải nhậnVới một số hàng hóa quan trọng hay cần lắp đặt đòi hỏi cần có người ở nhà để có thể nhận chúng như tủ lạnh, đồ đạc, … Những thứ bạn không thể để cạnh cửa, ngoài cổng nhưng lại không nhờ được ai để nhận giúp, hãy sử dụng dịp này để có lý do xin nghỉ làm. Đây là lý do đáng tin cậy bởi lẽ, không phải lúc nào cũng có thể giao hàng ngoài giờ hành chính.
II. Những điều cần làm để được duyệt phépKhông ia muốn làm việc với một người lười nhác, thiếu trách nhiệm với công việc được giao cũng như với đồng nghiệp xung quanh. Do đó, trước khi nghỉ phép hãy chú ý những việc sau đây.
1. Đảm bảo công việc tiến triển đúng kế hoạchBạn phải xác định được phần công việc của bạn đã được hoàn thành, việc bạn nghỉ sẽ không ảnh hưởng đến những người khác. Một trong những lý do cấp trên không duyệt phép cho bạn là sợ công việc bị gián đoạn. Để tránh những sự cố phát sinh khi bạn vắng mặt, hãy trao đổi với các đồng nghiệp để họ có thể hỗ trợ cho bạn những ngày vắng mặt. Có như vậy, đơn xin nghỉ phép của bạn mới sớm được duyệt.
2. Bàn giao công việc rõ ràng 3. Cam kết ngày đi làm lạiTrong đơn xin nghỉ phép cần phải có ngày nghỉ và ngày đi làm, không chỉ để tính ngày phép còn để cấp trên nắm được tình hình nghỉ phép và sắp xếp nhân sự phù hợp. Thời gian nghỉ cũng không nên quá dài đồng thời hãy cố gắng đi làm lại đúng ngày như đã ghi trên đơn để tránh sự thiếu hụt nhân sự gây ra những xáo trộn không đáng có làm ảnh hưởng đễn công ty.
4. Thông báo sớm để công ty sắp xếpNếu bạn có ý định nghỉ dài này, có kế hoạch từ trước, hãy báo trước với công ty một khoảng thời gian để cấp trên có kế hoạch phân bổ người và sắp xếp lại công việc cho phù hợp hơn.
5. Phân bổ ngày nghỉ phép hợp lýRất nhiều đơn xin nghỉ phép không được duyệt dẫu lý do nghe có vẻ chính đáng bởi thời gian nghỉ của bạn kéo dài hoặc thời gian giữa các kỳ nghỉ quá gần. Một năm không có nhiều ngày nghỉ phép, hãy phân bổ sao cho hợp lý nhất.
Mách Bạn Những Lý Do Xin Nghỉ Phép Thuyết Phục Nhất
1. Các lý do xin nghỉ phép thuyết phục nhất 1.1. Nghỉ phép khi bạn bị ốm 1.2. Áp lực công việc là lý do chính đáng để nghỉ phép
Dù bận rộn đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng nên coi trọng sức khỏe của bản thân. Không có gì quý giá hơn sức khỏe. Thế nên, nếu như bạn có lịch hẹn khám bệnh định kỳ trùng ngày làm việc, hãy gửi cho sếp lá đơn xin nghỉ phép đúng quy trình của công ty để dành thời gian đi khám bệnh. Đây là một trong những lý do chính đáng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm xin nghỉ và chắc chắn sẽ được sếp duyệt ngay tức khắc, thay vì cứ phải viên cớ vòng vo.
1.4. Cần giải quyết chuyện quan trọng của gia đình 2. Hướng dẫn cách xin nghỉ phép khéo léo trong các trường hợp 2.1. Khi xin nghỉ phép đột xuấtĐây là trường hợp thường xuyên xảy ra tại công sở và mọi người thường phải nghĩ ra những cách xin nghỉ phép với sếp hợp lý. Có vô vàn lý do biện hộ cho việc xin nghỉ đột xuất một cách bất thình lình. Chẳng hạn việc sáng dậy chuẩn bị tươm tất phóng xe đi làm nhưng rồi cái xe thân yêu bị chết máy, hay lãnh trọn cái đinh vào lốp,… loay hoay đưa được chiếc xe đến nơi sửa đã đủ mất nửa buổi sáng, đành phải xin nghỉ thôi.
Thậm chí lỡ ngủ dậy muộn cũng có thể việc cớ xin nghỉ vì lý do sức khỏe như đau bụng hay đau đầu,… Chính vì thế đây là trường hợp không hiếm thấy khi đi làm, chắc trong số mọi người ai cũng đã có ít nhất một lần phải xin nghỉ phép đột xuất rồi đúng không? Tuy nhiên, nếu vì một lí do chính đáng nào đấy mà bạn cần xin nghỉ phép đột xuất, lời khuyên từ Susan Heathfield chuyên gia tư vấn quản lý tại The chúng tôi
“Hãy đối mặt trực tiếp với sếp của bạn. Đây không phải là lúc gửi email hoặc tin nhắn văn bản”.
2.2. Khi xin nghỉ phép một ngày 2.3. Khi xin nghỉ phép dài ngàyTrong một năm có một vài dịp mà mọi người cần phải xin nghỉ phép dài ngày đó có thể là việc đi du lịch cùng gia đình, hưởng tuần trăng mật, cưới xin, tân gia, người thân ốm đau,… Hầu hết đứng trước lựa chọn xin nghỉ phép dài ngày mọi người thường e ngại khi trình đơn xin nghỉ cho cấp trên.
Một khi bạn đã chứng minh được với sếp mọi thứ đã đi vào nề nếp và ổn định, bạn hoàn toàn được quyền nghỉ mà không khiến cho mọi thứ rối tung lên hoặc bị cản trở khi vắng bạn. Với một nhân viên biết nghĩ trước nghĩ sau như thế, bạn sẽ xứng đáng nhận được một kỳ nghỉ dài ngày mà thôi.
3. Bật mí cách viết đơn xin nghỉ phép hiệu quả nhấtBạn cần phải xin nghỉ phép, đã tìm được lý do xin nghỉ phép hợp lý nhưng không biết cách viết đơn xin nghỉ phép công ty như thế nào là thuyết phục ban lãnh đạo tốt nhất? Hoặc khi bạn có một công việc không mong muốn và muốn nghỉ một chút, bạn sẽ cần phải gửi đơn hoặc gửi mail xin nghỉ phép của bạn cho cấp trên để yêu cầu nghỉ phép, nhưng để có đơn xin nghỉ hoàn toàn đáp ứng và làm hài lòng ông chủ của mình là một điều không hề dễ dàng. Đối với những nhân viên chưa chính thước, họ lại phải tìm hiểu xem cách xin nghỉ phép trong thời gian thử việc sao cho hợp lý nhất. Còn đối với nhân viên chính thức sẽ gặp phải vấn đề xin nghỉ phép không lương. Nghỉ phép không lương theo giải thích từ chúng tôi là hình thức nghỉ do nhân viên yêu cầu, bao gồm cả các cuộc gọi bổ nhiệm cho quân đội, hoặc để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của nhân viên hoặc của một thành viên gia đình của nhân viên.
Lưu ý về cách làm đơn nghỉ phép:
– Khi viết đơn bạn nên lưu ý mục đích nghỉ phép đợt này là nghỉ phép năm hay nghỉ hàng tháng
– Số ngày bạn muốn xin nghỉ phép
– Khi nghỉ phép, việc chuyển giao công việc cho người khác là cần thiết để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của công ty
– Cam kết sau khi kết thúc kì nghỉ phép sẽ quay trở lại làm việc như bình thường
– Gửi đơn đến giám đốc và cam kết sẽ không ảnh hưởng đến công ty
Đơn xin phép nghỉ học là lá đơn mà mỗi bạn học sinh, sinh viên đều phải gửi tới thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô bộ môn trong buổi học mà mình xin phép nghỉ học. Một lá đơn xin phép nghỉ học cần phải được trình bày rõ ràng với thông tin về họ tên và quan trọng nhất là lý do xin nghỉ học. Tùy vào lý do mà các bạn nên chọn cách viết giấy xin phép nghỉ học sao cho trang trọng và đúng chuẩn nhất.
Đối với các bạn học sinh thông thường sẽ viết giấy xin phép nghỉ ốm, do nhà có việc bận, đi thăm khám bệnh theo lịch định kỳ,… và chắc chắn rằng rất khó để viện một cái cớ xin nghỉ với những cách xin nghỉ học “truyền thống” ấy, nếu điều đó không có thật, bởi đơn xin phép nghỉ học luôn cần có chữ ký xác nhận của phụ huynh mới được coi là giấy xin phép đúng chuẩn và có đầy đủ cơ sở mang tính thuyết phục.
Cách viết đơn xin nghỉ phép của học sinh:
– Phần mở đầu: ghi rõ ràng quốc hiệu, tiêu ngữ, căn chuẩn vào chính giữa đơn.
– Phần kính gửi: đơn xin nghỉ học phải được gửi cho giáo viên trực tiếp quản lý, nghĩa là giáo viên chủ nhiệm của bạn, hoặc muốn cẩn thận hơn, hãy để các thầy cô gaiso bộ môn khác vào nữa.
4. Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh 4.1. Cách viết email xin nghỉ phép bằng tiếng Anh hiệu quả nhấtĐối với những người đã đi làm việc, cách viết email xin nghỉ phép tiếng Anh vốn không xa lạ gì. Đây là đơn được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp, khi nhu cầu nghỉ phép của người lao động hiện nay là khá lớn. Ngoài ra, theo Bộ luật Lao động, bất kỳ nhân viên nào của doanh nghiệp cũng có nghỉ phép hàng năm, nghỉ phép ngắn hạn hoặc nghỉ phép đặc biệt. Ở công ty nước ngoài, nhân viên cần nộp đơn xin nghỉ phép (đơn xin nghỉ phép không lương, hoặc có lương) khi họ có nhu cầu nghỉ.
4.2. Nội dung của đơn xin nghỉ phép bằng tiếng AnhBạn đang băn khoăn không biết cách viết đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh như thế nào? Thực ra, nội dung nói chung không khác gì với đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Việt. Đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh nên bao gồm những điều sau đây: Tên nhân viên, số điện thoại cá nhân của nhân viên, địa chỉ nhân viên, cơ quan quản lý. Ngoài ra, đơn xin nghỉ phép tiếng Anh cần có nội dung bổ sung để gửi cho ban lãnh đạo. Nội dung này không cần phải dài dòng, bạn chỉ cần viết ngắn gọn từ 2 – 3 lý do xin nghỉ phép chính đáng là được.
Ngoài các thông tin trên, mail xin nghỉ phép bằng tiếng anh của bạn phải nêu rõ những điều sau đây:
– Thời gian nghỉ phép và thời gian chính thức sẽ trở lại làm việc. Đây là cơ sở để ông chủ xem xét đơn xin nghỉ phép của bạn, đồng thời có thể sắp đặt công việc sao cho hợp lý nhất.
– Khối lượng công việc hiện tại của bạn; số lượng công việc phải được giải quyết khẩn trương; Người được bàn giao công việc này khi bạn vắng mặt. Dựa trên điều này, ban lãnh đạo sẽ hiểu được tình hình, tránh tình trạng ảnh hưởng đến công việc chung.
Sẽ có một kiểu đơn khác nhau nếu như cách viết email bằng tiếng Anh để xin nghỉ phép khác nhau. Trong trường hợp bạn muốn nghỉ phép hàng năm (nghỉ có trả lương, áp dụng cho nhân viên toàn thời gian), bạn sẽ nộp đơn xin nghỉ phép hàng năm, hết ngày nghỉ phép có lương bạn sẽ bắt đầu bị tính không lương. Tương tự như vậy, nghỉ phép, nghỉ ốm, vv ..cũng sẽ có các loại khác nhau. Cach viet don xin nghi phep bằng tiếng Anh giống như đơn xin nghỉ thông thường. Bạn sẽ cần chữ ký hoặc xác nhận từ người phê duyệt thì mới được tính là hiệu quả.
4.3. Công dụng của đơn xin nghỉ phép bằng tiếng AnhĐơn xin nghỉ phép tiếng Anh là một tài liệu đảm bảo tính hợp lệ việc nghỉ phép của các nhân viên làm việc tại cơ quan nước ngoài được đặt ở Việt nam. Dựa trên tài liệu này, công ty quản lý số ngày nghỉ, ngày làm việc của nhân viên để thực hiện chế độ đi kèm. Việc xin nghỉ phép cũng cho thấy sự tôn trọng của nhân viên đối với cấp trên của họ khi làm việc trong doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, viết đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh được sử dụng ở các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp có lãnh đạo nước ngoài. Có nhiều lý do cho việc nghỉ phép cá nhân, tùy thuộc vào nhu cầu và công việc của mỗi người mà thời gian nghỉ của riêng từng người sẽ khác nhau đồng thời mỗi người cũng sẽ có một cách nghỉ phép riêng.
Trong quá trình làm việc tại các khách sạn – nhà hàng, viết đơn xin nghỉ phép bằng tiếng anh dùng rất phổ biến và thường xuyên được sử dụng. Bởi những năm gần đây, nhiều khách sạn và nhà hàng nổi tiếng trên Thế Giới đã đầu tư vào Việt Nam, đòi hỏi nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Nếu bạn đang làm việc tại các khách sạn và nhà hàng nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần phải biết cách viết đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh để sử dụng khi cần thiết.
Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh thể hiện tính chuyên nghiệp tại nơi làm việc. Bất kỳ nhân viên nào cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng thủ tục nghỉ phép theo yêu cầu của công ty.
Lý Do Xin Nghỉ Việc Thuyết Phục Nhất Bạn Cần Biết
Câu hỏi thực tế – Tại sao nhân viên lại nghỉ việc?
Không khó để đưa ra những nguyên nhân khiến các nhân viên nghỉ việc. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc các nhân viên rời đi.
Hoặc có thể là những lý do do cảm tính (bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc): nghỉ việc vì có lý do riêng; những mâu thuẫn bất đồng – tranh chấp trong các mối quan hệ với cấp trên lẫn đồng nghiệp; chế độ phúc lợi còn bị giới hạn, cơ hội thăng tiến dường như bằng không,…
Dù bất kế lý do là gì, bạn vẫn phải giữ một tâm thế sẵn sàng. Việc tiếp theo của bạn sau khi có một lý do hợp lý là viết một lá đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo rằng đơn xin nghỉ việc của bạn đúng chuẩn.
Đặc biệt, dù kỹ năng giao tiếp thường ngày của bạn không tốt. Nhưng khi viết đơn xin nghỉ việc với một lý do xin nghỉ việc chính đáng, bạn cần phải lưu tâm:
– Nên bày tỏ thái độ vui vẻ và sự trân trọng đối với tổ chức của mình.
– Đừng nhắc đến những điều tiếng tiêu cực! Thay vào đó là hãy gợi nhắc những thành quả mà bạn và tổ chức đã trải qua.
– Tính chuyên nghiệp và chuẩn mực phải được đặt lên hàng đầu.
Những lý do nghỉ việc thuyết phục nhà quản lý nhất
1. Lý do cá nhânLý do xin nghỉ việc cá nhân thường là lý do phổ biến nhất. Việc lựa chọn cách thức truyền tải nào sẽ phụ thuộc vào bạn. Tuy nhiên, hãy trình bày rằng vì một số lý do riêng, bạn không thể tiếp tục đồng hành cùng công ty trong thời gian sắp tới. Tất nhiên, bạn sẽ hứa hẹn hoàn tất nốt các công việc còn lại trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, bàn giao nhiệm vụ để không làm ảnh hưởng tiến độ chung của công ty.
Đây thật sự là một lý do nghỉ việc chính đáng. Bởi lẽ, đã đến lúc bạn suy nghĩ đến những dự định khác cho bản thân. Đâu là nơi thật sự phù hợp với bạn và năng lực của bạn. Cách truyền tải cũng rất quan trọng và là điều bạn nên lưu tâm.
2. Trải nghiệm học tập cao hơnNgày này, việc trau dồi nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng giao tiếp, phân tích vấn đề, kỹ năng đàm phán,… đều quan trọng. Không những thế, nhiều người đã lựa chọn học lên cao hơn để giúp cho sự nghiệp của mình thăng tiến hơn sau này.
Có người lựa chọn vì đam mê ngành học. Có người muốn đổi mới trong quỹ thời gian phát triển cá nhân mỗi ngày. Chẳng hạn như việc, một Junior hay Senior Developer mong muốn tìm kiếm các cơ hội học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ,… nhằm theo đuổi những mục tiêu mới. Do vậy, đơn xin nghỉ việc cho developer giúp họ gửi lời đến tổ chức; thông báo về việc kết thúc quá trình dài làm việc của mình.
Tất nhiên đơn xin nghỉ việc cho developer vẫn phải đảm bảo những tiêu chí quan trọng về nội dung, hình thức và một lý do xin nghỉ việc chính đáng.
3. Một môi trường làm việc mới tốt hơnKhi đã có những trải nghiệm đủ nhiều tại một tổ chức/doanh nghiệp, bạn chợt nhận ra một yếu tố quan trọng – chính là sự phù hợp. Môi trường hiện tại không còn phù hợp với bạn. Hoặc bạn muốn tìm kiếm một môi trường khác năng động hơn, với nhiều tính cạnh tranh hơn.
Bạn muốn làm việc trong một tập đoàn đa quốc gia; học hỏi và tiếp thu những điều mới; tiếp cận văn hóa và tác phong làm việc của các thị trường quốc tế,…
Hãy chuẩn chị một lá đơn xin nghỉ việc thật hợp chuẩn; trình bày đầy đủ các ý muốn cá nhân để gửi đến nhà quản lý của bạn.
4. Nghỉ việc vì lý do sức khỏeSức khỏe luôn là một vấn đề quan trọng đối với một nhân viên. Có sức khỏe, bạn sẽ thật sự ổn định hơn về tinh thần. Đồng thời, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Do vậy, mà bên cạnh các yếu tố về phúc lợi, lương bổng,… sức khỏe là một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến việc xác lập lý do xin nghỉ việc.
Thực tế cho thấy, đây cũng là một lý do xin nghỉ việc chính đáng. Bởi lẽ, ai cũng cần có sức khỏe. Nếu tình hình sức khỏe hiện tại không cho phép bạn tiếp tục công việc, nghĩ đến việc dừng lại đúng lúc. Chưa kể nếu bạn gặp phải những vấn có tính chất phức tạp hơn, bạn lại cần thời gian để nghỉ ngơi.
Đừng lo sợ mà hãy bày tỏ chân thành với nhà quản lý. Họ sẽ hiểu và thông cảm cho bạn. Đồng thời chấp thuận nếu bạn có một lá đơn xin nghỉ việc hợp lý kèm một lý do xin nghỉ việc phù hợp.
Hãy nhớ rằng việc quan trọng lúc này của bạn là thời gian dành cho bản thân. Việc đưa ra quyết định dừng việc sớm sẽ tốt hơn cho công tác quản lý và tiến độ phát triển công việc chung của tổ chức.
5. Nghỉ việc vì muốn phát triển kinh doanhNhiều nhân sự khi họ làm được một thời gian, họ nhân sự nhiều sự chuyển hướng khác nhau thích hợp với mình hơn. Sự chuyển hướng trong ngành nghề ấy dựa trên các cơ sở về cá tính, sở thích và quan trọng nhất là việc họ muốn mình trở thành ai.
Không có một giới hạn nào cho sự thay đổi phạm vị nghề nghiệp. Họ có thể thay đổi sang các ngành cũng lĩnh vực. Và thậm chí một số khác thì không. Việc theo đuổi phát triển kinh doanh riêng là một trong số đó. Khi họ thật sự mong muốn và đó là thời điểm thích hợp, họ sẽ bắt tay thực hiện. Nếu có ước mơ, đủ thời gian và tâm sức; các yếu tố vật chất cộng hưởng, đó là lúc chín muồi để họ lựa chọn đưa ra quyết định chuyển mình khác hơn.
Phát triển kinh doanh có thể là: mở quán cà phê, nhà hàng; hoặc chính các công ty startup, agency riêng của họ. Họ đã có đủ những trải nghiệm cơ bản trong một hoặc nhiều tổ chức doanh nghiệp. Họ đã nắm được việc tổ chức vận hành và thiết lập hệ thống nhân sự thì khi cơ hội đến, việc của họ là nắm bắt chúng. Song, dù thế nào, bạn vẫn phải trình bày lý do này trên một lá đơn xin nghỉ việc thật chỉn chu nhất.
Mọi công ty sẽ hiểu và thông cảm vì đây thật sự là lý do xin nghỉ việc chính đáng. Điều quan trọng chính là bạn hãy cố gắng để lại ấn tượng đẹp sau cùng nơi tổ chức mà mình đã đồng hành.
Những lý do xin nghỉ việc không nên dùng 1. Lương thấpThật sự đây là một lý do hợp lý. Tuy nhiên, không ai lại viết trong đơn một cách trực tiếp như vậy. Nếu là một nhân viên chuyên nghiệp, bạn cần có cách trình bày vấn đề với sắc thái nhẹ nhàng hơn. Không nên đi nhanh vào trọng tâm và nhấn mạnh việc lương tại tổ chức quá thấp. Bạn hãy phủ đầu bằng một loạt các lý do về điều kiện phát triển, những vấn đề khó khăn bạn gặp phải,... Đó là những minh chứng rõ nhất khiến họ có hình dung cụ thể hơn về tình hình hiện tại của bạn.
2. Tôi bị giới hạn về chuyên môn phát triểnMỗi công ty có một quy trình phát triển khác nhau. Do đó mà cách thức tổ chức, vận hành cũng khác. Bạn có thể được chỉ đạo làm tốt các nhiệm vụ, trách nhiệm thông qua phần tasks được giao. Hoặc bạn cũng được hỗ trợ và làm chung các kế hoạch, dự án khác để có thể học hỏi thêm các kinh nghiệm.
Hãy tìm kiếm một môi trường phù hợp hơn với mình. Đó là nơi cho bạn nhận thấy mình có thể trải nghiệm và tiếp thu, phát triển năng lực bản thân lên những trình độ cao hơn.
Lời kết
Tóm lại, việc bạn đưa ra một lý do xin nghỉ việc hợp lý sẽ giúp là đơn xin nghỉ việc trở nên thuyết phục hơn. Hãy quan tâm đến bản thân, hiểu mình muốn gì để xác định một lý do xin nghỉ việc chính đáng nhất. Bạn chỉ cần có cách truyền tải chân thật và bày tỏ sự tôn trọng, thì chắc chắn lý do xin nghỉ việc của bạn sẽ được phê duyệt. TopDev hi vọng, thông qua bài viết, các bạn sẽ có những thông tin thật sự hữu ích.
3 Lý Do Xin Nghỉ Việc Thuyết Phục Nhất Mà Bạn Cần Biết
hZWYlp1gmnCXmJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ–oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVnZaSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE. Answer 14 42
>>> Tìm kiếm công việc mới <<< 1 – Sử dụng các lý do xin nghỉ việc khách quanNếu bạn quyết tâm ra đi và không muốn bị níu giữ lại bởi sếp tăng lương hay giao cho công việc tốt hơn thì lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng lý do này trong đơn thôi việc. Những lý do khách quan bạn có thể sử dụng bao gồm: chuyển nhà, chăm lo cho cha mẹ, có ý định kết hôn, sinh con,…
Bạn có thể viết:
Trong thời gian sắp tới, gia đình tôi sẽ chuyển đi/cha mẹ tôi sinh bệnh/ tôi có kế hoạch có em bé… Do vậy dù rất muốn nhưng hiện tại tôi chưa thể tiếp tục công tác tại công ty được nữa. Rất mong anh/chị thông cảm và chấp thuận cho đơn xin thôi việc của tôi.
2 – Không muốn ảnh hưởng đến công việc chung
Lý do xin nghỉ việc này thường dễ được chấp nhận hơn vì nghe như bạn đang vì lợi ích tập thể chung của công ty chứ đâu phải vì bạn ! Hãy trình bày thẳng thắn với sếp rằng bạn đang vướng bận những lý do cá nhân ra sao, bạn thấy mình không còn làm việc năng suất và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến công việc chung của công ty.
Bạn có thể viết:
Vì một số lý do cá nhân, tôi phải ở nhà trong nhiều tháng tới. Tôi cũng nhận thấy công việc riêng của tôi sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty. Vì vậy, tôi viết đơn xin thôi việc này và rất mong được ban giám đốc chấp thuận.3 – Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp Bạn có thể viết:
Đây cũng là một lý do mà khó bị các sếp cưỡng chế để ở lại công ty. Bạn hãy đề cập đến mong muốn nhu cầu thay đổi nghề nghiệp sau thời gian suy nghĩ dài. Nếu có thể, hãy viết kĩ hơn về việc bạn nhận ra bản thân mình thực sự thích công việc khác như thế nào và cảm thấy công viện hiện tại không phù hợp ra sao. Tuy nhiên lời khuyên này dành cho những bạn đã nhận ra mình thích gì và thực sự mong muốn theo đuổi nó. Nếu bạn đơn thuần chỉ đang chạy theo xu hướng những công việc hot, nhẹ nhàng, lương cao hãy suy nghĩ thật kỹ để dùng nó làm lý do nghỉ việc của bạn. Vì lý do đó nếu nói không khéo léo sẽ dễ gây ra khó chịu và suy nghĩ không hay của sếp dành cho bạn.
Dù là với lý do gì, hãy viết nó bằng sự chân thành và khéo léo nhất có thể để tránh làm mất lòng nhau. Vì dù sao đi nữa, chúng ta cũng nên giữ hình ảnh tốt khi ra đi, chứ không nên để lại ấn tượng xấu với người ở lại.
– Theo 8morning
hZWYlp1gmnCXmJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ–oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVnZaSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE. Answer 14 42
Have something to say?Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.
Tôi nghĩ lý do thứ 3 là thuyết phục nhất. Và 2 ý trên tôi nghĩ nếu bạn có thành thật nghĩ như vậy nhưng người sếp, HR không nghĩ vậy thì cũng khó thuyết phục được lắm.
Anphabe Most Active Contributor
Trên góc độ cá nhân thì theo kinh nghiệm của mình lý do 1 là OK nhất.
Vì đó là hoàn cảnh mà DN khó tác động được cho dù là có nhiều yếu tố hỗ trợ nơi ở, chi phí đi lại hay tăng thu nhập cho bù đắp … thì lý do 1 nó gom cả hoàn cảnh mà trong đó bị ảnh hưởng cả về vật chất, tinh thần và điều kiện sống trong tương lai nữa.
Còn lý do 2 thì một người vì cái chung mà rút lui thì thường phải tầm quản lý chứ khó có thể ở vị trí nhân viên mà đưa ra thì trên góc độ logic bị sai.
Lý do 3 thì bạn có thể đạt được mục đích xin nghỉ nhưng sẽ bị mất thời gian do người HR kinh nghiệm họ thường đưa ra các cách thuyết phục mà ở đó bạn luôn phải bị động (do mình đưa lý do sai) rồi phải trả lời cho hợp lý.
Nếu như bạn đưa được mục tiêu muốn thay đổi nghề nghiệp mà nghề đó không có trong DN đó thì có thể chấp nhận, còn nếu trong DN đó có thì bạn cũng sẽ bị thuyết phục bằng những yếu tố hỗ trợ đào tạo … Còn nếu bạn nêu ra mà trong DN đó có nghề đó mà họ cho bạn đi thì bạn đã tự out.
Tóm lại, lý do 3 chỉ làm mất thời gian cho cả đôi bên. HR kinh nghiệm sau khi trao đổi thuyết phục thì cũng hiểu bạn muốn là ở lý do 1 còn lý do 3 theo đơn chỉ là lý do và như vậy phải mất thời gian để họ xác định bạn ở lý do 1.
Nhân tiện, chia sẻ để khi ta muốn chia tay thì nó nhanh chóng mà niềm tin vẫn còn mãi.
Khi cho thôi việc theo đơn thì :
+ Lý do 1 là OK và cho nhanh, khỏi phải thuyết phục mất thời gian mà người xin nghĩ việc bản thân họ cũng đã quyết tâm chia tay.
+ Do mâu thuẫn trong công việc, đánh nhau, ganh đua … thì thuyết phục và giải quyết bằng việc hòa giải thì nhu cầu làm việc vẫn vậy. Sau khi 2 bên mâu thuẫn hiểu nhau sẽ hợp tác.
+ Do quyền lợi, chức vụ, vị trí mà người viết đơn có ý hoặc ẩn ý khi DN đưa ra thì nên cho nghỉ sớm. Vì nếu thỏa hiệp chỉ kéo dài bằng mồi nhử (lương tăng, quyền lợi tăng, chức vụ tăng) giữa 2 bên mà chính người đưa đơn sẽ không còn uy tín làm việc trong tập thể nữa. Chưa kể họ làm cho HR, lãnh đạo hoặc DN mang tiếng, mất uy tín vì bị tiểu xảo đưa đơn.
Với người năng lực quá tốt mà DN quá cần thì tùy ý, còn lại thì nên chia tay.
Hãy nghĩ : ta không làm thì DN họ cũng thuê người khác do DN họ phải hoạt động. Ta không làm cho họ thì ta cũng đi làm cho DN khác vì ta cũng phải sống.
Có vậy giữa 2 bên ta và DN mới gắn bó với nhau. Vì lương tốt đâu ai ra đi, làm tốt cũng đâu ai để mình đi,.
Vì vậy khi đi thì cứ nêu chính kiến là hợp lý.
Ý kiến mang tính cá nhân.
cứ chia sẻ thẳng thắn với leader thôi. thích là nhích.
Ah, khi đi, nhớ đảm bảo bàn giao công việc thuận lợi cho người đến sau.
Anphabe Most Active Contributor
…đọc bài viết của bạn, tôi không ép mình để lựa chọn lý do nào cho mình mà tôi lại đặt ra câu hỏi với tôi là có nên viết thật, viết chân thành về lý do của mình khi nghỉ việc hay không?…bởi rằng sự chân thật, chân thành bao giờ cũng tốt hơn sự giả dối và giả tạo, nhưng xét cho cùng thì cũng phải áp dụng cách thức nào đó để mối quan hệ được tốt đẹp và công việc được giải quyết đẹp đẽ nhưng làm sao chúng ta không phải lừa dối người nào và hơn cả là đừng lừa dối bản thân.
Một số việc bạn có thể làm để giữ một hình ảnh tốt cho mình khi quyết định rời khỏi công ty.
NênKhông NênViết một lá đơn xin nghỉ việc thật ngắn gọn và trực tiếp gởi cho sếp. Sếp của bạn phải là người đầu tiên biết quyết định nghỉ việc của bạn.
Đừng để ông ta phải nghe tin đó từ anh Quang hay cô Hoa khi họ đang kháo nhau.
Kể tội/bôi nhọ sếp, đồng nghiệp hay công ty (cho dù điều này làm bạn cảm thấy dễ chịu thì bạn cũng không nên làm vậy).
Ca ngợi công ty mới / Huênh hoang về công việc bạn sẽ làm sắp tới.
Thông báo nghỉ việc vào thời điểm thích hợp (nhớ tham khảo vấn đề này theo nội quy của công ty. Thường bạn phải thông báo nghỉ việc trước 30 ngày làm việc theo hợp đồng năm và 45 ngày làm việc cho hợp đồng vô thời hạn).
Nghỉ ngay lập tức hoặc không thông báo trước theo quy định
Tạo một danh sách liệt kê các dự án chưa thực hiện xong và những việc cần phải làm để hoàn thành các dự án đó.
Lấy đi bất kỳ tài liệu hoặc tài sản gì của công ty.
Liệt kê danh sách những người bạn thường liên hệ công tác. Thông báo cho những người đó biết bạn sắp nghỉ việc và ngày cuối cùng bạn ở công ty là ngày nào. Viết email giới thiệu họ với người sẽ thay thế bạn (nếu bạn biết người sẽ thay thế bạn là ai)
Phá hỏng dữ liệu hay cơ sở dữ liệu, v.v…
Nếu có thể, bạn hãy hoàn thành hết các dự án đang dở dang.
Không hoàn thành / không bàn giao công việc
Mình thấy phần lớn lý do xin nghỉ việc đều là tìm kiếm cơ hội mới / trải nghiệm mới / tăng thu nhập, nên thường mình ko quá chú trọng đến lý do, mà chủ yếu để thông báo ngày nghỉ & cám ơn cơ hội được học hỏi/làm việc với sêp/team trong thời gian qua. vì cho dù chuyện gì xảy ra, thì mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp cũ vẫn rất quan trọng. ah, trong nhiều trường hợp, HR cty mới sẽ gọi lại cty cũ của bạn để ref check 🙂
ex.:
Dear [sếp],
Hơn 2 năm qua được làm việc với [S ếp và Team Marketing] là khoảng thời gian rất có ý nghĩa với e. Cám ơn [S ếp và Team] đã cho e cơ hội học hỏi và trải nghiệm thiết thực. Đây chắc chắn sẽ là hành trang quý giá trên con đường nghề nghiệp của e.
E xin chân thành cảm ơn [ Sếp và cả Team] rất nhiều trong thời gian qua.
Tăng Sức Thuyết Phục Xác Đáng Với Bí Quyết Viết Đơn Xin Nghỉ Học Đơn Giản
Khái niệm đơn xin nghỉ học
Đơn xin nghỉ học thuộc một trong những dạng biểu mẫu văn bản đơn giản, được sử dụng rộng rãi trong môi trường học đường. Tuy nhiên phổ biến nhất là tại các trường học từ tiểu học tới trung học phổ thông hiện nay.
Loại văn bản này được dành riêng cho những người vẫn đang còn ngồi trên ghế nhà trường với vai trò là học sinh, sinh viên. Người lập nên có thể là chính bản thân học sinh hoặc cũng có thể là phụ huynh học sinh. Sau khi làm đơn, họ sẽ nộp lên cho giáo viên và nhà trường để nhận được sự chấp thuận cho trường hợp xin phép nghỉ học có lý do.
Khi nào thì cần sử dụng đơn xin nghỉ học?Đối với những người học sinh vẫn đang trong quá trình học tập, thì chắc hẳn những tình huống dẫn đến việc nghỉ học là sự cố mà các bạn không mong muốn gặp phải.
Tuy nhiên, mọi người đều không thể tránh khỏi tình huống đột xuất như đau ốm, hay bất kỳ một sự kiện bất ngờ phát sinh nào đó khiến chúng ta phải nghỉ học tại trường. Chính vì vậy, những mẫu đơn xin phép nghỉ học nộp lên cho thầy cô và nhà trường lúc này là điều cần thiết để học sinh – sinh viên có thể nhận được sự cho phép nghỉ học ngày hôm đó.
Các mẫu đơn xin nghỉ học thông dụng nhất hiện nay Đơn xin nghỉ học cho học sinh THCS và THPTMẫu đơn xin phép nghỉ học dành cho học sinh THCS và THPT là mẫu văn bản sử dụng riêng cho các đối tượng học sinh đang theo học tại các trường cấp 2 và cấp 3. Các bạn có quyền sử dụng chúng trong trường hợp bản thân bị ốm hoặc gia đình có việc bận đột xuất nên không thể tham gia học tập tại trường được.
Tạo đơn xin phép nghỉ học và nộp cho giáo viên là một việc làm cần thiết để thể hiện sự tôn trọng với giáo viên, cũng như chấp hành đúng những quy định của nhà trường. Hơn nữa, sự tồn tại của đơn xin phép nghỉ học cũng là phương án để giúp các bạn vắng học mà không bị đánh giá hạnh kiểm cuối năm.
Nội dung trong các mẫu đơn xin nghỉ học cho đối tượng học sinh THCS và THPT cũng tương tự như các mẫu đơn xin nghỉ dành cho đối tượng khác. Trong đơn sẽ bao gồm thông tin của người xin nghỉ, thời gian xin nghỉ, lý do xin nghỉ vì sao, cam kết thực hiện những gì và chữ ký của cả học sinh lẫn phụ huynh học sinh để xác nhận việc nghỉ học của bạn là chính đáng.
Học sinh khi làm đơn xin phép nghỉ học cần lưu ý đến việc có chữ ký của phụ huynh học sinh trong mẫu đơn này. Bởi vì chữ ký phụ huynh chính là yếu tố bắt buộc để làm cơ sở cho các giáo viên chủ nhiệm đồng ý cho bạn nghỉ học có phép và chính đáng.
Đơn xin nghỉ học cho sinh viênĐể hoàn thành một lá đơn xin phép nghỉ học dành cho sinh viên, thì các bạn cần phải lưu ý chấp hành đúng theo những quy định khi soạn thảo văn bản hành chính, bao gồm quốc hiệu và tiêu ngữ. Bên cạnh đó, những lỗi chính tả sơ đẳng cũng là điều mà các bạn nên chú ý. Để tránh làm mất đi sự trang trọng của biểu mẫu văn bản hành chính và tính thẩm mỹ của đơn xin phép nghỉ học.
Ngoài ra, sinh viên khi viết đơn xin phép nghỉ học thì cần phải chắc chắn đã hoàn tất đầy đủ thông tin và nội dung hơn so với các mẫu đơn xin phép nghỉ học của học sinh THCS và THPT.
Một mẫu đơn văn bản tối thiểu cần phải có đầy đủ thông tin về trường lớp, khoa ngành mà bạn đang theo học, hoặc cụ thể hơn nữa là thông tin về môn học và tiết học mà bạn xin nghỉ. Điền chính xác và trung thực cả thời gian xin nghỉ lẫn thời gian đi học lại. Cuối cùng, chỉ những lý do xin nghỉ học có tính thuyết phục thì mới nhận được sự chấp nhận từ phía giáo viên.
Đối với một trường hợp đặc thù khác, những sinh viên có mong muốn bảo lưu kết quả học tập học, xin phép được nghỉ học trong một thời gian dài thì các mẫu đơn xin nghỉ học tạm thời sẽ là phương án thích hợp. Với dạng mẫu đơn này, người làm đơn sẽ có thể được bảo lưu kết quả học tập và nghỉ học trong một khoảng thời gian tương đối dài tùy theo quy định nhà trường.
Dạng mẫu đơn xin nghỉ học tạm thời có cách viết và nội dung không khác mấy so với các mẫu đơn xin phép nghỉ học khác. Tuy nhiên, với mẫu đơn này sẽ yêu cầu phải có các xác nhận kèm theo để nhà trường lấy đó làm căn cứ xác thực.
Những nội dung cần có trong các mẫu đơn xin nghỉ họcĐối với lĩnh vực ngành giáo dục thì các mẫu đơn xin phép nghỉ học là một biểu mẫu văn bản có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng. Không những có quyền hạn đối với học sinh mà còn có ảnh hưởng đến cả giáo viên nữa. Chính vì lý do này, để làm được một mẫu đơn xin phép nghỉ học đúng chuẩn thì cần phải trình bày rõ những thông tin và nội dung đầy đủ nhất theo yêu cầu. Những nội dung chính bắt buộc phải có đối với các mẫu đơn xin nghỉ học đó là:
Đơn vị mà người làm đơn xin phép nghỉ học gửi tới: có thể là ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Trong trường hợp học sinh, sinh viên buộc phải nghỉ ốm đột xuất thì có thể gửi đơn xin nghỉ học cho thầy cô qua email, tin nhắn điện thoại,… hoặc nhờ học sinh khác trong lớp gửi hộ cho người có quyền quyết định.
Thông tin của đối tượng xin phép được nghỉ học: họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, mã số học sinh – sinh viên, hiện đang theo học lớp nào, do thầy cô nào phụ trách, hoặc xin nghỉ học tiết nào, do ai đảm nhiệm.
Lý do để xin phép nghỉ học: phụ thuộc vào tình huống của cá nhân học sinh, sinh viên có nhu cầu. Một số lý do điển hình như: nghỉ ốm đột xuất, bận sắp xếp công việc riêng, nhu cầu xin nghỉ riêng tư… của từng cá nhân. Đây cũng là cơ sở để quyết định xin phép được nghỉ học từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
Lời cam kết của người xin nghỉ học: có thể là sẽ hoàn thành đủ những quy định cần thiết cũng như cố gắng theo kịp chương trình học, ghi chép bài đầy đủ khi có thể quay trở lại học tập tại trường trong thời gian tới.
Kèm theo đơn xin phép là số điện thoại của cá nhân để đề phòng trong trường hợp cần thiết thì giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu sẽ liên hệ lại được với cá nhân đó.
Đối với tình huống xin nghỉ thời gian dài do học sinh, sinh viên đau ốm, hiếu hỉ hoặc phải lo liệu công việc đột xuất thì cần phải kèm theo chứng nhận của người có thẩm quyền. Với đối tượng xin nghỉ học vì ốm đau dài thì cần có xác nhận của cấp huyện trở lên; nghỉ vì lý do hiếu – hỉ thì phải có xác nhận của chính quyền cấp xã.
Một lá đơn xin nghỉ học đúng chuẩn phải đáp ứng những yêu cầu nào? Cung cấp thông tin cơ bảnNội dung cơ bản trong các mẫu đơn xin nghỉ học thông dụng thường tương đối dễ trình bày, dễ viết. Chúng chỉ yêu cầu những thông tin đơn giản về họ tên, trường lớp, mã số sinh viên, khoa ngành mà học sinh – sinh viên đang theo học,…
Toàn bộ những thông tin đã được trình bày khi viết đơn xin phép nghỉ học đều cần đảm bảo tính trung thực. Nếu phát hiện có bất kỳ sai phạm hay không trung thực nào thì sẽ bị tính vào trường hợp vi phạm quy định của nhà trường và đạo đức học sinh, sinh viên.
Căn cứ xác thực cho nhà trườngBên cạnh đó thì những mẫu đơn xin phép nghỉ học còn là căn cứ xác đáng để giúp cho giáo viên chủ nhiệm và ban lãnh đạo nhà trường có thể theo dõi, quản lý sát thực tế đối với trường hợp học sinh xin phép nghỉ học.
Cụ thể, đối với trường hợp học sinh bị ốm đau nặng trong quãng thời gian dài, thì nhà trường sẽ cử đại diện đến để thăm hỏi, hỗ trợ tài chính và có thể dạy học bù nếu điều kiện cho phép để theo kịp kiến thức trên lớp. Còn với trường hợp học sinh nghỉ học dài hạn không có lý do và không quay lại trường học theo đúng số ngày xin nghỉ, thì phía nhà trường sẽ có biện pháp kỷ luật với mức độ nặng nhất là thôi học.
Sự đồng ý từ ban quản lý nhà trườngNgoài ra, cần lưu ý khi nộp đơn xin nghỉ học thì phải có được sự đồng ý, chấp thuận từ phía ban giám hiệu nhà trường và thầy cô giáo chủ nhiệm. Khi đó tờ đơn xin phép mới có tác dụng và người làm đơn mới được phép nghỉ buổi học ngày hôm đó.
Còn nếu đơn xin phép nghỉ học không được chấp nhận mà cá nhân vẫn tự ý nghỉ thì sẽ bị đánh vắng buổi học ngày hôm đó theo diện không có lý do. Sau đó sẽ áp dụng hình thức phạt tương ứng và còn phải viết cả bản tường trình.
Tuân thủ trình tự và nội dung của đơn xin phépĐể hoàn tất một lá đơn xin nghỉ học đúng chuẩn nhằm thuyết phục được người đọc, người làm đơn không những phải chú ý tuân thủ theo trình tự viết đơn xin nghỉ học đúng quy định. Mà còn cần cẩn thận đối với phần nội dung trình bày của toàn bộ tờ đơn, đặc biệt là phần lý do xin nghỉ học.
Phần này chính là nội dung quan trọng nhất mà người có quyền hạn sẽ lấy làm cơ sở xác định khi xem xét đơn xin nghỉ học của bạn. Do vậy, người làm đơn nên trình bày trung thực lý do chính đáng mà mình viết đơn xin nghỉ và kèm theo lời xin phép cũng chữ ký của phụ huynh để hoàn tất một lá đơn xin phép thuật thuyết phục.
Thời gian xử lý và quyết định đối với đơn xin nghỉ học của học sinh, sinh viênSau khi hoàn tất việc nộp đơn xin nghỉ học, tùy theo tình huống cụ thể của nguyên nhân xin nghỉ mà học sinh, sinh viên sẽ được cho phép nghỉ học có lý do một vài ngày. Còn trong những trường hợp khác, người làm đơn cần phải đợi phản hồi lại từ giáo viên chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu nhà trường.
Đối với những cá nhân có nhu cầu xin nghỉ học vì lý do bệnh tật, cưới xin, việc nhà hoặc bất kỳ công việc đột xuất nào thì vẫn được đặc cách cho nghỉ ngay buổi học ngày hôm đó để kịp thời xử lý công việc riêng của mình. Những trường hợp còn lại, như đã nói ở trên, cần phải đợi phản hồi từ ban quản lý của mình.
Thời gian giải quyết của ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm là tùy thuộc vào nguyên nhân xin nghỉ học của học sinh, sinh viên. Có thể giải quyết ngay, cũng có thể trong một vài trường hợp đặc thù thì cần phải đợi gửi lên ban giám hiệu.
Cuối cùng, đối với trường hợp xin nghỉ học dài hạn. Thời gian để người có thẩm quyền giải quyết đó là 1 ngày kể từ ngày giáo viên chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu tiếp nhận đơn của học sinh, sinh viên có nhu cầu nghỉ học. Sau đó, ban quản lý có thể phản hồi bằng văn bản hoặc liên hệ trực tiếp với người làm đơn xin nghỉ.
Cách viết đơn xin nghỉ học cho học sinh, sinh viên tham khảoHoàn tất một lá đơn xin nghỉ học dường như là công việc tương đối đơn giản và dễ dàng đối với những người học sinh, sinh viên còn đang đi học. Tuy nhiên, để viết được một lá đơn xin phép theo đúng quy định biểu mẫu văn bản và thuyết phục được ban quản lý chủ nhiệm chấp nhận cho phép nghỉ có lý do. Thì nội dung đơn xin nghỉ học cần phải có đầy đủ nội dung cần thiết và hàm súc.
Phần bố cục trình bày của đơn xin phép nghỉ họcMở đầu cần phải có quốc hiệu và tiêu ngữ:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tiếp theo là phần của tên đơn xin phép: Đơn xin phép nghỉ học.
Đối tượng mà đơn xin phép nghỉ học muốn gửi tới: Thông thường, đơn xin phép nghỉ học của học sinh, sinh viên sẽ được gửi đến nhà trường và giáo viên chủ nhiệm của lớp. Bên cạnh đó, nếu muốn thể hiện sự tôn trọng hơn thì người làm đơn nên xin phép đối với cả những giáo viên bộ môn dạy ở lớp mình buổi học ngày hôm đó.
Với tư cách là đơn xin phép gửi đến thầy cô giáo, cho nên người viết đơn nên chú ý sử dụng những ngôn từ trang trọng, tôn kính và lịch sự. Ví dụ:
Kính gửi: Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp và toàn thể thầy /cô giáo bộ môn lớp…
Phần nội dung của đơn xin phép nghỉ họcĐối với phần nội dung của mẫu đơn xin nghỉ học cần phải hoàn thiện được đầy đủ những thông tin sau: thông tin của học sinh, sinh viên xin phép nghỉ học; lý do xin phép nghỉ học chính đáng; mục đích của đơn xin phép nghỉ học; lời cam kết và lời cảm ơn của học sinh; chữ ký của học sinh và phụ huynh học sinh.
Cụ thể sẽ gồm:
Họ và tên: ………………………………………………….
Học sinh lớp: ……………………………………………….
Lý do viết đơn xin nghỉ học: …………………………….
Em viết đơn này xin phép được nghỉ học trong thời gian….
Em xin hứa sẽ học bài và làm bài tập đầy đủ.
Kính mong các thầy cô cho phép em được nghỉ buổi học ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phụ huynh, người viết đơn, ngày tháng năm.
Tham khảo cách viết đơn xin nghỉ học cho học sinh, sinh viên đúng chuẩn.
Một nội dung quan trọng khi viết đơn xin nghỉ học đúng chuẩn. Đó là cần phải có chữ ký của phụ huynh học sinh để xác nhận được việc xin nghỉ học của bạn là vì lý do chính đáng và có thể thuyết phục được sự chấp nhận từ giáo viên chủ nhiệm.
Trong thực tế, đã xảy ra một số trường hợp học sinh, sinh viên xin nghỉ học không có lý do chính đáng để trốn tránh việc phải tham gia hoạt động học tập, lừa dối thầy cô, gia đình và ảnh hưởng đến cả quá trình học tập của mình. Cho nên việc có chữ ký xác nhận của phụ huynh lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Phụ huynh có nên viết đơn xin nghỉ học cho con hay không? Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trườngĐể giáo dục và nuôi dạy trẻ nên người, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường và giáo viên chủ nhiên nên chủ động thông báo tới phụ huynh của trẻ những hoạt động học tập, lao động, vui chơi tại trường của cá nhân học sinh, sinh viên đó. Hình thức thông báo có thể thông qua các buổi họp phụ huynh định kỳ hoặc thông báo qua email, điện thoại, mạng xã hội.
Ngược lại, phụ huynh học sinh, sinh viên cũng phải tích cực trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình tại nhà để kịp thời phát hiện khi có vấn đề và cùng nhau giải quyết. Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh. Thông qua sự trao đổi đồng thuận giữa hai bên sẽ hạn chế được nhiều mâu thuẫn không đáng có phát sinh, nhiều vấn đề không nắm bắt kịp thời, đảm bảo được sự an toàn và quá trình học tập – phát triển toàn diện của con trẻ.
Thể hiện sự tôn trọng và chấp hành quy định của nhà trườngNội quy được quy định rõ tại tất cả các trường học tại Việt Nam, đó là phải đi học đều, đúng giờ. Tuy vậy, thi thoảng cũng không thể tránh khỏi những tình huống mà trẻ bị bệnh đột xuất hay gia đình có công việc gấp cần phải nghỉ học.
Những lúc đó, người giáo viên cần tìm hiểu được nguyên nhân vì sao trẻ nghỉ. Phụ huynh nên phối hợp với nhà trường bằng việc làm đơn xin nghỉ học cho con để nhà trường xác nhận tình huống. Không nên dung túng hay cho phép con mình nghỉ học tại trường không lý do, việc làm này không những vi phạm nội quy nhà trường mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa gia đình học sinh với nhà trường:
Đơn xin nghỉ học để nộp cho ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm của con em là điều cần thiết mà phụ huynh phải làm khi muốn cho con mình nghỉ học. Đây là nội quy chung do nhà trường quy định, nếu không chấp hành đúng sẽ ảnh hưởng đến hạnh kiểm cuối kì của học sinh theo học.
Việc phụ huynh gửi giấy phép xin nghỉ học cho con em mình được xem như một thông báo về lý do chính đáng cần phải nghỉ học cho nhà trường, hạn chế những tình huống học sinh tự ý nghỉ học không có lý do.
Đơn xin phép của phụ huynh cho con mình ngoài ra còn là minh chứng cho sự quan tâm của gia đình đối với con em. Thể hiện sự tôn trọng và chấp hành đối với những nội quy trường học nơi con mình theo học từ phía gia đình học sinh, sinh viên này.
Phụ huynh khi viết đơn xin phép nghỉ học cho con sẽ đồng thời thông báo lý do nghỉ của học sinh cho nhà trường biết. Nếu trong tình huống cần đến sự giúp đỡ từ phía nhà trường thì đại diện thầy cô cũng sẽ có mặt kịp thời và giải quyết cùng gia đình (ví dụ như tiền chữa bệnh còn thiếu hay nhà có tang,…)
Khi nào phụ huynh nên viết đơn xin nghỉ học cho con?Thông thường thì việc viết đơn xin nghỉ học sẽ do chính học sinh xin nghỉ tự mình viết. Phụ huynh chỉ việc ký duyệt lý do được nêu trong đơn trước khi đem nộp cho giáo viên chủ nhiệm và ban quản lý nhà trường.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc thù như bệnh tật hay bận việc gia đình đột xuất. Thì gia đình cũng vẫn có thể cử một người trực tiếp viết đơn xin nghỉ hợp lệ cho con em mình.
Lưu ý trong cách viết đơn xin nghỉ học của phụ huynh nên sử dụng những ngôn từ trang trọng, lời văn lịch sự để thể hiện sự tôn trọng với các thầy cô giáo đang giảng dạy con mình. Ngoài ra, chú ý về phần bố cục trình bày cũng cần rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục.
Trong nhiều trường hợp, phụ huynh cũng có thể viết đơn xin nghỉ học cho con em của mình.
Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ học của phụ huynh học sinhViệc chuẩn bị một mẫu đơn xin nghỉ phép cho con mình đúng với tiêu chuẩn và quy định nhà trường là hết sức quan trọng. Bởi qua tờ đơn có thể thể hiện sự tôn trọng của gia đình đối với nhà trường cũng như sự hiểu biết của cá nhân người phụ huynh này.
Mẫu đơn xin phép nghỉ học do phụ huynh viết có thể tương đối đa dạng và khác nhau. Tuy nhiên để đáp ứng đúng tiêu chuẩn của một loại biểu mẫu văn bản, thì phụ huynh cần xem xét những lưu ý sau:
Phần mở đầuCũng như mọi văn bản hành chính khác, yêu cầu phải có quốc hiệu, tiêu ngữ đầu trang và căn giữa.
Phần nội dung(1): Ghi rõ tên trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học.
Ví dụ: Kính gửi: Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông A
(2): Ghi rõ tên lớp nơi con đang theo học.
Ví dụ: Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 11B
Ở nội dung này, phụ huynh cân nhắc viết thêm “Kính gửi các thầy cô giáo bộ môn giảng dạy…” trong ngày mà học sinh xin nghỉ.
Ví dụ: Đồng kính gửi giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên phụ trách môn học Sinh học, Hóa học.
(3): Ghi rõ họ tên người làm đơn là cha, mẹ hoặc người thân của học sinh xin nghỉ.
(4): Ghi rõ họ tên học sinh, sinh viên xin nghỉ.
(5): Khai báo chính xác tên lớp học sinh, sinh viên đang theo học; khóa ngành cụ thể (nếu là sinh viên); Năm học hiện hành là năm nào.
(6): Ngày bắt đầu xin nghỉ cùng với thời gian xin nghỉ. Nếu bắt đầu từ ngày viết đơn thì ghi cụ thể ngày đó vào.
Đối với những trường hợp xin nghỉ vì công việc riêng có thể xác định thời gian thì hãy điền cụ thể ngày cuối cùng xin nghỉ. Tuy nhiên, đối với trường hợp xin nghỉ vì bệnh tật, khó xác định được thời hạn nghỉ thì phụ huynh chỉ cần điền xin nghỉ bắt đầu từ thời điểm nào.
(7): Bên dưới là lời cam kết, sau khi hoàn tất nghỉ phép và quay trở lại trường học, học sinh, sinh viên sẽ học bài, ôn bài đầy đủ để theo kịp với chương trình học.
(8): Phần lý do xin nghỉ là nội dung quan trọng nhất trong tờ đơn. Do vậy, gia đình khi viết cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, chính đáng và thuyết phục đối với lý do xin nghỉ của con em mình.
Đa số trường hợp xin nghỉ học sẽ nêu lý do xin nghỉ là vì bị ốm. Đối với trường hợp lý do xin nghỉ mang tính cá nhân, phụ huynh chỉ cần trình bày lý do là vì gia đình có việc riêng. Đối với những lý do nghỉ học không mấy cấp bách ví dụ như xin nghỉ đi ăn cưới, xin nghỉ để tiếp đãi họ hàng từ xa tới chơi thì không nên đề cập trực tiếp mà nên nói “tránh”.
Đối với trường hợp học sinh nằm ốm ở bệnh viện hay trung tâm y tế. Phụ huynh có thể xin bệnh viện giấy tờ xác nhận để chứng minh và gửi cho ban quản lý cùng với đơn xin nghỉ học để tăng sức thuyết phục.
Một số lý do chính đáng có thể sử dụng khi viết đơn xin nghỉ họcCó thể thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng một lý do thuyết phục và chính đáng để xin nghỉ học sẽ dễ dàng nhận được sự chấp thuận từ người có quyền hành. Lý do nghỉ học này chính là căn cứ cho thầy cô chủ nhiệm phản hồi lại với đơn xin nghỉ học của học sinh và thể hiện sự cho phép hoặc không cho phép.
Viết đơn xin nghỉ học vì bị ốmBị ốm có thể được xem như là lý do nghỉ học phổ biến nhất, áp dụng với mọi đối tượng học sinh và sinh viên khi viết đơn xin phép. Bản chất trường hợp này là tình huống khó có thể tránh được với mỗi người và điều kiện nghỉ học là bắt buộc phải có.
Lý do là vì khi cơ thể học sinh đang bệnh tật thì bạn sẽ không có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động học tập tại trường. Không đủ nhanh nhạy để tiếp thu được những kiến thức mới, nhiều khi còn gây ảnh hưởng cho các bạn học sinh khác trong lớp, thậm chí còn có thể lây bệnh cho cả lớp học.
Đôi khi chỉ mắc bệnh cảm cúm nhẹ, nhưng học sinh cũng không được coi nhẹ sức khỏe của mình mà tiếp tục đến trường. Nên nghỉ học trong vòng vài ngày để cơ thể hoàn toàn hồi phục và khỏe mạnh. Có một trạng thái sức khỏe tốt sẽ giúp bạn học tập và tiếp thu hiệu quả hơn, vì vậy hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình.
Bên cạnh đó, bệnh tật cũng được xem là lý do thuyết phục các thầy cô nhất khi xin phép nghỉ học, bởi vì sẽ không có thầy cô nào bắt các học sinh đang ốm phải đến trường đầy đủ cả. Chính vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy không được khỏe và không đủ sức đến lớp thì học sinh hoàn toàn có thể viết đơn xin nghỉ học vì bị ốm để được thầy cô chấp nhận và dành thời gian nghỉ ngơi cho khỏe.
Xin nghỉ học do áp lực học tập quá lớnTình huống xin phép nghỉ học bởi vì áp lực học tập quá lớn cũng là một trong những lý do chính đáng được sử dụng khá thường xuyên hiện nay. Với phạm trù học tập và sinh hoạt tập thể, thì việc tỉnh táo cũng như phải tràn đầy năng lượng tích cực là điều hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả làm việc của học sinh.
Chính bởi vậy, dưới bất kỳ trường hợp nào khiến cho học sinh cảm thấy áp lực về học tập, não bộ sẽ ngừng việc suy nghĩ và tiếp nhận các kiến thức mới. Do đó, tốt nhất là nên làm đơn xin phép thầy cô nghỉ học để dành thời gian hồi phục, nghỉ ngơi cho bộ não của mình, nạp lại năng lượng cho những hoạt động tiếp theo khi quay trở lại trường học.
Để xin nghỉ học đơn giản nhất trong tình huống này thì cách thuyết phục tối thiểu là hãy trao đổi thẳng thắn lý do với giáo viên chủ nhiệm. Khi đó thầy cô sẽ có thể thấu hiểu cũng như dễ dàng hơn trong việc cho phép bạn có một khoảng thời gian thư giãn về tư tưởng và đầu óc.
Xin nghỉ học để giải quyết công việc quan trọng trong gia đìnhLý do làm đơn xin nghỉ để giải quyết một công việc quan trọng trong gia đình cũng được sử dụng tương đối phổ biến. Bởi đây cũng là lý do chính đáng được nhiều thầy cô giáo đồng ý và chấp nhận.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là với bất kỳ sự việc nào trong gia đình học sinh cũng được đồng ý cho nghỉ học. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt đã quy định hoặc công việc đột xuất khiến học sinh không thể tham gia hoạt động học tập trên lớp thì đơn xin phép đó mới được ban quản lý chấp nhận. Do vậy, khi sử dụng lý do nghỉ học này thì người làm đơn nên khéo léo trong việc trình bày để khi đọc đơn, thầy cô sẽ dễ thông cảm hơn và chấp thuận cho học sinh được nghỉ học.
Hướng dẫn bí quyết viết đơn xin nghỉ học thuyết phục cho từng trường hợp cụ thể Xin nghỉ học đột xuất Xin nghỉ học 1 ngàyMẫu đơn xin phép được sử dụng cho những tình huống xin nghỉ học tạm thời trong thời gian 1 ngày. Thông thường những học sinh muốn xin giáo viên cho phép mình nghỉ học 1 ngày đều phải sử dụng những lý do có tính xác đáng và thuyết phục cao. Chính vì vậy, người làm đơn nên chuẩn bị đơn xin phép từ một vài ngày trước thời điểm cần thiết để nộp cho giáo viên và nhận sự đồng ý cho phép nghỉ từ họ.
Xin nghỉ học vài ngày hoặc nhiều hơnVới những đối tượng học sinh bị ốm đau nặng phải xin nghỉ học dài ngày, cụ thể là vài ngày hoặc nhiều hơn. Thì trong quá trình viết đơn xin nghỉ cần nêu ra cho giáo viên thấy tình huống thực tế bằng lời lẽ trung thực để khiến giáo viên tin tưởng. Ngoài lý do bị ốm ra, học sinh, sinh viên cũng có thể dùng lý do đi du lịch cùng gia đình, gia đình có việc quan trọng để viết đơn xin nghỉ phép dài ngày.
Lời khuyên khi viết đơn xin nghỉ họcHiện nay, có một thực tế không thể phủ nhận là khá nhiều học sinh cấp THCS hay THPT thường xuyên tạc lý do để xin phép thầy cô cho mình nghỉ học.
Ví dụ: do thời tiết, tự nhiên em bị ốm, tuy đã dùng thuốc nhưng mãi không khỏi nên nay viết đơn này xin phép thầy cô cho em nghỉ học vài ngày. Hoặc là, gia đình em có việc đột xuất, cha em bị bệnh nên em viết đơn xin nghỉ.
Những lý do này sẽ rất khó để nhận được sự chấp thuận cho nghỉ học cho dù là từ phía giáo viên hay nhà trường. Do đó, khi làm đơn người viết nên chú ý trình bày lý do trung thực, hàm súc, sử dụng lời lẽ tôn trọng, nghiêm trang để đơn xin phép của mình mang tính thuyết phục hơn.
Việc xin nghỉ học ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và tiếp thu bài giảng của học sinh, sinh viên. Vì vậy, khi cần làm đơn xin nghỉ các bạn nên cân nhắc kĩ trường hợp này có nhất thiết phải xin nghỉ hay không. Nếu không cần thiết thì tốt nhất là hãy đến lớp đầy đủ để không bị bỏ sót kiến thức. Hành động này thể hiện sự trưởng thành và cũng là suy nghĩ chín chắn cho tương lai của chính bản thân mình.
Kết luậnCập nhật thông tin chi tiết về Cách Giả Bệnh Để Nghỉ Học Thuyết Phục Nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!