Bạn đang xem bài viết Các Loại Sâu Đục Thân Hại Lúa được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các loại sâu đục thân hại lúa
Sâu Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ
1. Sâu đục thân bướm hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker
Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa ( kể cả giai mạ). thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung sâu có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa. Tại các tỉnh phía Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng. Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc. Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.
* PHÒNG TRỪ – Dùng giống chống chịu. – Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. – Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng. – Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm. – Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học.
Phun các loại thuốc: Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày. Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước
2. Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
Chilo suppressalis Walker
Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh nhiều ở vùng ôn độ thấp, ít lụt bão. Hại nặng ở giai đoạn lúa con gái- làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa.
3. Sâu đục thân năm vạch đầu đen
Chilo polychrysus Meyrich
– Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu hại.
– Sau khi thu hoạch, thu dọn rơm rạ đem đốt hoặc ngâm dầm để diệt nguồn sâu.
– Chăm sóc hợp lý.
– Sử dụng những loại thuốc phòng trừ như với sâu đục thân lúa bướm 2 chấm.
Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị
NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ SÂU ĐỤC THÂN
Sâu đục thân là loại côn trùng sống ký sinh trong thân của cây trồng. Bướm đẻ trứng lên cây. Sau đó, trứng sẽ nở thành sâu. Chúng đục vào thân cây trồng, làm ngăn cản việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Một số nhánh cây nhỏ sẽ bị héo rồi chết. Các thân cây to dễ bị gãy khi gặp gió bão.
Sâu đục thân xuất hiện phổ biến ở tất các mùa, có thể trong nhiều giai đoạn phát triển của cây. Nó có thể làm hại tới các loại cây trồng như lúa, chuối và cả cây ăn quả.
Đối với cây lúa, ảnh hưởng nặng nhất do 4 loại sâu đục thân. Đó là sâu đục thân bướm hai chấm; sâu đục thân bướm cú mèo; sâu đục thân năm vạch đầu nâu; sâu đục thân năm vạch đầu đen.
Sâu đục thân năm vạch đầu nâu:
Thường phát triển hơn ở những vùng ôn độ thấp, không thường xuyên ngập bẹ lá. Loại sâu này thường xuất hiện vào vụ xuân nhiều hơn. Loài này gây hại nhiều hơn đối với khu vực Bắc Bộ.
Sâu đục thân bướm hai chấm;sâu đục thân năm vạch đầu đen; sâu đục thân bướm cú mèo.
Chúng phát triển tốt hơn trong điều kiện khí hậu ấm hoặc nóng, ẩm. Chúng sinh trưởng và phát triển từ 6 đến 7 lứa một năm. Do đó, vụ xuân muộn và vụ mùa chính vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn cả.
Chúng thường sẽ xuất hiện ở 2 giai đoạn chính là: Giai đoạn lúa non đẻ nhánh. Giai đoạn này, khi mới xuất hiện, số lượng chúng còn ít; nhưng lại là nguồn phát sinh cho giai đoạn lúa trỗ.
Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, lúa vẫn đang đẻ nhánh; chúng ta chưa nên áp dụng các biện pháp phòng trừ bằng hoá học (nếu chưa thực sự cần thiết). Vì lúc này lúa vẫn có khả năng đẻ bù cho những nhánh bị sâu đục mất. Kết hợp với việc diệt sâu bằng phương pháp thủ công và thiên địch của nó để ngăn cản sự bùng phát.
NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC THÂN TRÊN CÂY LÚA
Trong các loại sâu đục thân đã kể ở trên thì sâu đục thân bướm hai chấm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 95-98% trên cây lúa nhất là ở khu vực ĐBSCL.
Đặc điểm sinh thái của sâu đục thân
+ Nhiệt độ thuận lợi cho sâu đục thân bướm phát triển nhất là 25 độ C.
+ Thời gian trung bình phát dục tầm 6 ngày và thời kỳ sâu non hay còn gọi là ấu trùng trung bình là 27 ngày và trải qua 5 ngày tuổi.
+ Thời kỳ nhộng sẽ dao động trong vòng 6 ngày.
+ Bướm vũ hóa đẻ trứng tầm 2 đến 4 ngày.
Triệu chứng nhận biết
Trong thời kỳ mạ hoặc lúa đẻ nhánh: sâu đục thân qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho cây mạ bị chết khô hoặc dảnh lúa sẽ bị héo.
Còn thời kỳ sắp trổ hoặc mới: sâu đục thân sẽ đục qua các lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng của cây khiến bông lúa lép trắng.
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân lúa bướm trên cây lúa
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Để diệt trừ sâu đục thân, bà con có thể sử dụng kết hợp các biện pháp canh tác, kỹ thuật với đúng thời điểm.
Bằng cách sử dụng phân bón NPK cân đối, kết hợp với việc đốt rơm rạ hoặc cày lật gốc rạ tại ruộng sau thu hoạch. Đó là biện pháp phòng ngừa trước sự phát sinh của sâu.
Trong giai đoạn đầu phát triển của sâu, bà con có thể sử dụng các biện pháp thủ công như: bẫy lồng đèn, ngắt bỏ những dảnh lúa héo hoặc ổ trứng.
Có thể trồng các loại cây thu hút thiên địch xung quanh khu vực ruộng lúa. Các thiên địch của sâu đục thân bao gồm các loài họ ong bắp cày và tò vò.
Sau khi hết giai đoạn lúa đẻ nhánh, bà con có thể dùng các biện pháp hoá học để phòng trừ. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có thể dùng là các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc hoặc nội hấp.
Tổ chức bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp và đồng loạt. Đây cũng là một trong những cách góp phần cho công tác phun thuốc triển khai được hiệu quả hơn.
Máy bay P-Globalcheck phun thuốc BVTV phòng trừ sâu đục thân trên cây lúa
MÁY BAY PHUN THUỐC P-GLOBAL CHECK – BIỆN PHÁP NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ
Có thể nói, sâu đục thân chính là mối nguy hại cho cây lúa sẽ ảnh hướng đến việc phát triển năng suất mùa vụ. Hệ quả một số nông dân phải chịu thất thu; thua lỗ trong mùa thu hoạch vì không trị dứt điểm sâu đục thân; và không có biện pháp hiệu quả.
Hiểu được những vấn đề khó khăn đó của nông dân. Các cơ quan chức năng cũng đã hỗ trợ cho nông dân tiếp xúc với công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp. Việc sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu thay cho những phương pháp phun thủ công nhằm đảm bảo:
– Không lạm dụng thuốc BVTV
– Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên địch
– Phun đúng thời điểm, triển khai kịp thời.
HIỆU QUẢ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG
Máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBAL CHECK đã được áp dụng trên nhiều diện tích ruộng lúa ở ĐBSCL.
Bằng việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, những chiếc PG đã trở thành phương pháp phòng trừ sâu đục thân hiệu quả nhất hiện nay.
Với nhiều chế độ bay, đặc biệt trên ruộng lúa; cùng công nghệ phun ly tâm; PG giúp thuốc BVTV thẩm thấu đồng đều trên các tán lá; phòng trừ sâu đục thân cao hơn so với phương pháp thủ công.
Đặc biệt là dung lượng thuốc BVTV khi áp dụng phun tỷ lệ sử dụng rất thấp. Do đó, nó giúp tiết kiệm được một phần chi phí cho nông dân. Đồng thời, PG còn đảm bảo được hiệu quả sau một lần phun.
Thời gian phun nhanh chóng hơn việc thuê nhân công thường tầm 2 đến 3 ngày phun, tùy vào diện tích lúa. Việc triển khai phun chậm cũng làm cho sâu bệnh có thể di chuyển từ nơi phun sang nơi chưa phun; khiến phòng trừ không hiệu quả.
Công ty Cổ phần Đại Thành
Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn
Hotline: 0981 85 85 99
Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com
Sâu Đục Thân Hai Chấm Và Biện Pháp Phòng Trừ
– Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo. – Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng. Sâu gây triệu trứng bạc lá ở bông
2. Đặc điểm hình thái: – Trưởng thành: màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cánh trước mỗi bên có một chấm đen rất rõ, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng. Khi đậu có hình khum như mái nhà. – Trứng đẻ thành ổ, hình bầu dục, trên mặt ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt.
– Sâu non màu trắng sữa – vàng nhạt. Sâu non tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu.
– Nhộng màu nâu nhạt, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở nhộng cái, tới đốt bụng thứ 8 ở nhộng dực. 3. Đặc điểm sinh học và sinh thái: Ở nhiệt độ 26 – 30 0 C, vòng đời sâu đục thân hai chấm từ 40 – 50 ngày:
– Thời gian đẻ trứng: 7 ngày;- Sâu non: 25 – 33 ngày;- Nhộng: 8 – 10 ngày;- Trưởng thành sống: 3 ngày.Trưởng thành thường vũ hoá vào ban đêm, ban ngày ngày nấp dưới khóm lúa rậm rạp gần mặt nước. Thời gian hoạt động mạnh từ 19 – 20 giờ (đối với ngài cái) và 23 – 1giờ ngày hôm sau (đối với ngài đực). Ngài có xu tính bắt ánh sánh mạnh. Sau khi vũ hoá thì ngay trong đêm ngày có thể giao phối. Sau giao phối, đêm thứ 2 có thể bắt đầu đẻ trứng, có thể đẻ từ 2 – 6 đêm liền, nhiều nhất là đêm thứ 2 và thứ 3. Mỗi trưởng thành cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ trứng, số lượng trứng của mỗi ổ có thể thay đổi từ 53 – 217 quả tuỳ theo lứa.âu non có tập quán hoá nhộng trong gốc thân lúa dưới mặt đất 1-2 cm. Trước khi hoá nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hoá chui ra.Lứa 2 là lứa cuối trong vụ đông xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa; Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa, thường tập trung phá trên mạ mùa sớm, đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa đông xuân sang lúa mùa; Lứa 4 gây hại trên lúa mùa sớm; Lứa 5 gây hại trên lúa mùa chính vụ và mùa muộn.
S
4. Biện pháp phòng trừ – Cày lật gốc rạ kèm theo ngâm nước, làm dầm kịp thời (đặc biệt đối với lúa vụ mùa sau khi gặt). – Bón phân cân đối giữa các loại phân theo quy trình kỹ thuật bón được quy định cho từng vụ, từng chân đất, từng giống lúa. Hạn chế sử dụng phân đạm quá liều lượng và bón không đúng cách tạo nên tình trạng lúa lốp hoặc đẻ lai rai, sâu có thể phá hoại. Nếu đều kiện tưới tiêu chủ động có thể điều chỉnh mực nước ở ruộng để diệt sâu. – Phát huy tác dụng của nhóm thiên địch, nhất là ong ký sinh trứng. – Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ. – Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Chỉ phun thuốc khi đến quá ngưỡng phòng trừ: giai đoạn đẻ nhánh: 0,5 ổ trứng/m 2; đòng già – bắt đầu trỗ: 0,3 – 0,5 ổ trứng/m 2. – Phun thuốc nên tiến hành khi lúa trỗ 3 – 5% hoặc phun lần 2 vào lúc lúa hé đòng và sau đó 5 ngày cho hiệu quả cao nhất. Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ sâu đục thân hiện nay:Tasodant 600EC, Prevathon 5SC, Wavotox 600EC, Winter 635EC, Virtako 40WG, Vitashield Gold 600EC,.
(Nguồn:Baovethucvatcongdong.info và Trung tâm Khảo nghiệm KNKN Hải Phòng)
Sâu, Bệnh Hại Rau Và Cách Phòng Trừ
Các loại sâu gây hại cho rau và cách phòng trừ
Rau là thức ăn giàu dinh dưỡng cho người, đồng thời cũng là nguồn thức ăn của nhiều động vật trong đó có sâu và các vi sinh vật gây hại khác. Vì thế rau thường bị một số loài sâu gây hại rau:
Sâu tơ (Pleutella xylostella)
Sâu tơ là loài sâu, họ Yponomeulidae, hại các loại rau thuộc họ cải như su hào, bắp cải, cải xanh, su lơ, ở các vùng trồng rau trên khắp thế giới.
Vòng đòi sâu tơ 20 – 40 ngày. Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt, sâu non màu xanh nhạt, sâu đẫy sức dài 8 – 10mm, thường nằm dưới mặt lá non hoặc lá bánh tẻ. Khi động vào chúng nhả tơ buông mình xuống dưới. Nhộng màu vàng nhạt, dài 5 – 6mm, bên ngoài kén có lớp tơ mỏng. Ngài dài 6 – 7mm. Màu xám đen, thường nấp dưới mặt lá. Khi bị khua động thì bay từng đoạn ngắn rồi lại nấp vào tán lá. Sâu non lúc nhỏ gậm phía dưới mặt lá thành từng lỗ, để lại lớp biểu bì ở mặt trên, đến tuổi thứ 2 ăn thủng lá thành từng vùng nhỏ. Sâu phá hại nặng nếu không kịp thời phát hiện. Sâu phát triển nhiều từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt nhiều từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Phòng trừ sâu tơ bằng cách luân canh giữa cây họ cải và các cây họ khác như trồng cải xen với cà chua. Bắt nhộng, vệ sinh đồng ruộng. Tưới rau vào lúc chiều mát, khi Mặt trời sắp lặn. Chỉ dùng thuốc khi sâu còn nhỏ; phun thuốc luân phiên, phun thuốc trừ sâu ở vườn ươm và thòi kỳ cây con bằng Sherzd, Deeks, nonolt. Dùng thuốc BT hoặc chế phẩm NPV theo chỉ dẫn. Kết thúc phun thuốc trưóc lúc thu hoạch 10 – 15 ngày.
Sâu khoang (Spodorptera liture)
Loài sâu ăn tạp, họ Noctỉudae, phá hại cây trồng và cây dại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. Thường gặp ở bắp cải, khoai tây, rau muống, khoai lang, khoai sọ, cà.
Đẻ trứng thành ổ trên lá, ngoài phủ bằng lớp lông mịn. Sâu non lúc nhỏ sống thành đám về sau phân tán. Vòng đòi trung bình 22 – 30 ngày. Sâu non có 6 tuổi, màu thay đổi từ xanh lục đến nâu vàng. Sâu đẫy sức màu xám hoặc đen sẫm, dài 38 – 50mm. Nhộng màng hình ống dài 17 – 20mm, màu nâu hoặc màu cánh gián có nhiều vân đen ở trên, Sâu phá hại mạnh vào tháng 5 – 6.
Sâu xám (Agrotis ypsilon)
Loài sâu phân bố rộng ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, phá hại hoa màu, rau, lương thực, họ Noctuidae.
Vòng đòi có 4 giai đoạn: bướm, trứng, sâu non và nhộng. Bướm màu nâu tối hoặc xám tro, dài 16 – 23mm. Trứng hình bán cầu, lúc mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang hồng hoặc tím. Sâu non màu xám tối hoặc đen bóng. Sâu có 6 tuổi kéo dài 22 – 53 ngày tùy thuộc nhiệt độ: tuổi 1 – 2 gặm biểu bì hoặc ăn thủng lá, tuổi 3 bắt đầu cắn đứt ngang thân cây con. Nhộng hình ống dài 18 – 24mm, thon dần về phía đuôi. Ở Việt Nam, sâu gặp khắp các tỉnh phía Bắc đến Thừa Thiên Huế. Sâu phá hại từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mạnh nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Phòng trừ bằng cách diệt bướm bằng bả chua ngọt đầu vụ gieo; làm đất ải và diệt sạch cỏ trong ruộng; dùng thuốc Basudin hạt rắn vào đất theo hàng cây hoặc Diazinon, Decis phun vào gốc theo chỉ dẫn.
Bọ nhảy sọc thẳng (Phyllotrata rectilineata)
Loài côn trùng họ Chrysomelidae. Bọ trưởng thành dài 2 – 4mm. Trên cánh cứng có nhiều chấm đen xếp thành hàng dọc song song nhau. Giữa cánh có sọc màu vàng nhạt dọc theo cánh. Sâu non hình giun, màu vàng tươi, sông và hóa nhộng dưới đất. Bọ nhảy có tập tính giả chết, ưa khô và ấm. Đẻ trứng dưới đất và rễ cây. Bọ trưởng thành vận động nhanh, cắn thủng lá. Xuất hiện và phá hại mạnh vào tháng 3 – 5 và tháng 7 – 9, mật độ 1000 con/m 2. Vòng đòi 19 – 54 ngày; trứng 3 – 9 ngày; sâu non 13-28 ngày; trưởng thành 3 – 17 ngày.
Bọ nhảy phá hại bắp cải, rau cải, su hào, cây con trong vườn ươm. cắn rễ phụ dưới đất, đục gốc rễ chính làm cây úa vàng.
Phòng trừ
Trồng luân canh giữa cây họ Cải với các loài cây khác họ. Làm sạch cỏ bò, vườn ươm.
Khi mật độ bọ nhảy cao thì dùng Diazinon sữa 50% pha 1/1000 hoặc Diplerex pha 1/600 phun 500 lít thuốc đã pha cho 1 hecta, phun từ mép ngoài vào trong.
Rệp rau cải (Brevicoryne brassicae)
Loài rệp rất nhỏ, họ Aphididae, to bằng hạt vừng màu vàng hay xanh vàng. Phá hoại nhiều loài rau cải. Có 2 loại hình rệp: rệp cái có cánh và không cánh, do rệp cái có cánh đẻ ra.
Rệp cái không cánh to hơn, dài 2mm. Sinh sản rất nhanh, tập trung ở các búp và cành lá cây nông nghiệp, chích hút nhựa cây, làm cây còi cọc, lá héo vàng khô xoăn lại. Ngoài ra rệp còn làm môi giới truyền bệnh do vi rut.
Phòng trừ bằng cách làm vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại. áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Tưới nước đầy đủ cho rau.
Sâu xanh (Helicoverpa armigera)
Loài sâu gây hại rau muống, cà, ớt, đậu đỗ thuộc họ Noctuidae. Vòng đời 35 – 70 ngày (phụ thuộc vào nhiệt độ), thời gian sâu non 15 – 22 ngày. Sâu non đẫy sức dài 36 – 45mm, màu từ xanh nhạt đến nâu vàng, hồng hoặc nâu xám tùy theo tuổi và thức ăn. Nhộng màu cánh gián nằm dưới lớp đất sâu 2 – 3cm. Ngài màu nâu vàng. Trứng hình bán cầu, màu ngọc trai.
Sâu đục vào nụ hay quả non, ăn rỗng bên trong làm nụ và quả rụng. Sâu phát sinh có thể phá hoại quanh năm, nhưng nặng nhất vào mùa xuân và đầu hè.
Phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp: bố trí các loại rau trồng thích hợp, tôt nhất nên luân canh với lúa nước. Dùng thuốc hóa học như Sherpa, Decis, Diazino, chế phẩm BT và NPV theo chỉ dẫn.
Ghi chú:
Chế phẩm BT được tạo từ vi khuẩn Bacillus thuringiesis chiếm hơn 90% doanh số bán của tất cả các chế phẩm sinh học. Chế phẩm NPV chế phẩm có chứa virut NPV của sâu xanh.
Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
Chi nhện ký sinh trên nhiều cây trồng, họ Tetranychidae. Nhện sống tập trung ỏ mặt dưối lá bánh tẻ và lá già, tạo ra các vết vàng hoặc nâu vàng theo gân chính làm cho lá bị thủng, rụng hàng loạt,
Trứng nhện đỏ hình bán cầu, trắng nhạt bám vào mặt dưới của lá. Thòi gian trứng 4 – 5 ngày. Sâu non 3 – 5 ngày, sâu non có 6 chân, màu hồng. Có 2 giai đoạn: ấu trùng có 4 đôi chân và có màu xanh hay đỏ. Thời gian ấu trùng 6 – 10 ngày. Nhện trưởng thành hình bầu dục màu đỏ hoặc xanh. Con đực nhỏ hơn con cái, con cái sống 3 tuần, đẻ 200 trứng.
Nhện đỏ sống chủ yếu ở nhiệt đới. Hại rau ngót, hại nặng trong điều kiện khô hạn. Cần kiểm tra ruộng rau thường xuyên, phát hiện sớm để phòng trừ bằng một số thuốc Comite 73 EC, Pegasus 500 sc, Ortas 5 sc theo chỉ dẫn.
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
Loài sâu, họ Phyllonistidae. Vòng đời 14 – 32 ngày; thời gian trứng 2 – 4 ngày, sâu non 5-10 ngày, nhộng 6-18 ngày. Bọ trưởng thành là loài bướm nhỏ dài 2mm, màu trắng bạc, ban ngày dậu dưới mặt lá, xẩm tối mới hoạt động. Đẻ trứng hai bên gân chính trên lá non mới xòe. Trứng nhỏ, trong suốt. Sâu mới nở đục lớp biểu bì lá hút dịch bên trong tạo thành đường ngoằn ngoèo làm lá cuốn lại không còn khả năng quang hợp, qua các đường ngoằn ngoèo đó bệnh loét xâm nhập vào, làm lá rụng. Sâu đẫy sức gấp mép lá lại làm kén để hóa nhộng. Sâu phá hoại quanh năm trong vườn ươm, nặng nhất là tháng 7, 8, 9. Dùng Sherpa 25 EC 0,1% hoặc Decis 2,5 EC (0,3 – 0,4 lít/ha).
Bọ phấn (Bemisia sp)
Chi côn trùng, họ Bọ phấn (Aleyrodidae). Bọ trưởng thành dài 0,75 – 1,4mm, cánh trước và cánh sau bằng nhau. Toàn thân và cánh phủ lớp phấn trắng. Sâu non màu vàng nhạt. Nhộng giả hình bầu dục. Trông hình bầu dục có cuống, lúc dầu trong suốt sau chuyển màu vàng sáp ong rồi nâu xám. Bọ trưởng thành sống ở dưới mặt lá, khi bị động nhẹ chúng bay vút lên. Hoạt động giao phối mạnh vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Một vòng đời con cái đẻ 49 – 85 trứng, đẻ thành ổ 4 – 6 quả hoặc đẻ rải rác trong mô lá.
Bọ phấn phá hại các loại rau như dưa chuột, đậu đỗ, cà chua.
Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, không trồng các cây bọ phấn ưa thích gần nhau. Dùng Sherpa 20EC, karate 2,5 EC theo chỉ dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.
Sâu đục quả (Maruca testulatis)
Loài sâu họ Pyralidae. Sâu non gây hại nhiều cây trong thuộc họ Đậu đỗ. Gặp ở khắp Việt Nam và thế giới.
Bướm dài 10 – 13mm, cánh rộng 25 – 26mm. Thân màu vàng sáng như đồng có ánh kim. Mắt kép màu nâu gụ. Giữa cánh trước có những khoảng trong suốt không phủ vảy. Trứng hình bầu dục màu trắng. Sâu non đẫy sức dài 17mm, thân trắng ngà, lưng và bụng có nhiều đốm nâu. Nhộng dài 12 – 15mm, mới nở màu xanh nhạt sau chuyển dần thành màu vàng.
Ban ngày bướm thường đậu dưới lá cây, bụi cỏ, bụng hướng lên trên, cánh dang thẳng 2 bên. Hoạt động ban đêm, đẻ trứng vào vỏ quả hay mặt sau lá, để 2 quả chồng lên nhau. Sâu non nở ra đục một lỗ rất nhỏ ở ngoài vỏ để chui vào trong ăn thịt quả. Sâu thường nhả tơ quấn hoa lại làm tổ.
Sâu xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở các loại rau; tháng 3 – 9 sổng ở hạt đậu xanh, đậu đen; ăn hại rau mồng tơi từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Muốn phòng trừ sâu đục quả phải luân canh các loại cây khác họ; thường xuyên thăm ruộng rau để sớm phát hiện và xử lý kịp thời và dùng thuốc hợp lý: trừ sâu non mới nở trước khi chúng chui vào quả.
Sâu cuốn lá đậu (Hedylepta in dicata)
Loài sâu gây hại các loại rau họ Đậu, thuộc họ Pyralidae. Bướm nhỏ, dài 7 – 11mm, toàn thân màu vàng pha nâu. Râu hình sợi chỉmắt kép màu đen. Hai bên đỉnh đầu có chùm lông. Cánh trước hình tam giác, mép trước cánh màu vàng nâu, phía sau màu nâu sáng. Trên cánh có 3 đường vân đen chạy từ bờ trước ra bờ sau.
Sâu non lúc nhỏ màu hơi vàng, đẫy sức màu xanh trong, dài 15 – 17mm, đầu màu xanh vàng hay nâu nhạt. Đốt ngực giữa có 4 lông lồi. Bướm hoạt động về đêm đẻ trứng ở mặt sau lá. Mỗi bướm cái đẻ trung bình 50 – 100 trứng. Thòi gian trứng 3 – 7 ngày; sâu non 12-18 ngày (mùa đông đến 38 ngày); nhộng 6 – 9 ngày (mùa đông 23 ngày); bướm 3 – 5 ngày. Vòng đời 25 – 37 ngày (mùa đông 74 ngày).
Sâu phát sinh liên tục quanh năm, mỗi năm đến 10-11 lứa. Mật độ sâu cao vào tháng 3 – 5 và 9 – 10.
Sâu non ăn chất xanh làm cây chậm lớn, ra hoa kém, quả nhỏ, quả rụng sớm và thưa.
Những bệnh thường gặp ở rau và cách phòng trừ
Ở Việt Nam thường gặp một số bệnh ở rau như sau:
Bệnh xoắn lá
Bệnh do virut gây ra. Làm cây bị lùn, lá biến dạng, khảm xanh vàng. Bệnh thường lan truyền do rệp, bọ phấn. Cây bị bệnh phải nhổ bỏ và phun thuốc diệt rệp, bọ phấn. Nồng độ thuốc, liều lượng thuốc dùng phải theo đúng hướng dẫn và kết thúc phun thuốc ở mỗi lứa là 7 ngày.
Bệnh xoắn lá gặp ở cà chua sớm, cà chua vụ xuân – hè; rau
Bệnh sương mai (còn gọi: mốc sương)
Bệnh do các loài nấm mốc gây ra. Trên mặt lá xuất hiện các đốm nấm màu nâu xám, thường gặp trong những ngày có sương mù. Gặp ở cà chua, khoai tây, cần tây.
Phòng trừ bệnh sương mai bàng cách tỉa cành, nhánh, lá gốc. Khi xuất hiện bệnh thì phun Boocđô 1%; có thể dùng một số loại thuốc khác như Zineb 80 WP, Alitte 80 WP (theo liều lượng và thời gian cách ly ghi trên bao bì của từng loại thuốc).
Bệnh héo lá xanh vi khuẩn
Bệnh do vi khuẩn (Pseudomonas) gây ra, làm cây đột nhiên héo rũ, lá vẫn còn màu xanh. Nếu cắt ngang thân cây cho vào cốc nước trong, một lúc sau thấy dịch trắng chảy ra. Bệnh xuất hiện khi độ ẩm cao, ấm. Gặp ở cà chua sớm.
Khi thấy bệnh xuất hiện hạn chế tưới nước, nhổ bỏ cây bệnh, dùng vôi bột rắc quanh gốc cây.
Để phòng bệnh héo xanh có thể trồng cà chua trên gốc ghép cà tím để tăng khả năng chịu nóng, giảm bệnh héo cho cà chua sớm. Cần luân canh cà với lúa nước.
Bệnh đốm nâu
Bệnh do nấm gây ra. Vết bệnh lúc đầu màu vàng sau chuyển sang nâu rồi thành đen. Bệnh lan dần ra toàn lá, làm lá khô và chết. Bệnh bắt đầu từ lá ở thấp sau lan dần lên lá trên. Bệnh gặp ở cà chua khi cà ra hoa bắt đầu kết quả và nặng nhất là lúc quả chín. Cây bị bệnh nặng có thể chết. Bệnh phát triển khi độ ẩm 90 – 95%, nhiệt độ 22 – 25°c. Nguồn lây bệnh chính là tàn dư cây vụ trước.
Phòng trừ bằng cách dọn sạch các tàn dư cây vụ trước. Luân canh vối các cây khác họ. Tỉa cành, bấm ngọn. Phun thuốc Boocđô, Zineb, Bentat, Rovtal theo chỉ dẫn.
Bệnh thán thư
Bệnh của ớt ngọt, đậu đỗ do nấm Gleosporium và Colktotrichum gây ra. Biểu hiện trên lá xuất hiện vết đốm tròn xung quanh có viền nâu đỏ. Vết đốm có thể nứt ra, lõm sâu trên thân, trên quả
Phòng trừ bằng cách: vệ sinh nơi trồng, đốt tàn dư cây vụ trước; luân canh cây trồng; trồng các giống kháng bệnh; xủ lý hạt giống bằng thuốc trừ bệnh trước khi gieo trồng. Phun thuốc nhóm cacbanat như Bavistin, Zineb 80 WP… Topsin 50 WP.
Thán thư đậu đỗ
Bệnh do nấm Colletotriumlin dernuthiamen gây ra trên các cây họ Đậu đồ nhất là trên đậu côve (đậu vàng). Các bộ phận của cây nằm trên mặt đất đều có thể bị bệnh. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn cây sinh trưởng nhưng nặng nhất là lúc tạo quả. Ở cây non, trên các lá sò có chấm đồng tâm màu nâu đỏ, ỏ thân cây có vết nâu dài, lõm, nếu thời tiết ẩm các vệt bệnh có ổ nấm hồng, ở cây lớn, các vết nâu hoặc đen trên lá. ở quả có chấm tròn màu nâu hay nâu đỏ, xung quanh có đường viền vàng hoặc đỏ. Các sợi nấm nằm trong hạt giống và tàn dư cây.
Phòng trừ thán thư đậu đỗ bằng cách lấy hạt giống ở những ruộng không bị bệnh; phân loại và chọn giống kỹ trước khi gieo; luân canh đậu đỗ với lúa, cây có củ; tăng cường bón phân lân và kali. Dùng Boocđô 1% hoặc Zinel 80% với tỷ lệ 1/200 phun khi cày có bệnh, xử lý hạt giống bằng TMTD 85 HTN với lượng 3 – 4 kg/tấn hạt giống.
Thối rễ đậu đỗ
Bệnh do nhiều loài nấm gây ra. Trên cây con, bệnh làm thối rễ, cành và lá sò. Mầm cây chuyển thành màu nâu và chết trước khi vươn lên mặt đất. Trên lá sò có vết loét sâu, màu nâu, có khi chiếm đến nửa lá. Khi cây lớn, bệnh làm cho rễ đen và chết. Bệnh xâm nhập ở gốc thân làm cây ngừng sinh trưởng và héo. Nguồn gây bệnh từ đất và hạt giống mang mầm bệnh.
Phòng trừ bằng cách trồng hạt giống không bệnh; phá váng kịp thời sau các trận mưa; tăng cường bón phân lân và phân kali; gieo trồng các giống kháng bệnh; xử lý hạt bằng TMTD 85 BTN với lượng 3 – 4kg/tấn hạt.
Bệnh gỉ sắt
Nhóm bệnh do nấm gỉ sắt gây ra. Trên lá và các bộ phận xanh của thán cây có các đếm vàng trắng rải rác khắp mặt lá. Bệnh xuất hiện ở các lá dưới trước là nấm của bào tử xuân. Sau đó chuyển sang màu vàng nâu chứa bào tử hè. Cuối giai đoạn sinh trưởng của cây ổ nấm chuyển sang nâu đậm chứa các bào tử đông.
Bệnh hay gặp ở đậu cô ve, đậu bắp.
Phòng trừ bằng cách tiêu hủy tàn dư cây vụ trước, luân canh cây đậu đỗ với cây trồng khác; thường xuyên làm cỏ. Phun thuốc trừ bệnh bằng Boocđô 1% hoặc keo lưu huỳnh 1% (600 – 800 I/ha); Anvil 5 SC; Rovral 50 WP; Score 250 EC theo chỉ dẫn trên bao bì và thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.
Thối trắng cải
Bệnh do nấm Scolerotinia sclerotiokrum gây hại cho cây họ Cải. Bệnh lan nhanh trong thời gian bảo quản. Biểu hiện: lá ngoài nhày nhụa và thối. Trên các lá bị bệnh có nhiều sợi nấm màu trắng, xốp như bông và các hạch màu đen. Nấm phát triển ở nhiệt độ 17 – 25°C.
Nguồn gốc lây bệnh ban đầu là đất và các cây chủ mang bệnh. Các hạch nấm có thể lan truyền cùng hạt giống.
Phòng trừ thối cải trắng bằng cách luân canh cây họ Cải với cây họ Đậu và họ Lúa; chỉ lấy hạt ỏ những cây khỏe mạnh. Không nên trồng dày, xới xáo kịp thời nhất là sau khi tưới; bón đầy đủ phân, tăng cường bón kali. Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoạch. Cày sâu phơi ải đất.
Xử lý hạt giống bằng TMTD 85 TN trước khi gieo với liều 4- 5kg/tấn hạt giống.
Thối trắng hành tỏi
Bệnh do nấm Scoỉerotium cepivorum gây ra. Biểu hiện: ở đáy củ hành, tỏi có lớp xốp, mịn, dày màu trắng, trên đó có các hạt màu đen. Làm thối củ khi thu hoạch chậm hoặc trong thời gian bảo quản.
Phòng trừ bằng cách giữ đất luôn tơi xốp, tăng cường bón phân kali, tro bếp khi hành tỏi ra củ; vệ sinh đồng ruộng trước, trong và sau khi thu hoạch.
Thối khô củ khoai tây
Bệnh do nấm Fusarium gây ra, thường gặp trên củ khoai tây đang cất giữ. Trên củ xuất hiện các vết nâu hay vết màu tro hơi lõm. Thịt củ lúc mới chớm bệnh màu nâu khô. Kích thước vết bệnh tăng dần, da nhăn nheo, mặt ngoài củ có đám nấm hơi nổi lên, màu xám trắng có khi màu vàng hoặc hồng. Nếu cất giữ khoai tây nơi khô ráo, củ dần dần khô, trọng lượng giảm, da nhăn nheo. Nấm lan truyền bằng các sợi nấm, ở nhiệt độ 17 – 25°c với ẩm độ 70%.
Củ khoai bị bệnh không mọc được, nếu có mọc cũng tạo ra các cây yếu ớt.
Phòng trừ bằng cách chọn củ không mang mầm bệnh; phơi thật khô vỏ củ trước khi cất; tăng cường bón phân và bón đủ phân.
Bệnh phấn trắng
Bệnh do nấm Erysiphe conumunis gây hại ở tất cả các loài đậu đỗ, dưa chuột. Biểu hiện: trên mặt lá tạo thành các đám nấm màu trắng như rắc bột phấn. Các đám này có thể xuất hiện cả trên cành và quả. Về sau đám nấm dày lên có màu xám bẩn do hình thành các quả nấm. Bệnh nặng, các bộ phận bị nặng thô cứng và chết. Quả thể nấm dính vào tàn dư cây, tiếp tục lây cho cây vụ sau.
Phòng trừ bằng cách cày sâu, vùi tàn dư cây xuống đất. Trồng các giống chín sớm. Phun thuốc trừ bệnh bằng dung dịch Zineb 1%, Bayleton 25EC, thời gian cách ly 10 – 14 ngày.
Bệnh thối xốp
Bệnh do Erwinia carotovova gây thối rễ củ cà rốt. Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn, gây xốp rễ, có mùi khó chịu, có khi gây thôi sâu vào phần trong củ.
Phòng trừ bằng cách: dùng giống chống chịu bệnh, phơi đất trước khi trồng và tránh gây hại rễ khi vun xới.
Bệnh héo lá, thối cuống
Bệnh gây ra do Fusarium oxysporum và Scỉerotium rolfsii gây hại đến 90% ở các loại cà, cà chua, khoai tây và các loại rau khác như bắp cải, su lơ… bầu làm cho lá bị héo, thối cuống quả. Bệnh lây truyền qua hạt, tàn dư cây vụ trưóc, đất, nước tưới, nước mưa.
Muốn phòng trừ phải dọn sạch cỏ, tàn dư cây vụ trước. Áp dụng các biện pháp tổng hợp: chọn cây khỏe từ ruộng sạch bệnh; luân canh cây khác họ, chế độ tưới hợp lý, tránh cho nước vào rãnh.
Bệnh chết yểu cây con
Là bệnh rất phổ biến và chung cho các loại rau, bệnh làm ảnh hưỏng đến độ nảy mầm của hạt và cây con trước khi nhổ ra trồng.
Bệnh thưòng có 2 giai đoạn: cây con bị chết trong các vườn ươm và cây đổ gục bất kỳ lúc nào. Bệnh xuất hiện khi độ ẩm đất cao, nhiệt độ không khí 24 – 28°c. Bệnh do các loại nấm gây ra như: Pythium spp; Phytophthora spp; Rhi zoctonm… Bệnh lây truyền qua đất, tàn dư cây trồng, nước tưới, nước mưa.,,
Phòng trừ bằng cách: tránh trồng cây quá dày và che bóng; trước khi trồng phải phơi ải đất, đốt tàn dư cây; bón phân hợp ]ý; tẩy mầm bệnh bằng formaldehyt pha loãng 50 lần vói nước; xử lý đất vối thuốc diệt nấm Vitavac 200…
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Sâu Đục Thân Hại Lúa trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!