Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Để Học Tốt Môn Phiên Dịch – Dịch Thuật Apollo được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong dạy và học Ngoại ngữ, Phiên dịch là môn học tổng hợp, đòi hỏi người học phải có kỹ năng thực hành ngôn ngữ ở mức độ cao hơn. Những kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, khả năng tư duy, khả năng tổng hợp, kiến thức xã hội, vốn sống… luôn là những yếu tố quan trọng trong quá trình phiên dịch. Do đó, có thể nói rằng, dịch là quá trình xử lý ngôn ngữ đòi hỏi kỹ năng về văn chương, kiến thức về từ vựng, kinh nghiệm sống, ngoài ra còn đòi hỏi cả sự thông minh, sáng tạo, có như vậy mới có thể cho ra đời những bản dịch hay (dịch viết) và đạt được mục đích giao tiếp (dịch nói). Những khó khăn gặp phải khi học môn Phiên dịch (Interpretation) Phiên dịch (Dịch nói) được xem là một trong những môn học khó khăn nhất đối với sinh viên chuyên ngữ. Có nhiều nguyên nhân được sinh viên nêu ra, tuy nhiên hai lý do quan trọng nhất vẫn là khả năng ghi-nhớ thông tin và kĩ năng tư duy để chuyển tải nội dung đã nghe sang ngôn ngữ yêu cầu. – Không bắt kịp với tốc độ của bài nghe (bài phát biểu, phỏng vấn, bản tin,…); mới kịp nghe và xử lý thông tin cho phần đầu của bài nghe thì người nói đã chuyển qua phần khác. – Bắt kịp được nội dung bài nghe nhưng không có khả năng tư duy nhanh chóng để chuyển tải thông tin nghe được quan ngôn ngữ mẹ đẻ theo yêu cầu. – Thiếu vốn từ cần thiết cho các lĩnh vực khác nhau trong đời sống để dịch một cách chính xác nhất từ vựng mà mình nghe được. Điều này rất dễ hiểu bởi vốn từ vựng tiếng Anh rất phong phú, cùng một từ nhưng sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình văn bản mà nó được sử dụng (chính trị, xã hội, văn học, giáo dục …). – Thiếu những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hành nghe – dịch. Một số giải pháp cơ bản giúp cải thiện kĩ năng nghe – dịch Để học tốt môn phiên dịch, quan trọng nhất là rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết. Trong thực tế, đối với một phiên dịch viên, khả năng nghe – xử lý thông tin – chuyển tải thông tin ngay từ lần nghe đầu tiên là yêu cầu cơ bản, bởi vì người nói chỉ nói một lần, không nhắc lại. Phiên dịch viên không thể yêu cầu đối tác nhắc đi nhắc lại những điều họ vừa nói nhiều lần; nếu không, hiệu quả và mục đích giao tiếp không thể đạt được. Do vậy, bất kì người học nào khi luyện tập, thực hành môn này cần rèn cho mình những kĩ năng quan trọng sau: – Kỹ năng ghi nhớ; – Kỹ năng ghi chép; – Các kỹ năng ngữ dụng để đối phó với những tình huống nảy sinh trong khi dịch; – Kỹ năng trình bày trước công chúng; – Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; – Kỹ năng nghiên cứu. Không thể phủ nhận rằng việc nghe và sau đó nhắc lại một cách chính xác thông tin mà mình vừa nghe được là một điều quá khó khăn đối với bất kì người học nào. Tuy nhiên, việc lặp lại một cách chính xác, đầy đủ thông tin lại không thực sự cần thiết. Bởi lẽ, người nghe chỉ cần ghi nhớ những ý chính (main ideas), các từ chìa khoá (key words) để truyền đạt lại thông tin sang tiếng mẹ đẻ hoặc sang một ngôn ngữ theo yêu cầu. Do vậy, kỹ năng ghi nhớ còn được hiểu là kỹ năng rút ra ý chính của bài nghe. Tương tự như vậy, kỹ năng ghi chép ở đây cũng không bao hàm việc ghi lại hết tất cả những gì mà mình nghe được. Thực ra thì điều này cũng gần như là không thể, bởi tốc độ nói sẽ luôn nhanh hơn tốc độ ghi chép. Vậy thì, kỹ năng ghi chép cần được hiểu thế nào cho đúng? Ở đây việc ghi chép cần được thực hiện theo hai bước cơ bản: Tốc kí và Ghi tóm tắt (Note taking). Dựa vào khả năng ghi nhớ và rút ra ý chính phía trên, người học chỉ cần ghi một cách tóm tắt những nội dung mà mình vừa nghe và xử lý xong. Ngoài hai kỹ năng cơ bản và cần thiết này, những kỹ năng còn lại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người học cần rèn luyện cho mình khả năng làm việc một cách độc lập trong quá trình tiếp nhận và xử ký thông tin, nhưng đồng thời cũng phải linh hoạt, nhuần nhuyễn nếu tính chất công việc cần sự hợp tác với cặp hoặc nhóm. Ngoài ra, như đã trình bày phía trên, mỗi loại hình văn bản sẽ cho ra đời một cách dịch khác nhau, do đó, cá nhân phải trau dồi cho mình một vốn từ vựng đa dạng về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Làm được điều này sẽ giúp cho việc xử lý các tình huống khác nhau xảy ra trong khi dịch và vì vậy hiệu quả dịch sẽ tốt hơn. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc luyện tập và thực hành một cách thường xuyên. Phiên dịch cũng tương tự như các môn thực hành nghe – nói – đọc – viết, cần phải được trau dồi và rèn luyện hàng ngày. Nguồn tài liệu cho bộ môn này rất phong phú trên các trang mạng học tiếng Anh. Biết khai thác một cách có hiệu quả các websites phục vụ cho việc học sẽ nâng cao khả năng, vốn từ và kỹ năng cần thiết cho người học.
Học Tiếng Hàn Để Phiên Dịch Có Tương Lai Không ?
Học tiếng Hàn để phiên dịch
1.Học tiếng Hàn để phiên dịch – tương lai nằm trong bàn tay bạn
Du lịch thỏ thích với phiên dịch tiếng Hàn
Học tiếng Hàn để phiên dịch là công việc đem lại một mức lương khủng, nó còn là công việc khiến nhiều người khác ngưỡng mộ. Chắc chắn bạn phải biết cách học giỏi tiếng Hàn mới có thể đi phiên dịch. Bạn có từng mong muốn cảm giác được đi công tác nhiều nơi, được đến các hội nghị cao cấp được, được là người có vị trí nhất định trong công ty không ?. Tôi chắc rằng bạn cũng rất mong muốn điều đó nếu bạn là người khát khao thành công và muốn có cuộc sống của người thành đạt. Tương lai đó bạn hãy gây dựng ngay từ hôm nay bằng việc định hướng trở thành một phiên dịch viên tiếng Hàn. Nếu bạn được nhận vào các công ty Hàn Quốc hoặc trở thành thư kí, trợ lý phiên dịch cho Giám đốc người Hàn Quốc thì cơ hội vi vu khắp nơi sẽ chỉ là trong tầm tay của bạn thôi. Học tiếng Hàn để phiên dịch bạn còn có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, thỏa mãn mong ước đi khắp nơi trên thế giới.
3.Cơ hội gặp gỡ nhiều người có vị trí
Nghề phiên dịch viên được mọi người ngưỡng mộ bởi bạn sẽ được song hành với tất cả những quan chức cấp cao. Đó là điều mơ ước của rất nhiều sinh viên. Bạn sẽ được làm việc trực tiếp với những người thành đạt trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ được coi là bộ mặt đại diện cho một bên vì thế bạn còn cần vài yếu tố khách quan như sau:
Để được nhận vào làm phiên dịch viên bạn cần chú ý đến ngoại hình của mình một chút, vì bạn đại diện cho doanh nghiệp đi giao lưu, kí kết,…điều này không phải là tất cả nhưng sẽ là điểm đầu tiên để người ta tuyển dụng bạn
Bạn phải có chuyên môn nghề nghiệp riêng. Tức là bạn làm phiên dịch viên về lĩnh vực nào bạn cần hiểu về nó chuyên sâu bằng tiếng Hàn.
Bạn phải là người bản lĩnh, thành thạo tiếng Hàn như một người bản ngữ để có thể xử lý được các tình huống trong hội nghị ngay lập tức
Bây giờ bạn đã có thể trả lời được cho mình câu hỏi học tiếng Hàn để phiên dịch có tương lai hay không chưa ?. Trung tâm tiếng Hàn SOFL tin rằng nếu bạn thực sự quyết tâm sẽ không có điều gì là không thể
Thông tin được cung cấp bởi:
Cơ sở 1: Số 365 Phố Vọng – Đồng Tâm – Hai Bà Trưng – Hà Nội Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội Cơ sở 4: Số 491B Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội Email: trungtamtienghansofl@gmail.com Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88 website : http://trungtamtienghan.edu.vn/
<
Học Tiếng Hàn Bao Lâu Có Thể Phiên Dịch ?
Chúng ta có thể thấy rằng, để trở thành một người phiên dịch thì điểm mấu chốt là chúng ta phải âm hiểu ngôn ngữ đó, như một người bản xứ thật thụ. Để được như vậy thì chúng ta cần rất nhiều thời gian để học tập, và nỗ lực rất nhiều đúng không nào. Phiên dịch tiếng Hàn cũng vậy, chúng ta muốn phiên dịch được thì cũng phải cần có thời gian học tiếng Hàn, cũng cần phải có sự cố gắng và quyết tâm.
Trong cuộc sống chúng ta, chúng ta làm bất cứ việc gì, học bất kỳ cái gì thì chúng ta đề phải có mục tiêu. Mục tiêu ở đây nó giống như là một sức mạnh nào đó, nó thúc đẩy chúng ta, nó là một nguồn động lực giúp chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu đó một cách sớm nhất. Học tiếng Hàn để phiên dịch cũng vậy, mục tiêu của các bạn là gì, các bạn muốn đạt đến ngưỡng là bao nhiêu, các bạn muốn đạt được TOPIK bao nhiêu thì các bạn cần phải xác định cho mình. Có như vậy, về mặt khách quan, nó có thể là động lực, là mục tiêu để các bạn phấn đấu. Về chủ quan thì nó sẽ giúp các bạn nhận định được khóa học, thời gian các bạn bỏ ra cũng như là chi phí các bạn sẽ bỏ ra cho nó.
Vì thế, đây là lý do mà chúng tôi khuyên các bạn nên xác định mục tiêu cho mình đấy. Xác định được thì các bạn sẽ biết được khóa học là phù hợp cho mình không, khó học đó kéo dài bao nhiêu, học phí như thế nào, khả năng của mình có phù hợp hay không…
Để trở thành một phiên dịch viên tiếng Hàn đòi hỏi các bạn phải bỏ rất nhiều công sức cũng như là thời gian. Một chương trình TOPIK bình thường, mỗi khóa như vậy tùy theo cấp độ mà mất thời gian học như thế nào. Ví dụ như TOPIK 1, 2 thì thường mất 6 đến 8 tháng là đã hoàn thành (đối với học bình thường), còn học cấp tốc thì chỉ mất 3 đến 4 tháng mà thôi… Các cấp độ tăng lên thì thời gian cũng tăng lên.
Chúng ta có thể nói như vậy cho các bạn dễ hình dung: thông thường, đối với những bạn nào học ngôn ngữ Hàn đại học thì mất 4 năm, tương đương với TOPIK 4 trở lên, tùy theo năng lực của các bạn ấy. Thì để phiên dịch tiếng Hàn tốt các bạn cũng phải mất ít nhất là 4 năm nếu trình độ các bạn tốt. Vậy, các bạn có thể hình dung rồi đúng không. Bên cạnh đó, phiên dịch đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như là nghe, phản xạ, nhạy bén trong khi dịch,… thì các bạn nên đăng ký các khóa học bổ trợ cho phiên dịch viên. Như vậy, các bạn sẽ dễ dàng học hơn và cũng có thể giảm bớt thời gian học cho mình hơn.
Các bạn nên tham gia vào các câu lạc bộ phiên dịch giả định, làm thêm hoặc bán thời gian tại các công ty… để mình có thêm thời gian học hỏi cũng như là có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong thời gian học.
Thực hành càng nhiều càng tốt, bên cạnh đó, các bạn cần phải tập dịch nhiều tài liệu để mình có thêm nhiều kiến thức mới, cũng như là từ vựng mới.
Võ Thị Ngọc Linh
Bí Ẩn Kinh Dịch (P.1): Kinh Dịch Có Phải Chỉ Để Bói Mệnh, Xem Phong Thuỷ?
Kinh Dịch không phải để xem bói hay đoán biết mệnh vận của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì. Đó là hiểu biết rất sơ khai và nông cạn thường thấy khi thế nhân nghiên cứu và sử dụng Kinh Dịch. Vì tâm mong cầu danh lợi và thỏa mãn ích kỷ cá nhân, nên hầu hết đã làm mất đi tinh hoa của Kinh Dịch vốn là lời dạy của Thần dành cho con người.
Loạt bài “Bí ẩn Kinh Dịch” này không có tham vọng viết hết tất cả bí mật của 64 quẻ Dịch, thay vào đó sẽ chỉ chọn ra một vài trong số 8 quẻ Thuần (Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Đoài, Tốn) mà viết.
8 quẻ Tiên Thiên Bát Quái tượng trưng cho Đạo Trời và 64 quẻ Hậu Thiên Bát Quái tượng trưng cho việc người. 8 quẻ Thuần chính là 8 lời dạy nguyên sơ nhất của Thần dành cho con người trong tất cả các quẻ Hậu Thiên, cũng là phần tinh túy nhất để khơi gợi căn cơ ham học nghiên cứu của các độc giả yêu mến văn hóa Thần truyền.
Nếu bạn tìm hiểu với tâm vô dục vô cầu, chỉ từ 8 quẻ đó biết đâu bạn sẽ có cơ duyên hiểu được tất cả các quẻ còn lại, thay chúng tôi viết thêm cho hoàn chỉnh các lời dạy của Thánh hiền.
Rất hoan nghênh sự đóng góp của quý độc giả để hoàn thiện loạt bài nghiên cứu còn sơ sài này.
Kinh Dịch là gì?
Văn minh cổ Trung Hoa với nhiều di sản đồ sộ đem đến cho nhân loại nhiều tri thức quý giá.
Trong số đó, tác phẩm được nhiều người quan tâm nhất có thể kể đến Kinh Dịch, bộ kỳ thư mà nội hàm của nó cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Vì thế, khi nói về Kinh Dịch, có rất nhiều định nghĩa về nó, vậy đâu là định nghĩa đúng? Kinh Dịch là gì?
“Kinh” có thể hiểu là lời dạy bảo của Thần Phật, Thánh nhân, để điểm hóa cho con người, để con người thông qua sự tu học, khám phá ra bí ẩn của sinh mệnh, khai ngộ và quay trở về, vì cõi trần này vốn luôn được xem là cõi tạm.
“Dịch” không chỉ đơn giản là sự chuyển động và biến hóa của các quẻ. Có thể hiểu “Dịch” là biểu thị cho quá trình phát triển của mọi sinh mệnh, vạn sự vạn vật trong vũ trụ bao la này, từ lúc khởi nguyên cho đến lúc kết thúc; tuần hoàn theo một quy luật trong cái quy luật lớn nhất gồm hết thảy mọi thứ trong vũ trụ – chính là cái mà Lão Tử gọi là Đạo, Phật gọi là Pháp.
Vì các lẽ trên, có thể hiểu rằng Kinh Dịch chính là biểu thị của Đạo trong phạm vi tam giới này, là đạo lý hữu hạn có thể cấp cho con người mà Thần Phật qua đó giảng về sự huyền diệu của sinh mệnh, sự vô tận vĩnh hằng của vũ trụ, và quan trọng nhất là làm thế nào để sống đạt tiêu chuẩn có thể đắc Đạo, có thể quay về.
Kinh Dịch là của Trung Quốc hay của Việt Nam?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều học giả đã đưa ra khi nghiên cứu Kinh Dịch, rất nhiều công trình nghiên cứu đã viết về vấn đề này. Mỗi công trình đều cố đưa ra những luận cứ, diễn giải thuyết phục để chứng minh rằng Kinh Dịch là thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc.
Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Theo sự hiểu biết của người viết, Kinh Dịch bắt đầu xuất hiện trước tất cả các nền văn minh trên Trái Đất này.
Nó là một di sản vỡ vụn của một nền văn minh cao cấp cổ xưa, và rải rác khắp nơi trên thế giới còn sót lại sau một thảm họa hủy diệt. Người Maya, người Ai Cập cổ đại, người Khmer, Ấn Độ cổ cũng đều có những phần tri thức tương tự như Kinh Dịch.
Người Trung Hoa và Việt Nam may mắn có được nhiều mảnh vụn hơn mà thôi, và may mắn nhất là Trung Hoa đã sinh ra một Khổng Tử và Chu Công để san định và chú giải Kinh Dịch có hệ thống, nên người ta mới luôn nghĩ rằng Trung Hoa là cái nôi của Kinh Dịch.
Kinh Dịch có phải dùng để bói mệnh, xem phong thủy?
Nói nôm na, Kinh Dịch thật sự chính là một cỗ máy khổng lồ mô phỏng lại tất cả các dạng thức hoạt động và sự sống của vũ trụ, thời gian và không gian. Ví dụ gần nhất chính là các siêu máy tính lượng tử chuyên dùng để nghiên cứu và tính toán sự giãn nở của hệ ngân hà chúng ta. Để có thể mô phỏng thì nó phải có cơ chế tính toán, vì thế trong Kinh Dịch có một phần có thể coi là “toán học”, hay chính xác hơn là “toán học vũ trụ” – một cơ chế tính toán hoàn hảo có thể tính hết mọi thứ từ quá khứ đến tương lai. Nhỏ thì có thể tính được số mệnh một người, lớn thì có thể thấy được vận mệnh của một quốc gia từ vài chục cho đến hàng ngàn năm sau. Biểu hiện đơn giản nhất của nó chỉ có 64 quẻ, nhưng lại bao hàm từ sinh mệnh của con người, vạn vật cho đến cả thiên thể vũ trụ.
Vì Kinh Dịch to lớn như vậy, nên người trầm mê trong tiểu Đạo thế gian thì tìm thấy trong Dịch phương pháp bói mệnh, xem phong thủy, trừ tà. Người đức cao trí lớn muốn cải biến xã hội thì thấy trong đó có binh pháp, đạo trị quốc… Ai cũng cho rằng điều mình hiểu là đúng, vì thế từ cổ chí kim sách bình giải Kinh Dịch và ứng dụng Kinh Dịch nhiều vô số. Chính vì nhân tâm phức tạp nên mới làm cho lời dạy của Thánh nhân trở nên tạp loạn, làm mất đi giá trị chân chính của Kinh Dịch, dẫn đến cái họa cho người đời.
Nên tìm hiểu Kinh Dịch thế nào cho đúng?
Loạt bài này sẽ giúp ích cho những ai yêu thích văn hóa cổ, tìm hiểu Đạo của Thánh nhân để trau dồi tâm tính và đạo đức, thăng hoa nội tâm của chính mình. Chỉ với một khởi tâm như vậy, khi tìm hiểu môn này bạn mới có thể đắc được những gì mà Thần Phật thấy bạn xứng đáng. Đó chính là cái tâm “vô dục vô cầu” rất quý giá vậy. Còn như muốn học Dịch để xem mệnh cho người, để cầu danh phát tài thì hãy bỏ ý định đó đi, cái mà bạn đắc sẽ chỉ là thứ vỏ ngoài nông cạn và những tà ngộ hại người mà thôi.
Con người khi truy cầu công danh lợi lộc chính là người dơ bẩn trong mắt của Thần, sao xứng hiểu được điều cao siêu đây. Chỉ khi tâm của bạn đã trở nên bình lặng, mọi toan tính danh lợi đều như mây trôi… thì đó chính là lúc nên học Kinh Dịch, chỉ với tâm thái đó bạn mới thấy được các huyền cơ mà Thánh nhân gửi gắm.
* Loạt bài “Bí ẩn Kinh Dịch” được đăng tải vào 11h thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần, kính mời quý vị cùng theo dõi.
Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Để Học Tốt Môn Phiên Dịch – Dịch Thuật Apollo trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!