Xu Hướng 3/2023 # Bí Kíp Uống Rượu Ngày Tết Không Đau Dạ Dày # Top 6 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bí Kíp Uống Rượu Ngày Tết Không Đau Dạ Dày # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bí Kíp Uống Rượu Ngày Tết Không Đau Dạ Dày được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong ngày Tết, thường khó từ chối những ly rượu, bia chúc mừng từ bạn bè, người thân

Trong những ngày Tết, nhiều người không thể từ chối những ly rượu, ly bia chúc mừng từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân vì lý do sợ “kém vui”. Theo nghiên cứu khoa học, các thức uống chứa cồn như bia rượu gây ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày, gây trướng bụng, nóng rát, mất cảm giác ăn uống.

Nếu uống quá nhiều rượu bia, áp lực carbon dioxide trong dạ dày tăng cao làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có nguy cơ gây loét, thủng dạ dày và lâu dài dẫn tới biến chứng nghiêm trọng là ung thư dạ dày. Uống bia lạnh nguy hại càng lớn do nhiệt độ dạ dày bị giảm đột ngột dễ gây đau co thắt, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày, nếu không được cấp cứu kịp có thể gây tử vong cao.

Theo BS. Bùi Hữu Hoàng – Trưởng khoa Tiêu hóa – Gan mật Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi nếu bạn không thể tránh khỏi việc phải sử dụng những chất uống có cồn thì một cách thức hữu hiệu là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tức thời như Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y) để trung hòa axít và tạo lớp bảo vệ bao phủ đều khắp niêm mạc dạ dày.

Và tuyệt đối “nằm lòng” các bí kíp sau để không bị đau dạ dày khi uống rượu:

– Không uống rượu bia cùng lúc: Sẽ làm cho lượng thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh. Việc này sẽ ảnh hưởng tới việc tạo men tiêu hóa, làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày, viêm dạ dày, hành tá tràng cấp…

– Chỉ uống rượu bia khi no: Nếu bạn uống khi dạ dày trống rỗng, niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích dễ phát sinh tổn thương làm cho dạ dày đau đớn, thậm chí có hiện tượng nôn mửa, chảy máu, lâu ngày dẫn tới viêm dạ dày cấp tính.

Khi uống rượu, chất cồn sẽ gây cản trở hoạt động chuyển hóa đường của gan. Trong khi gan có nhiệm vụ chuyển hoá thức ăn thành đường cung cấp cho cơ thể. Việc cung cấp này phải diễn ra liên tục, vì nếu không cơ thể sẽ rơi vào tình trạng đường huyết thấp.

Uống rượu bia cùng lúc sẽ làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày

Do đó, trước khi uống rượu cần phải ăn các thực phẩm giàu chất bột đường để điều hòa đường huyết, đồng thời còn có tác dụng nhanh chóng giảm bớt sự hấp thụ của cồn rượu, sự kích thích của cồn rượu vào dạ dày.

– Không uống trà, cà phê sau khi uống rượu. Thành phần chủ yếu của cà phê là cafein, nếu bạn uống vừa phải sẽ có tác dụng giúp cơ thể hưng phấn, nâng cao tinh thần và có lợi cho dạ dày. Nhưng nếu uống quá nhiều thì có thể bị trúng độc, nhất là sau khi uống rượu bởi cà phê có thể làm cho cồn rượu gây nguy hại cho cơ thể nhiều hơn, đặc biệt là đại não. Thoạt đầu, đại não cực kỳ hưng phấn rồi lại ức chế cực độ và kích thích huyết quản phình ra, đẩy nhanh tuần hoàn máu, tăng thêm gánh nặng cho huyết quản tim, gây nên tổn hại gấp mấy lần uống rượu bình thường.

Trà có tác dụng giải rượu, nhưng nó lại gây ra các tác hại khác cho tim mạch và thận vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Với rượu, tim đã phải làm việc tăng lên, nay lại thêm trà vào tim lại phải hoạt động mạnh nữa, dẫn đến hưng phấn quá mức. Người trung niên và cao tuổi càng tránh dùng. Với thận, uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc quá mức để đào thải các chất kích thích. Việc đào thải đó không kịp sẽ dẫn đến việc ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa acid uric, gây bệnh sỏi thận.

– Đã bị loét dạ dày, tá tràng thì càng tránh bia rượu càng tốt: Vì những người này có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.

– Sử dụng các biện pháp giải độc rượu đơn giản dễ áp dụng:

Nước ép cà chua chín: Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri… Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín

Gừng tươi: Thái một cụ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa mật ông để hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Sinh tố trái cây: Sau khi say rượu bạn nên uống sinh tố trái cây, đẻ vừa giải rượu lại giải độc tố , bởi lúc này cơ thể rất cần bù nước, cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là thức ăn mát gan giải độc, dễ tiêu, giàu vitamin, khoáng chất…

Nước cam và mật ong: Cả hai loại này đều có đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn. Nếu uống vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy tỉnh táo và đỡ khát nước. Đặc biệt trong cam có chứa axit giúp bạn giải rượu rất hiệu quả.

Nước lọc: Cách đơn giản nhất để giải bia, rượu là uống nhiều nước vì nước sẽ giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, cần chú ý là không lựa chọn các loại nước giải khát hay nước tăng lực thông thường.

Đặc biệt là các loại nước có gas, bởi loại nước này có thể cho ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ rượu làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Viêm Phổi, Hại Gan, Chảy Máu Dạ Dày Vì Uống Rượu Xong Dùng Mẹo Giải Rượu, Giảm Đau Đầu Này

Theo bác sĩ Lê Văn Tịnh – Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 22/3 vừa qua bệnh viện tiếp nhận 7 trường hợp nhập viện nghi do ngộ độc rượu. Trước đó đã có nhiều vụ ngộ độc rượu tập thể xảy ra, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng Methanol vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ 22/2-14/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 25 ca ngộ độc rượu Methanol, với 3 bệnh nhân tử vong, 4 bệnh nhân hiện đang được điều trị tại bệnh viện.

Đáng ngại nhất là các trường hợp ngộ độc rượu có chứa Methanol (loại cồn công nghiệp), có nguy cơ tử vong rất cao, tỷ lệ ngộ độc Methanol cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Methanol là một loại cồn công nghiệp có độc tính thấp, vào cơ thể người chuyển hóa thành formaldehyde (nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase) – là chất gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề.

Độc tính của Methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, nhất là thần kinh điều khiển thị giác, khiến bệnh nhân loạng choạng, hoa mắt (dễ nhầm là say rượu). Để lâu bệnh nhân sẽ bị tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Nếu có cứu sống cũng để lại nhiều di chứng thần kinh.

Triệu chứng nhiễm độc Methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống rượu, với 2 giai đoạn: Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu); và giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ. Nếu uống rượu trộn (ăn kèm thực phẩm) sẽ kéo dài thời gian xuất hiện độc tính của Methanol. Vì triệu chứng ngộ độc Methanol lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường không được phát hiện. Có người sau vài ngày uống rượu mới xuất hiện rõ các triệu chứng ngộ độc.

Nặng thêm vì dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu không đúng cách

Theo các bác sĩ, nhiều gia đình do xử trí không đúng cách, như cố cho người ngộ độc rượu ăn, hoặc dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu bằng uống thuốc và đã bị tràn vào phổi khiến bệnh nhân bị thêm viêm phổi.

Nhiều người có thuốc giải rượu lại “vô tư” uống rượu, mà không biết là thực tế chưa có loại dược phẩm nào có tác dụng “chống say” rượu, phòng tránh ngộ độc rượu thật sự. Nếu có thì thuốc đó chỉ mang tính hỗ trợ một phần bù các chất điện giải, vitamine, đường…

Người càng trẻ, có thể trạng gầy yếu thì nguy cơ ngộ độc rượu dẫn đến hạ đường huyết, gây đến tổn thương não càng cao, thậm chí bị di chứng sau điều trị ngộ độc rượu như suy thận, viêm tụy…

Vì vậy với người đã uống rượu say thì không nên dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu bằng các loại thuốc sau:

– Không nên cho bệnh nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.

– Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi rất hại gan.

– Không nên cho uống các thuốc Paracetamon, Aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Bởi khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

– Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.

Nếu người uống nhiều rượu mà vẫn đủ tỉnh táo thì nên cho ăn chất tinh bột, uống nước đường, sữa có đường và chú ý theo dõi.

Phân biệt say rượu và ngộ độc rượu

Nếu người sau uống rượu thấy nói ú ớ, gọi không biết, thở khò khè, tay chân tím tái, lạnh thì nên cấp cứu ngay tại chỗ bằng cách: Cho nằm nghiêng bên phải, không cho dùng bất kỳ đồ ăn thức uống nào và gọi cấp cứu 115.

Say rượu:

Đa số các ca nhiễm độc Methanol đều được cứu sống nếu đến các cơ sở y tế điều trị sớm. Trường hợp tử vong là do khó phân biệt say rượu và ngộ độc rượu có pha cồn Methanol. Có thể phân biệt say rượu và ngộ độc rượu như sau:

Biểu hiện là chếnh choáng, nói líu lưỡi, phối hợp cơ thể kém, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn.

Ngộ độc rượu Methanol:

Thực tế say rượu là ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong.

Trong vòng 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện.

– Nếu ngộ độc Methanol (cồn thực phẩm), bệnh nhân hôn mê sâu, hạ đường huyết, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và xa hơn là nó tàn phá dần gan của người quen uống rượu.

– Ngộ độc rượu có Methanol (cồn công nghiệp) sẽ nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Uống phải rượu pha cồn công nghiệp Methanol, sau 1- 2 ngày bệnh nhân sẽ có dấu hiệu mù mắt, sau đó dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc và tử vong (nếu cứu sống cũng để lại nhiều biến chứng như mù mắt…).

Uyển Hương

Sau khi uống rượu, nếu thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn, ăn vào lại nôn nhiều lần, đau bụng, lú lẫn, yếu cơ, mắt mờ hoặc nhìn thấy trắng mờ, rối loạn cảm nhận về màu sắc… là đã bị ngộ độc rượu, cần đưa đi viện cấp cứu để điều trị kịp thời.

Bí Quyết Để Uống Rượu Mà Không Say

Nguyên nhân say rượu là do cồn ngấm vào cơ thể. Cồn sau khi vào trong cơ thể sẽ phải được lọc qua lá gan, sau đó sẽ đi đến não bộ theo đường máu. Bạn khó tránh được các cuộc nhậu, song nếu biết cách uống rượu không say thì hoàn toàn có thể kiểm soát được việc hấp thụ cồn này đấy.

1. Nên ăn gì trước khi uống rượu để chống say rượu

Thực phẩm giàu chất béo

Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai hay bơ được đánh giá là cách an toàn. Vì chúng có thể hoạt động như một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn mà bạn sẽ nạp vào cơ thể khi dự tiệc. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.

Bánh mì nướng

Nhâm nhi một vài miếng bánh mì nướng trước khi uống các thứ có chất cồn sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn say. Lượng carbon trong bánh mì có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thu hết chất cồn.

Uống sữa

Uống một ly sữa nóng trước khi bắt đầu tiêu thụ những loại đồ uống khác sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất cồn của cơ thể. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa “đối phó” với chất cồn hiệu quả hơn. Acetaldehyde là một chất độc có trong thành phần của cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say.

Vitamin và chất chống ô xy hóa

Bổ sung các viên vitamin tổng hợp có chứa các chất chống ô xy trước khi uống rượu, bia cũng là một trong những biện pháp chống say hiệu quả.

Men khô

Ông Jim Koch, người đồng sáng lập công ty bia Boston (Mỹ) cho biết, công ty của mình đã có cách khiến khách hàng không còn cảm thấy say xỉn sau khi uống bia rượu nữa. Đó là uống một thìa men khô (dry yeast) trước khi bắt đầu uống bia rượu. Để ngon miệng hơn, bạn có thể pha với sữa chua. Đây là loại men thường được sử dụng trong chế biến các loại bánh làm từ bột mì, có dạng hạt thô, to, màu nâu. Loại men khô này bạn có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng tạp hóa hay cửa hiệu làm bánh. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại men khô để bạn có thể lựa chọn, nhưng Jim Koch thích nhất các loại men khô theo tiêu chuẩn Fleischmann.

Men khô sẽ phá vỡ các phân tử rượu trước khi rượu kịp tác động lên não. (Ảnh: chúng tôi

Men khô chứa một loại enzyme có tên là ADH có thể chuyển hóa rượu giống như cách gan của chúng ta chuyển hóa. Nếu có sẵn enzyme này trong dạ dày, rượu vào dạ dày đầu tiên sẽ phải tiếp xúc với nó và phân tử rượu sẽ bị phá vỡ thành các carbon, hydro và oxy trước khi đi vào máu của bạn và tác động đến não. Do đó bạn sẽ không có cảm giác say rượu.

Một số người vẫn truyền nhau cách uống sữa, nước hoa quả hay nhấm nháp một chút thức ăn trước khi chính thức uống rượu để làm giảm cảm giác chóng mặt đau đầu do bia rượu. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng khi bạn biết chắc mình có thể kiềm chế và uống một lượng bia rượu nhỏ.

2. Nhậu thế nào để không bị say xỉn?

Uống chậm

Hãy nhâm nhi và thưởng thức thật chậm các loại đồ uống có chứa chất cồn. Điều này giúp kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào bên trong cơ thể. Nhờ đó, cơn say sẽ khó làm bạn gục ngã.

Uống thêm nước

Uống một cốc nước ép hoặc nước lọc xen giữa các lần uống rượu, bia sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị say. Thông thường, các cơn say chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu nước. Do đó, việc bổ sung nước trong quá trình uống rượu sẽ giúp khắc phục phần nào sự tấn công ồ ạt của chất cồn.

Chọn đồ uống có nồng độ cồn nhẹ

Cơn say sẽ đến nhanh nếu như bạn tiêu thụ loại đồ uống có nồng độ cồn quá cao như rượu đế. Ngoài ra, những loại rượu, bia đậm màu như rum đen, vang đỏ được xem là những lựa chọn có hại nhất vì chúng chứa khá nhiều chất cồn so với các loại nhẹ hơn như vodka, vang trắng…

Tránh những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine

Đây được xem là một trong những điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ khi tham dự tiệc trong ngày Tết. Những món đồ uống ngọt ngào này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, đồng thời còn làm tăng cảm giác buồn nôn và váng đầu, khiến tình trạng say trở nên tệ hơn.

Uống rượu không say nhờ sữa

Hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng đồ uống có cồn.

Bạn hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng đồ uống có cồn. Sữa khi đến dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày. Rượu vẫn sẽ đi vào cơ thể nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và gan có thêm thời gian để loại bỏ thêm chất cồn trước khi phần cồn còn lại xâm nhập vào hệ thống thần kinh của bạn. Đây cũng là một cách để bạn bảo vệ sức khỏe khi đi nhậu.

Uống rượu không say bằng giao tiếp

Cách giao tiếp trên bàn nhậu cũng góp phần quan trọng trong việc bạn uống nhiều hay ít. Vẫn có những cách hạn chế bia rượu mà vẫn không làm mất lòng bạn bè đấy.

3. Cách xử lý sau khi say rượu

Ngủ

Đây luôn là một trong những cách đơn giản nhất để chữa say. Uống một cốc nước ép, có thể đắp thêm một chiếc khăn mát lên trán trong trường hợp bạn bị nhức đầu, hạn chế các tiếng ồn, kéo rèm cửa lại và ngủ một giấc. Nếu thức giấc giữa chừng, có thể uống thêm một viên vitamin tổng hợp và đi ngủ trở lại.

Uống nhiều nước

Hãy uống nước mỗi khi bạn thức giấc nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bởi vì mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị say. Do đó, cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do cơn say mang lại là nên dùng những món ăn lỏng vào ngày hôm sau. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm nước dừa tươi hoặc nước chanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Thay thế lượng muối đã mất

Tình trạng mất nước sau khi say do nôn ói có thể khiến bạn kiệt sức do cơ thể mất nhiều nước, muối và các khoáng chất. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các gói dung dịch bổ sung muối vốn vẫn được dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy cấp. Dung dịch nước muối này sẽ giúp bổ sung một lượng muối nhỏ cùng nhiều chất điện giải để bù nước kịp thời, giảm thiểu được những tác động tiêu cực do cơn say mang lại như nôn, ói, đau nhức…

Uống cà phê

Cà phê có tác dụng làm dịu cảm giác mệt mỏi luôn đi kèm với các cơn say, đồng thời còn giúp bạn đỡ đau đầu hơn.

Ăn trứng

Trứng là một lựa chọn hợp lý cho bữa ăn đầu tiên khi bạn đã tỉnh táo sau cơn say. Trong trứng có chứa chất cysteine giúp phá vỡ hàm lượng acetaldehyde (chất cồn) trong cơ thể sau một cuộc chè chén say sưa.

Những trái cây giàu kali

Chất cồn sẽ làm tiêu tan hết lượng kali bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên ăn những loại trái cây giàu kali như chuối để bổ sung thêm kali và lượng muối đã mất. Các loại đồ uống thể thao cũng cung cấp khá nhiều kali. Ngoài ra, nên ăn những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi vì chúng chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau cơn say.

Từ ngày 1/1/2020 Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực cùng với sự ra đời của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Chính vì vậy từ 1/1/2020 sẽ chính thức cấm uống rượu bia khi lái xe. Vì vậy, mọi người nên hạn chế uống rượu bia, nếu đã uống rượu bia thì hãy gọi các phương tiện giao thông công cộng để tránh xảy ra tai nạn không đáng có trong dịp Tết.

Tổng Hợp 10 Loại Nước Uống Giải Rượu Bia Ngày Tết Hiệu Quả

Nước chanh muối giải rượu ngày Tết 

Chanh được biết đến là nước uống giải rượu ngày Tết cực hiệu quả ngay tại nhà, dễ uống và đặc biệt không hề tốn kém. Trong chanh vừa chứa nhiều axit vừa có thêm cả vitamin có tác dụng kích thích rất nhanh các loại chất cồn như rượu, bia. Đây là loại nước ép trái cây giải rượu ngày Tết cực hiệu quả.

Cách pha nước chanh cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh sau đó vắt nước cốt hòa vào ly nước ấm rồi cho thêm 1 thìa đường, ¼ thìa muối và khuấy đều cho tan. Sau đó, bạn cắt thêm một vài lát chanh mỏng cho vào cốc nước chanh muối vừa pha rồi cho ông xã của mình uống là được.

Nước gừng tươi hỗ trợ giải rượu bia

Tương tự như chanh, gừng từ xưa đến nay đã luôn là nguyên liệu giải rượu bia ngày Tết hiệu quả. Chị em chỉ cần thái một củ gừng thành các lát mỏng. Kế tiếp cho gừng vào đun với nước sao cho chỉ còn 2/3 ly nước. Đổ nước gừng vừa sắc ra cốc và cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào là được.

Nước giải rượu ngày Tết – Nước sắn dây

Cách làm nước sắn dây nhanh chóng, hiệu quả tại nhà:

Cho 2 thìa bột sắn dây hòa tan với 300ml nước

Thêm một chút đường vào cốc, khuấy đều

Vắt thêm ½ quả chanh vào nước sắn dây

Nước ép bưởi

Đây là loại nước ép cực kỳ dễ làm và được rất nhiều chị em phụ nữ Việt dùng để giải rượu bia cho chồng vào ngày Tết. Sau khi uống nước ép bưởi chắc chắn phái mạnh sẽ tỉnh táo hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần bóc hết vỏ, xơ của múi bưởi ra, lấy nguyên phần thịt rồi cho vào máy ép, ép lấy nước là được.

Nước mía giải rượu nhanh chóng

Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước ép mía sẽ lập tức giải rượu nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên theo các bác sỹ cho biết, dù đường có được làm bằng nước ép mía nguyên chất song không nên dùng đường nguyên chất để pha uống cùng nước mía. Bởi đường có tính ấm, nếu uống nhiều dễ gây nóng.

Nước cà phê đậm đặc

Nước đậu xanh

Bạn có thể nghiền nát ½ lon đậu xanh sau đó hòa với nước sôi để nguội rồi cho người bị say rượu bia uống để nôn mọi thứ trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Kế tiếp bạn đem cho người đang say rượu ăn cháo nấu với cam thảo là được.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua phát huy tối công dụng của mình trong việc giải rượu bia. Quá tiện lợi phải không nào? Bạn hãy lấy từ 2-3 quả cà chua tươi rồi cho vào máy ép hoa quả và ép lấy nước cho người bị say rượu bia uống.

Nước trà xanh

Uống một cốc nước trà xanh đặc cũng có tác dụng giải độc rượu rất tốt. Trong chè xanh có chứa axit tanic sẽ khử được chất cồn ở trong rượu.

Nước ép củ đậu

Củ đậu là nguyên liệu giải rượu cực tốt cho các quý ông đã trót say xỉn. Đặc biệt củ đậu lại có tính mát, vị ngọt lại thêm công dụng giải rượu khá hiệu quả. Vì thế trong dịp Tết sắp tới này, chị em hãy chuẩn bị sẵn củ đậu trong tủ lạnh để phòng trường hợp chồng hay người thân trong nhà bị say rượu sẽ có nguyên liệu để giải rượu nhanh và luôn nhá.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Kíp Uống Rượu Ngày Tết Không Đau Dạ Dày trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!