Bạn đang xem bài viết Báo Chí] Tham Quan Tòa Soạn Báo Zing.vn được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
0 Phiếu – 0 Trung bình
1
2
3
4
5
[TRUYỀN THÔNG – BÁO CHÍ] THAM QUAN TÒA SOẠN BÁO ZING.VN
23-12-2019, 04:34 PM
Bài viết: #1 vuntp
Member
Tham gia: Sep 2019
Danh tiếng:
Bài viết: 53Tham gia: Sep 2019Danh tiếng: 0
[TRUYỀN THÔNG – BÁO CHÍ] THAM QUAN TÒA SOẠN BÁO chúng tôi
THAM QUAN TÒA SOẠN BÁO ZING.VN
Sắp tới đây trường mình vinh dự là trường THCS-THPT đầu tiên của Hồ Chí Minh được sự đồng ý tham quan tại Tòa soạn báo chúng tôi – Báo điện tử top 1 Việt Nam và nền tảng ứng dụng Zalo thông dụng trên toàn quốc.
Trung tâm Tham vấn Tâm lý – Hướng nghiệp có phối hợp cùng Tòa soạn báo chúng tôi tổ chức chuyến tham quan với thông tin như sau:
Thời gian: 13h đến 17h ngày 03/01/2020 Địa điểm: Tầng 2, tòa nhà Sarimi B2, 72 Nguyễn Cơ Thạch, Quận 2, Tp. HCM Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu ngành nghề Truyền thông Báo chí trong thực tế Zing Talk – Số lượng: 40 học sinh lớp 12 và có nguyện vọng tìm hiểu ngành Truyền thông – Báo chí
Link đăng ký:
Hạn chót đăng ký là ngày 27 tháng 12 năm 2019
Sắp tới đây trường mình vinh dự là trường THCS-THPT đầu tiên của Hồ Chí Minh được sự đồng ý tham quan tại Tòa soạn báo chúng tôi – Báo điện tử top 1 Việt Nam và nền tảng ứng dụng Zalo thông dụng trên toàn quốc.Trung tâm Tham vấn Tâm lý – Hướng nghiệp có phối hợp cùng Tòa soạn báo chúng tôi tổ chức chuyến tham quan với thông tin như sau:Thời gian: 13h đến 17h ngày 03/01/2020Địa điểm: Tầng 2, tòa nhà Sarimi B2, 72 Nguyễn Cơ Thạch, Quận 2, Tp. HCMMục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu ngành nghề Truyền thông Báo chí trong thực tếZing Talk – Số lượng: 40 học sinh lớp 12 và có nguyện vọng tìm hiểu ngành Truyền thông – Báo chíLink đăng ký: https://tinyurl.com/lstszingvn Hạn chót đăng ký là ngày 27 tháng 12 năm 2019
Chuyển đến:
Hướng Dẫn Soạn Bài Thúy Kiều Báo Ân Báo Oán
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán gồm phần sơ lược các kiến thức cơ bản và hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 108 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1.
Cùng tham khảo… Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
I. Hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi tại trang 108 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1.
Đọc – Hiểu văn bản
1 – Trang 108 SGK
Mười hai câu đầu trả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn).
a. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào?
b. Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? Vì sao có sự khác nhau ấy?
Trả lời
– Thúc Sinh được mời tới theo quân lệnh: Cho gươm mời. Trên trướng của đại vương Từ Hải, Thúy Kiều ngồi oai nghiêm xử án. Trước những gươm lớn giáo dài, Thúc Sinh sợ đến mất cả thần sắc (mặt như chàm đổ), chân mình run rẩy (mình dường dẽ run). Hình ảnh đáng tội nghiệp này thật phù hợp với tính cách nhu nhược của Thúc Sinh.
– Lời lẽ của Thủy Kiều đối với Thúc Sinh cho thấy lòng biết ơn trân trọng của nàng.
+ Kiều được Thúc Sinh chuộc ra khỏi thanh lâu ở Lâm Tri, thoát cảnh đời ô nhục, rồi được sống những ngày êm ấm với chàng Thúc. Đó là nghĩa nặng nghìn non, là tấm lòng biết ơn sâu sắc của nàng đối với người cũ thân thiết, ân tình.
+ Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa, tòng, cố nhân, tạ,… điển cố: Sâm Thương. Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.
– Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư, Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức nôm na, bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc ” kẻ cắp bà già gặp nhau“, ” kiến bò miệng chén” với những từ Việt dễ hiểu. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
2 – Trang 108 SGK
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.
– Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu thế nào?
– Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?
Trả lời
– Hành động, lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai đối với Hoạn Thư. Vẫn một điều ” chào thưa“, hai điều ” tiểu thư“. Cách xưng hô này trong hoàn cảnh giữa Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay đổi ngôi là một đòn mỉa mai quất mạnh vào danh gia họ Hoạn.
– Trong lời nói của Kiều có cả giọng đay nghiến khi câu thơ dằn ra từng tiếng, khi từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái… Cách nói này hoàn toàn phù hợp với đối tượng là Hoạn Thư, phù hợp với con người ” Bề ngoài thon thót nói cười – Bề trong nham hiểm giết người không dao “.
Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm: ” Mưu sâu cũng trải nghĩa sâu cho vừa “.
Trước lời nói, thái độ của Kiều, phút giây đầu, Hoạn Thư có ” hồn lạc, phách xiêu“. Nhưng ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn kịp ” liệu điều kêu ca “. Đây quả là một con người khôn ngoan, giảo hoạt.
3 – Trang 108 SGK
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội. Em hãy tìm hiểu :
– Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.
– Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào?
– Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này ?
Trả lời
– Khi Kiều gặp lại Hoạn Thư, bao nhiêu hờn oán ngày xưa trở về trong hồi ức, nàng đã thốt lên với giọng mỉa mai xa gần. Từ lần bị đánh ghen đêm ấy, đến nay đã bao năm tháng? Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người chiến thắng” ra tay báo oán, Kiều đã “chào thưa” bằng những lời “mát mẻ”:
– “Thoắt trông nàng đã chào thua Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!” – “Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan Dễ dàng là thói hồng nhan Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
Giọng nói trở nên chì chiết, đay nghiến. Các chữ ” mấy tay“, ” mấy gan ” như những mũi kim bén nhọn:
Trước lời nói ấy, Hoạn Thư ” hồn lạc phách siêu” nhưng vẫn đầy đủ bản lĩnh, bình tĩnh để: ” Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca “, để gỡ tội của Hoạn Thư.
Kiều nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư đã từng hành hạ mình, làm cho mình đau khổ: ” Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều“. Là ” thủ phạm” đang đứng giữa pháp trường, xung quanh là bọn đao phủ đã ” gươm tuốt vắp ra“, Hoạn Thư ” hồn lạc phách xiêu“. Người đàn bà này tự biết tội trạng mình, cảnh ngộ mình, khó lòng thoát khỏi lưỡi gươm trừng phạt: Vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của họ ” họ Hoan danh gia” đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội. Một cái ” khấn đầu” giữ lễ, khi chân tay đang bị trói.
Trước hết nhận tội ” ghen tuông và lí giải đó là chuyện thường tình” của đàn bà. Tiếp theo Hoạn Thư gợi lại chút “ân tình” ngày xưa: một là đã cho Kiều xuống Quan Âm các ” giữ chùa chép kinh“, không bắt làm thị tì nữa, hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, đã bỏ qua. Cách nói rất khéo, chỉ dùng những từ kín đáo để người trong cuộc mới hiểu. ” Nghĩ cho ” là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho
“Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.”
Đối với Kiều, Hoạn Thư đã từng nói với Thúc Sinh: ” Rằng: tài nên trọng mà tình nên thương“. Tuy ” Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai“, nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư ” kính yêu ” Thúy Kiều. Hoạn Thư tự nhận tội và xin Thúy Kiều rộng lượng:
“Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành. Vì thế, Kiều phải ” khen cho“: ” Khôn ngoan đến mục nói năng phải lời“. Không thể là ” người nhỏ nhen“, Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư:
“Đã lòng trị quá thì nên: Truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay.”
Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Tha tội Hoạn Thư, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng.
– Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ để gỡ tội: ” Rằng tôi chút phận đàn bà – Ghen tuông thì cũng người ta thường tình“. Lí lẽ này đã xoá đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung ” chút phận đàn bà“. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: ” Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai“. Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.
+ Tiếp đến Hoạn Thư kể lại “công” đã cho Kiều ra viết kinh ở các Quan Âm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.
+ Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn rộng như biển trời của Kiều: ” Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng“.
– Trước những lời kêu ca của Hoạn Thư, Kiều đã phải thừa nhận đây là một con người ” Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời“, Hoạn Thư đưa Kiều đến chỗ khó xử: ” Tha ra thì cũng may đời – Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen“. Nàng có răn đe Hoạn Thư nhưng rồi lại khoan dung độ lượng: ” Đã lòng tri quá thì nên“. Hoan Thư đã biết lỗi, đã xin tha thì Kiều cũng cư xử theo quan điểm triết lí dân gian ” Đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại“.
– Qua cách lí lẽ để gỡ tội, có thể thấy Hoạn Thư ” sâu sắc nước đời” đến ” quỷ quái tinh ma “. Tuy nhiên việc Hoạn Thư được tha bỗng chủ yếu là do tấm lòng độ lượng của Kiều. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán một lần nữa đã làm ngời lên tấm lòng vị tha nhân hậu của người con gái họ Vương.
– Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành vị quan toà cầm cán cân công lí. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán là sự phản ánh khát vọng ước mơ công lý chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du.
Tham khảo Phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán
4 – Trang 108 SGK
Vì sao Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của em.
Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?
Trả lời
Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì những mấy lí do:
– Vì lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do để cãi tội. Chính Thúy Kiều cũng phải khen và thừa nhận Hoạn Thư là người: “Khôn ngoan đến mục nói năng phải lời”.
– Vì Hoạn Thư cũng thừa nhận tội lỗi của mình và xin mở lòng khoan hồng: “Trót lòng gây chuyện chông gai. Còn nhờ lượng bề thương bài nào chăng”.
– Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư là hợp lí vì:
+ Nếu Kiều vẫn không tha cho Hoạn Thư thì nàng sẽ mang tiếng là người nhỏ nhen, là người cố chấp khi kẻ tình địch đã biết nhận lỗi, đã cất lời xin: “Tha ra thì cũng may đời. Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Hơn nữa Kiều lại là người rộng lượng, biết ân oán ở đời, chính vì vậy nàng tha bổng Hoạn Thư.
+ Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là con người đã đánh giá đúng bản chất của Hoạn Thư (người khôn ngoan, giảo hoạt). Kiều đã vượt qua tình huống khó xử giữa tha cho Hoạn Thư và trừng trị mụ bằng chính tấm lòng khoan dung, nhân hậu của nàng. Kiều đã xử theo quan niệm dân gian: “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại.
5* – Trang 108 SGK
Qua đoạn trích, phân tích tính cách Thuý Kiều và Hoạn Thư.
Trả lời
– Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Đối với ” người cũ” Thúc Sinh tuy ” nhu nhược, thấp cơ, thua trí đàn bà“, không bảo vệ được nàng nhưng đã có công cứu nàng khỏi lầu xanh nên nàng đã đền ơn xứng đáng ” Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân“. Khi xử Hoạn Thư, lúc đầu nàng kiên quyết trừng phạt, nhưng trước sự hối lỗi và thái độ thành khẩn của Hoạn thư, Kiều đã tha bổng. Lí do cơ bản khiến Kiều tha cho Hoạn Thư chính vì nàng vốn đã có tấm lòng rộng lượng, khoan dung, nhưng lí do ẩn bên trong cũng là tác giả muốn thể hiện tính cách ghê gớm ” khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời ” của Hoạn Thư.
– Tính cách của Hoạn Thư cũng có những biểu hiện phong phú, đa dạng nhưng là một người ” quỷ quái tinh ma ” như nhận xét của Thúy Kiều. Khi Kiều kiên quyết trừng phạt những tội lỗi, Hoạn Thư đã hoảng sợ nhưng khéo léo van xin. Lí lẽ chặt chẽ, lập luận hợp lí, không chối tội, sẵn sàng nhận trừng phạt nhưng xin Thúy Kiều mở lượng khoan hồng.
Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán phần Luyện tập
Bài luyện tập – trang 108 SGK
Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư.
Gợi ý
Đây là một đoạn trích rất hấp dẫn, một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du. Bằng cách để cho các sự việc tự vận động, nhân vật tự bộc lộ mình qua những lời đối thoại.Cả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít lời miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua tiếng lại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, vậy mà không chỉ chân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều được bộc lộ hết sức sinh động. Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: báo ân và báo oán.
Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng. Nguyễn Du đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường. Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chất và tính cách của nàng. Nàng rằng :
“Nghĩa nặng tình non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân? Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân, Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Với Hoạn Thư, dù lúc đầu Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Nàng chào thưa Hoạn Thư và gọi Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư đã hoàn toàn đảo ngược. Nhưng với bản tính của Kiều vốn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn rất rộng lượng với kẻ thù.
Khen cho: Thật đã nên rằng Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời. Tha ra, thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. Đã lòng tri quá thì nên Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Tính hợp lí của hành động, tha bổng cho Hoạn Thư hoàn toàn phù hợp với tính cách của Kiều, dù bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào nàng vẫn thể hiện bản tính nhân hậu của mình. Bởi vậy không có gì đáng trách trong hành động của nàng.
Với Hoạn Thư, chỉ thoáng qua một giây phút sợ hãi hồn lạc phách xiêu ban đầu (Nguyễn Du không miêu tả kĩ càng và cụ thể nỗi sợ hãi của Hoạn Thư như miêu tả Thúc Sinh), Hoạn Thư đã có thể chủ động tình thế. Trong khi đang khấu đầu dưới trướng, Hoạn Thư đã liệu điều kêu ca, nhanh chóng tìm ra một con đường giải thoát.
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng những kinh yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”.
Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã “hồn lạc phách xiêu”, Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định “ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà”, Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã “làm ơn” cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt… Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ “hồn lạc phách xiêu” chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình. Phải chăng đó cũng là bản lĩnh của người phụ nữ trước người chồng đào hoa, đa tình?
II. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán siêu ngắn
– Thúy Kiều là người coi trọng ân nghĩa, nghĩa tình.
– Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn chứng tỏ nàng không bao giờ quên nỗi đau mà Hoạn Thư gây ra cho mình.
– Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ Hán Việt (chữ tòng, cố nhân, sâm thương), những điển cố, cách nói sang trọng, phù hợp với việc thể hiện lòng biết ơn. Ngôn ngữ của Kiều khi nói về Hoạn Thư là ngôn ngữ dân gian nôm na, bình dị với những thành ngữ quen thuộc, dễ hiểu (quỷ quái tinh ma, kẻ cắp, bà già…).
Thúy Kiều báo oán :
– Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là “tiểu thư” mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược.
– Thái độ Kiều : quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.
– Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư : xóa ranh giới kẻ thù, về cùng phía “phận đàn bà” → từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ “thường tình” → kể rằng từng tha cho Kiều→ tỏ thái độ “riêng riêng những kính yêu” → nhận lỗi và mong tha thứ.
– Các lí lẽ đó tác động tới Kiều : nhìn ra sự khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều có phần nguôi ngoai, mắc vào thế khó đành tha bổng cho Hoạn Thư.
– Tính cách Hoạn Thư : khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa mưu mô, thủ đoạn.
– Kiều tha Hoạn Thư vì những lí lẽ của Hoạn Thư và bản tính rộng lượng của Kiều.
– Việc làm ấy phù hợp với lòng nhân hậu của Kiều. Vì vậy nó không hề đáng trách.
→ Kiều là người giàu lòng vị tha, nặng tình nghĩa.
– Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục.
– Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng, đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.
Những biểu hiện đa dạng …
– Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.
– Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình.
III. Kiến thức cơ bản
Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay, tưởng nàng phải buông xuôi trước số phận:
“Biết thân chạy chẳng khỏi trời Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”.
Chính lúc Kiều vô vọng thì Từ Hải xuất hiện. Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận người con gái họ Vương. Người anh hùng “đội trời đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh mà còn đưa nàng từ thân phận “Con ong cái kiến” bước lên địa vị một quan toà cầm cân công lí, “ơn đền oán trả”.
Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán miêu tả cảnh Kiều đền ơn những người đã cưu mang giúp đỡ nàng, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Đoạn trích đã lược bớt một số câu thơ để làm nổi bật lên cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư. Điều này không làm ảnh hưởng tới nội dung màn báo ân báo oán (vẫn có đền ơn trả oán).
Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là một thể loại ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân, con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; ” ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” và tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.
Nếu mang bản viết của Thanh Tâm Tài Nhân với những chi tiết thô thiển đem đối chiếu với ” Truyện Kiều “, ta mới thấy hết tài sáng tạo của ngòi bút Nguyễn Du, nhất là cảnh báo ân báo oán. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà không kém phần uy nghiêm! Lời thoại gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí, tính cách một Thúc Sinh hiền lành đến độ nhút nhát, Hoạn Thư thì khôn ngoan đến độ ranh ma, Kiều cao thượng, bao dung và nhân hậu.
Nguyễn Du ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tính ma. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều. Đoạn Kiều báo ân báo oán sáng lên chói lọi như một giấc mơ công lí, một giấc mơ của muôn người bất hạnh trong chế độ phong kiến thối nát xa xưa.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Soạn Bài Thúy Kiều Báo Ân Báo Oán Của Nguyễn Du
Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư.
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: Con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lý.
Đoạn trích thể hiện khuôn mẫu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.
1.2. Nghệ thuật
Tác giả đã thành công khi miêu tả tâm lí nhân vật.
Từ ngữ mang tính ngôn ngữ nôm na, bình dân và kết hợp với những thành ngữ dân gian.
Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Câu 1: Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân.
Qua lời kể của Kiều với Thúc Sinh em thấy Kiều là người như thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ khi nói với Thúc Sinh và khi nối với Hoạn Thư? Vì sao có sự khác nhau ấy.
Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng là người biết ơn tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát cảnh đời ô nhục, có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng đã gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non“.
Nàng gọi Thúc Sinh là “Người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là “cổ nhân” mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh.
Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố “Sâm Thương” cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.
Khi nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “Kẻ cắp bà già gặp nhau“, “Kiến bò miệng chén” với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Câu 2. Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.
Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư giọng điệu như thế nào?
Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?
Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến.
Giọng điệu ấy của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư trong quan niệm dân gian “mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa“.
Câu 3. Trước thái độ của Kiều Hoạn Thư đã xử chí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ gỡ tội. Em hãy hiểu:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.
Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào.
Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này.
Trước thái độ của Kiều, lúc đầu Hoạn Thư có sợ hãi “hồn lạc, phách xiêu” nhưng vẫn kịp ứng phó thông minh “liệu điều kêu ca”.
Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lý thường tình của phụ nữ để gỡ tội. “Rằng tôi chút phận đàn bà Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”.
Tiếp đến Hoạn Thư kể công không hành hạ Kiều và đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm rồi cũng không đuổi theo bắt giữ nàng khi nàng bỏ trốn.
Cuối cùng, Hoạn Thư nhận tội, xin Kiều mở lòng khoan dung độ lượng.
Cách lý sự của Hoạn Thư khiến Kiều phải thừa nhận đây là con người khôn ngoan. Nàng bị đưa tới chỗ khó xử, nàng có răn đe Hoạn Thư nhưng cuối cùng thì đã khoan dung độ lượng tha cho.
Câu 4. Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? lí giải cách lựa chọn của em. Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là con người như thế nào?
Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư là hợp lý là đúng.
Vì cách gỡ tội khôn khéo của Hoạn Thư song chủ yếu là vì lòng vị tha nhân hậu, khoan dung của Kiều.
Câu 5. Qua đoạn trích phân tích tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư.
Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đền ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ.
Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt.
Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca “đến mức, phải lời”, Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.
Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.
3. Một số bài văn mẫu về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Thái độ của Thúy Kiều trong 12 câu thơ đầu
12 câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn)
– Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
– Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? Vì sao có sự khác nhau ấy
Bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Giúp mình với mọi người ơi, mk đag soạn văn
Hướng dẫn soạn Thúy Kiều báo ân báo oán
Hướng dẫn soạn bài “Thúy Kiều báo ân báo oán ” – Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du – Văn lớp 9
Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học (Tổng Quan)
Mới đây trên Tạp chí Hoạt động Khoa học, tác giả Phạm Duy Hiển nêu vấn đề về sự có mặt rất khiêm tốn của các nghiên cứu khoa học Việt Nam trên các tập san khoa học quốc tế. Đây là một ưu tư rất chính đáng. Trong ngành y sinh học, trong vòng 40 năm qua, số lượng bài báo từ các nhà khoa học ở Việt Nam chỉ trên dưới con số 300. Con số này cực kì khiêm tốn nếu so với 5.000 từ Thái Lan hay trên 20.000 từ Singapore. Trong thực tế, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và hấp dẫn, nhưng ít khi nào có mặt trên trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là tại sao có tình trạng này, và làm sao chúng ta có thể cải thiện tình thế.
Qua kinh nghiệm cá nhân và tiếp xúc với đồng nghiệp trong nước, người viết bài này tin rằng một phần của vấn đề là các nhà khoa học nước ta thiếu kĩ năng phân tích dữ kiện và thiếu kĩ năng thông tin (communication skill). Về phân tích số liệu, tôi sẽ bàn trong một dịp khác, ở đây tôi chỉ bàn đến vấn đề thông tin, mà cụ thể là soạn một bài báo khoa học.
Đại đa số các tập san khoa học quốc tế sử dụng tiếng Anh để truyền đạt thông tin. Một phần không nhỏ các nhà khoa học nước ta chưa quen với tiếng Anh, và đó là một trở ngại lớn. Nhưng ngay cả trong số các nhà khoa học thạo tiếng Anh, thì họ lại thiếu kĩ năng viết báo khoa học. Bài viết này muốn góp một phần nhỏ trong nỗ lực cải thiện tình thế đó, bằng cách chia sẻ một số kinh nghiệm viết báo cáo khoa học với các đồng nghiệp và bạn trẻ trong nước. Bài viết này chỉ là một tóm lược của một tài liệu bằng tiếng Anh dài hơn (khoảng 40 trang) mà người viết dùng để giảng dạy cho các nghiên cứu sinh ở Mĩ và Úc. Tài liệu này cũng in trong sách trong chương sau.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học đóng một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là một bản báo cáo về một công trình nghiên cứu, mà còn là một đóng góp cho kho tàng tri thức của thế giới. Khoa học tiến bộ cũng nhờ một phần lớn vào thông tin từ những bài báo khoa học, bởi vì qua chúng mà các nhà khoa học có dịp trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đối với cá nhân nhà khoa học, báo cáo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là một “currency” (đơn vị tiền tệ). Đó là những viên gạch xây dựng sự nghiệp của giới khoa bảng. Tại các đại học Tây phương, số lượng và chất lượng bài báo khoa học là tiêu chuẩn số một trong việc xét đề bạt lên chức giảng sư hay giáo sư. Vì thế công bố báo cáo khoa học, đối với giới khoa bảng Tây phương, là một việc làm ưu tiên hàng đầu của họ. Chính vì thế mà các đại học Tây phương có cái văn hóa gọi là “publish or perish” (xuất bản hay là tiêu tan). Nếu trong vòng 1 hay 2 năm mà nhà khoa bảng không có một bài báo nào đăng trên các tập san khoa học quốc tế, ban giám hiệu sẽ mời vị đó trả lời câu hỏi “tại sao”. Nếu có lí do chính đáng thì còn giữ chức vụ; nếu không có lí do chính đáng thì có nguy cơ mất chức như bỡn.
Nói tóm lại, báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế (không chỉ ở trong nước) là một việc làm chính yếu, một nghĩa vụ, và một điều kiện để tồn tại của một nhà khoa học. Nhưng từ lúc tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ kiện đến lúc có báo cáo là một quá trình gian nan. Một công việc còn gian nan hơn nữa là làm sao đảm bảo báo cáo được đăng trên một tập san khoa học có uy tín trên thế giới. Vì thế, các nhà khoa học cần phải đặc biết chú ý đến việc soạn thảo một báo cáo khoa học sao cho đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bài viết này mách bảo một cách thân mật những “mẹo” và kĩ năng để đạt tiêu chuẩn đó.
Mỗi bài báo khoa học là một công trình khổ hạnh. “Khổ hạnh” ở đây phải được hiểu theo nghĩa vừa đau khổ, vừa hạnh phúc. Đau khổ trong quá trình chuẩn bị và viết thành một bài báo, và hạnh phúc khi nhìn thấy bài báo được công bố trên một tập san có nhiều đồng nghiệp đọc và chia sẻ. Để đạt kết quả sau cùng này, tác giả phải phấn đấu làm sao để giữ sự cân bằng giữa tính trong sáng và [nhưng] nội dung phải đầy đủ. Bài báo phải làm sao hấp dẫn người đọc và để người đọc “nhập cuộc”. Bài báo phải được viết bằng một văn phong cực kì súc tích, nhưng phải đầy đủ. Đó là những yêu cầu rất khó mà không phải tác giả nào cũng đạt được.
Nếu không tiếp cận vấn đề một cách có việc hệ thống, tất cả những nỗ lực cho một bài báo khoa học có thể trở nên vô dụng, thậm chí đem lại ảnh hưởng xấu vì một công trình nghiên cứu sẽ không có cơ hội xuất hiện trên các tập san chuyên môn. Mặc dù ở các nước phương Tây, người ta đã có nhiều bài viết chỉ dẫn – thậm chí cả sách dạy – cách viết một bài báo khoa học, nhưng ở nước ta, hình như vẫn chưa có một tài liệu chỉ dẫn như thế. Bài viết này, vì thế, được soạn ra nhằm mục đích duy nhất là cung cấp cho bạn đọc những chỉ dẫn đơn giản và thực tế để sao cho bạn đọc có thể tự mình viết một bài báo khoa học đạt yêu cầu của các tập san khoa học quốc tế.
Viết một bài báo tốt là một việc làm không đơn giản chút nào, nếu không muốn nói là phức tạp. Nó đòi hỏi người viết phải sáng tạo và suy tưởng … trong lặng lẽ. Con đường dẫn đến một sản phẩm hoàn hảo không bao giờ là một con đường thẳng, mà là một con đường với nhiều ngỏ ngách, nhiều đường cùng, và nhiều chông gai. Nói một cách ngắn gọn, viết cần phải có thời gian. Thành ra, cách tốt nhất là phải khởi công viết càng sớm càng tốt, đừng bao giờ để cho đến giai đoạn cuối của nghiên cứu mới viết.
Tác giả có thể viết ngay những phần cần viết ra của bài báo trong khi công trình nghiên cứu vẫn còn tiến hành. Phát họa ra phần dẫn nhập (introduction) ngay từ khi công trình nghiên cứu đang được thai nghén. Viết phần phương pháp (methods) ngay trong khi công trình nghiên cứu còn dở dang. Làm đến đâu, viết ngay đến đó. Sau cùng là một phát họa những biểu đồ, bản thống kê cần phải có trong bài báo.
Viết ra những ý tưởng và phương pháp sớm giúp cho nhà nghiên cứu rất nhiều trong những lần sửa chữa sau này. Chẳng hạn như làm sáng tỏ động cơ và lí do nghiên cứu trong phần dẫn nhập giúp cho nhà nghiên cứu nhận ra bối cảnh mà công trình nghiên cứu có thể đóng vai trò. Viết ra những phương pháp nghiên cứu giúp cho nhà nghiên cứu khỏi phải tốn công xây dựng lại những bước đi, những thủ tục mà công trình nghiên cứu đã hoàn tất. Việc phát thảo ra những biểu đồ và bản số liệu giúp cho nhà nghiên cứu tập trung vào nỗ lực phân tích dữ kiện. Và quan trọng hơn hết, khi ngồi xuống viết, tự việc làm đó, tạo cơ hội cho [hay nói đúng hơn là bắt buộc] nhà nghiên cứu phải suy nghĩ nghiêm túc về việc làm của mình.
Một điều quan trọng khác là tác giả cần phải bỏ ra một thời gian tịnh tâm suy nghĩ về cái thông điệp của công trình nghiên cứu cho cộng đồng khoa học. Trong phần này, tác giả nên chịu khó viết ra những điểm chính nhằm trả lời những câu hỏi sau đây: tại sao mình làm những gì mình đã làm; thực tế mình đã làm gì; mình phát hiện điều gì mới lạ; và những điều này có ý nghĩa gì
Mặc dù thành phần độc giả của các tập san khoa học có thể rất đa dạng, một đặc tính mà giới chuyên môn đều có chung là: bận rộn. Giới khoa học gia, bác sĩ, kĩ sư, nhà quản lí, lãnh đạo … có lẽ chỉ nhìn qua bài báo khoa học một cách nhanh chóng, chứ ít khi nào có thì giờ nghiền ngẫm từng chi tiết trong bài báo. Tuy rằng phần lớn tác giả nghiên cứu biết điều này, nhưng họ có thể không nghĩ đến khi đặt bút xuống soạn bài báo khoa học. Do đó, tác giả nên tự đặt mình vào vai trò của người đọc và suy nghĩ như người đọc bằng cách chú ý đến những gì mà người đọc muốn tìm hiểu: tựa đề bài báo, bản tóm tắt (abstract), những bản số liệu, và biểu đồ.
Yếu tố thị giác rất quan trọng. Nếu người đọc quyết định đọc bài báo (sau khi đã xem qua tựa đề và bản tóm tắt), họ sẽ tiếp tục xem đến các bảng thống kê và biểu đồ. Các bảng thống kê số liệu thường được dùng để trình bày những số liệu mang tính trang trọng, tính chính xác cao, tính chính thức. Các bảng thống kê có thể dùng để tổng hợp và so sánh số liệu của các công trình nghiên cứu trong quá khứ, để giải thích mối liên hệ giữa các nhân tố trong công trình nghiên cứu, hay trình bày những câu hỏi đã được sử dụng trong công trình nghiên cứu.
Người Trung Hoa từng nói “Một biểu đồ có giá trị bằng một vạn chữ viết.” Mục đích của biểu đồ là cung cấp một ấn tượng về phát hiện chính của công trình nghiên cứu. Biểu đồ có khi được dùng làm tài liệu giảng dạy. Vì thế biểu đồ là một phương tiện hữu hiệu nhất để nhấn mạnh thông điệp của bài báo. Biểu đồ thường được sử dụng để thể hiện xu hướng và kết quả cho từng nhóm, nhưng cũng có thể dùng để trình bày dữ kiện một cách gọn gàng. Các biểu đồ dễ hiểu, nội dung phong phú là những phương tiện vô giá. Do đó, nhà nghiên cứu cần phải suy nghĩ một cách sáng tạo cách thể hiện số liệu quan trọng bằng biểu đồ.
Tiếp cận và phác họa cấu trúc của một bài báo trước khi đặt bút viết tạo điều kiện dễ dàng cho tác giả sau này. Bước đầu tiên đòi hỏi tác giả phải biết tập san mà mình muốn gửi bài báo, bởi vì mỗi tập san có những yêu cầu khác nhau về hình thức cũng như nội dung. Một khi đã xác định được tập san đối tượng, tác giả cần phải xem qua phong cách và hình thức bài báo mà tập san đó qui định. Đặc biệt là phải xem qua các bài báo đã được công bố trên tập san đó, như số lượng chữ là bao nhiêu, biểu đồ phải trình bảy như thế nào, bảng số liệu phải viết ra sao, trình bày phần tài liệu tham khảo theo cách gì, v.v… Phần lớn các tập san y khoa và sinh học đều tuân thủ theo các qui định được công bố trong tài liệu Uniform Requirements for Manuscripts Submitted to Biomedical Journals.
Có nhiều “chiến lược” để thu hút người đọc theo dõi bài báo của mình. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất có lẽ là ngắn gọn. Không nên nhầm lẫn giữa sự phức tạp với tính tinh vi. Câu văn cần phải ngắn gọn, đơn giản, nhưng chính xác và trực tiếp đi thẳng vào vấn đề. Cũng cần phải nhận thức rằng có được một bài báo khúc chiết như thế không phải là điều dễ dàng chút nào – nó đòi hỏi nhiều thời gian và suy nghĩ.
“Nhiệm vụ” thiết yếu nhất trong phần dẫn nhập là phải làm sao làm cho người đọc tiếp nhận bài báo và quan tâm đến kết quả của công trình nghiên cứu. Hơn nữa, phần dẫn nhập còn giúp cho người bình duyệt bài báo hay tổng biên tập tập san thẩm định tầm quan trọng của bài báo. Trong phần dẫn nhập, tác giả phải nói rõ tại sao công trình nghiên cứu ra đời và tại sao người đọc phải quan tâm đến công trình đó. Sơ đồ 1 sau đây phác họa cái khung cho phần dẫn nhập được viết với 3 đoạn văn.
Đọan văn thứ nhất mô tả một vấn đề chung hay yếu tố chung làm động cơ cho công trình nghiên cứu. Đặc biệt là câu văn đầu tiên phải “mạnh mẽ” và làm sao thu hút chú ý của người đọc. Đoạn văn thứ hai tập trung vào vấn đề cụ thể mà công trình nghiên cứu phải giải quyết. Trong đoạn văn này, tác giả có thể nêu ra những vấn đề mà người đọc có thể chưa từng biết qua. Đoạn văn thứ hai cũng cần nêu lên cái khoảng trống tri thức mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Đoạn văn thứ ba mô tả các mục tiêu của công trình nghiên cứu. Phần dẫn nhập phải được làm sao mà đọc đến đoạn thứ ba, người đọc cảm thấy háo hức và thiết tha đọc các phần kế tiếp của bài báo.
Sơ đồ 1. Khung bài cho phần dẫn nhập (3 đoạn văn)
1
Vấn đề chung là gì, tình hình hiện nay ra sao?
Loãng xương là một bệnh nghiêm trọng trong người có tuổi vì nó là nguyên nhân dẫn đến gãy xương.
Có nhiều bằng chứng cho thấy carotid endarterectomy có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Tiểu đường thận (diabetic nephropathy) là nguyên nhân số một của bệnh thận vào giai đoạn cuối.
2
Vấn đề cụ thể là gì, và trong kho tàng tri thức còn khoảng trống nào?
Mật độ xương (BMD) là một yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán loãng xương trong người Âu Mĩ. Tuy nhiên trong người Việt sự chính xác của BMD trong việc tiên đoán gãy xương vẫn chưa được nghiên cứu.
Mặc dù microalbumin được đề nghị dùng để truy tìm bệnh tiểu đường thận, nhưng phần lớn bác sĩ vẫn không tuân theo qui định chung này.
3
Thế thì công trình nghiên cứu này sẽ đóng góp gì?
Nghiên cứu khả năng ứng dụng BMD trong người Việt hay một dân số khác sẽ giúp cho việc phát triển một tiêu chuẩn chẩn đoán mới.
Để giúp cho bác sĩ thẩm định lợi ích của carotid endarterectomy, chúng tôi tính toán số ca phẫu thuật cần thiết để ngăn ngừa một ca bệnh tim trong những điều kiện khác nhau.
Nhằm mục đích phát triển một phương pháp mới và đơn giản hơn cho việc chẩn đoán tiểu đường thận, chúng tôi ứng dụng một mô hình quyết định (decision making model) và phân tích hệ quả của thuật chữa trị ACE
Có thể bài báo đề ra một phương pháp mới, và trong trường hợp đó, tác giả cần phải chú ý những tên gọi (và ý tưởng) xuất hiện nhiều lần trong bài báo. Tác giả nên suy nghĩ kĩ về những tên gọi này: phải dùng chữ ngắn gọn mà dễ hiểu. Nên gọi phương pháp điều trị là gì? Phải sử dụng từ gì để mô tả chỉ tiêu của nghiên cứu? Kinh nghiệm người viết bài này cho thấy trước khi viết cần phải liệt kê ra danh sách những từ hay sử dụng trong bài báo. Không có gì lẫn lộn và khó chịu người đọc hơn là dùng nhiều từ khác nhau để gọi một hiện tượng!
Một cấu trúc cứng nhắc sẽ làm cho phần phương pháp trở thành máy móc. Nhưng đó lại là cấu trúc mà các tập san y khoa đòi hỏi cho các nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized clinical trial). Trong cấu trúc này, tác giả phải viết dưới các tiêu đề như khái quát, nơi làm nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển chọn đối tượng, chỉ tiêu chính của nghiên cứu, chỉ tiêu phụ, cách đo lường, phương pháp phân tích dữ kiện…
Trong các nghiên cứu khác, tác giả có thể tự mình sáng tạo ra những tiêu đề thích hợp với công trình nghiên cứu. Ngay cả nếu tác giả sau này phải xóa bỏ các tiêu đề này thì sự bố cục của chúng giúp ích cho tác giả rất nhiều. Có thể dùngmột biểu đồ như là một cách mô tả qui trình nghiên cứu (chẳng hạn như thiết kế, tuyển chọn bệnh nhân, và phân tích dữ kiện). Nếu cần, tác giả có thể thêm phần phụ lục để cung cấp chi tiết về phương pháp phân tích, mã (codes) dùng trong máy tính, hay phương pháp thu thập dữ kiện cùng phương pháp đo lường (đây là những phương pháp có thể giúp cho người duyệt bài hay người đọc có thể lặp lại thử nghiệm).
Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần dẫn nhập. Tác giả phải trả lời cho được câu hỏi “Đã phát hiện gì?” Cần phải phân biệt rõ đâu là kết quả chính và đâu là kết quả phụ. Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, và những dữ kiện này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản. Những số liệu này phải trình bày sao cho lần lượt trả lời các mục đích mà tác giả đã nêu ra trong phần dẫn nhập.
Phát hiện chính là gì?
Phát biểu những phát hiện chính; đặt những phát hiện này vào bối cảnh của các nghiên cứu trước đây.
Phát hiện đó có khả năng sai lầm không?
Xem xét những yếu tố sau đây: thiếu khách quan trong đo lường và thu thập số liệu? Số lượng đối tượng ít? Cách chọn mẫu có vấn đề? Các yếu tố khác chưa xem xét đến? Phân tích chưa đầy đủ? Chưa điều chỉnh cho các yếu tố phụ? V.v…
Ý nghĩa của phát hiện là gì?
Đặt kết quả của nghiên cứu vào bối cảnh lớn hơn, và so sánh với các nghiên cứu trước đây. Suy luận về cơ chế (nhưng không nên quá lời hay quá xa xỉ trong khi suy luận, mà phải nằm trong khuôn khổ của dữ kiện thật).
Kết luận có phù hợp với dữ kiện hay không?
Kết luận phải rõ ràng, nhưng không nên đi ra ngoài khuôn khổ của dữ kiện. Chẳng hạn như nếu kết quả cho thấy hút thuốc lá làm tăng ung thư phổi, tác giả không nên kết luận rằng ngưng hút thuốc lá sẽ giảm ung thư phổi.
Những bài báo khoa học có giá trị thường là những bài báo đã được xem xét và duyệt đi duyệt lại nhiều lần, kể cả những lần phản hồi (response) hay phản biện lại những phê bình của những người bình duyệt. Điều này đòi hỏi bài báo, trước khi gửi đi cho một tập san, phải được các đồng nghiệp nội bộ đọc và phê bình. Tác giả không nên ngần ngại tiếp nhận những phê bình gay gắt từ đồng nghiệp. Để làm việc này, tác giả cần phải có một danh sách những đồng nghiệp có thể duyệt bài. Những đồng nghiệp này không hẳn phải là những tên tuổi lớn như giáo sư, mà có thể là nghiên cứu sinh. Thật ra, các giáo sư ít khi nào có thì giờ đọc kĩ; chính các nghiên cứu sinh hay đồng nghiệp cấp thấp thường là những người có khả năng và có thì giờ chăm chú, có động cơ để cho ý kiến một cách nghiêm chỉnh. Có hai nhóm đồng nghiệp có thể làm người duyệt bài nội bộ:
Những người bình duyệt chung, nhiệm vụ chính của họ là xem xét cách viết của tác giả có dễ hiểu hay không. Bất cứ ai, kể cả những người không cùng chuyên môn, cũng có thể là người duyệt bài trong nhóm này, nhưng người duyệt bài lí tưởng nhất là người có nỗ lực suy nghĩ cẩn thận.
Những người bình duyệt có cùng chuyên môn, nhiệm vụ của họ là giúp tác giả chuẩn bị để đối phó với những người bình duyệt của tập san và ban biên tập. Trong nhóm này, tác giả cần một hay hai thành viên trong cùng chuyên môn và có khả năng “soi mói” chi tiết hay nêu ra những sai sót của bài báo hay công trình nghiên cứu (chẳng hạn như nghiên cứu có đúng phương pháp không, diễn dịch có logic không, kết luận có đi ra ngoài dữ kiện không …). Trong nhóm này, người duyệt lí tưởng là một người “khó tính ” sẵn sàng nói thẳng với tác giả những gì họ nghĩ, thậm chí không mấy có cảm tình với ý tưởng của tác giả.
Muốn trở thành một tác giả khoa học tốt cần phải có thời gian. Một bài báo khoa học thường nhắm vào một vấn đề hẹp. Nhưng tác giả phải có một cái nhìn rộng và lớn hơn khi đọc bài báo của mình. Cần phải đặt bài báo và kết quả nghiên cứu vào một bối cảnh lớn hơn để thấy thành quả ra sao hay những gì cần phải làm tiếp trong tương lai.
Sơ đồ 3 sau đây phác thảo vài cách tiếp cận để tác giả có thể tự mình cải tiến. Nhiều tác giả thiếu kiên nhẫn vì họ chỉ muốn gửi bài báo đi càng sớm càng tốt, nhưng đó không phải là một hành động có hiệu quả cao. Do đó, điều thứ nhất là không nên hấp tấp trong khi viết. Sau khi viết xong bản thảo, có thể để đó vài ngày hay vài tuần. Sau đó, đọc lại và xem xét những chi tiết nào cần thêm hay cần bỏ đi. Đọc đi đọc lại với một cái nhìn mới để xem có gì cần phải phân tích thêm hay không, hay cách diễn dịch số liệu có hợp lí hay không. Kiểm tra lại cách viết và các đoạn văn có ăn khớp với nhau hay không, ý tưởng có trôi chảy hay không…
Sau đó là xem xét đến những chi tiết. Hai điểm quan trọng cần phải để ý ở đây. Thứ nhất, kiểm tra tính nhất quán: cả số liệu hay dữ kiện và các chú thích phải nhất quán với văn bản, bảng thống kê, và biểu đồ. Thứ hai là loại bỏ những “nhiễu” – tức là những điểm lặp đi lặp lại hay những điểm làm cho người đọc sao lãng cái thông điệp chính trong bài báo. Có khi cần phải kiểm tra từng chữ một xem nó có thích hợp với mục đích của bài báo hay không. Tránh dùng những từ ngữ tối nghĩa, những biệt ngữ khó hiểu, hay những viết tắt mà người ngoài chuyên môn chưa quen biết.
Một bài báo thường phải qua bình duyệt từ ban biên tập của tập san. Nếu tập san cho tác giả cơ hội trả lời những phê bình này, đó là một bước tiến tích cực. Tuy nhiên, việc trả lời những phê bình của ban biên tập không phải lúc nào cũng là việc làm thoải mái, dù sau khi phản biện thì bài báo sẽ tốt hơn. Trong khi trả lời phê bình, điều tối quan trọng là không nên có thái độ quá chống chế, hay quá công kích người phê bình. Tác giả có nhiệm vụ phải trả lời từng câu hỏi một, từng điểm phê bình một, và trả lời một cách lịch sự. Nếu tác giả không đồng ý với người bình duyệt, tác giả có quyền nói thẳng. Thông thường, sau khi trả lời bình duyệt, bài báo phải có sửa đổi, và tác giả phải thông báo cho ban biên tập biết những chỗ nào đã thay đổi và tại sao thay đổi.
Khoa học là một trường hoạt động khá bình đẳng. Công trình của tác giả có người khác bình duyệt, và tác giả cũng có cơ hội bình duyệt công trình của người khác. Thành ra, để giúp đỡ đồng nghiệp và để tự mình cải tiến, tác giả nên nhận lời bình duyệt công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp. Nếu tác giả cảm thấy học hỏi được một vài điều từ việc trả lời phê bình của người khác, tác giả cũng có thể học hỏi nhiều điều từ việc đọc và phê bình công trình của đồng nghiệp. Qua đọc và xem xét cẩn thận, tác giả sẽ cảm thấy mình trưởng thành và thoải mái với các nguyên lí và sự sắp xếp của các lí giải trong một bài báo khoa học. Làm người bình duyệt là một hình thức tự mình trao dồi kĩ năng nghiên cứu: nhận dạng nhầm lẫn của người khác cũng có nghĩa là nâng cao kĩ năng nhận dạng nhầm lẫn của chính mình.
Ai trong chúng ta cũng muốn là tác giả của những bài báo khoa học tốt, những bài báo mà chúng ta có thể tự hào, và hi vọng sẽ được lưu truyền rất lâu trong tương lai. Tuy nhiên, dù chúng ta có cẩn thận cách mấy, và bất kể bao nhiêu lần chúng ta đọc đi đọc lại, rà soát, xác suất bài báo có ít nhất là một sai lầm hay lỗi nhỏ đều rất cao. Một cá nhân rất khó mà phát hiện tất cả các lỗi lầm của chính mình. Điều đó có nghĩa là tác giả cần đồng nghiệp, những người đọc và phê bình một cách nghiêm túc và thành thật. Tác giả cần phải bỏ tính tự ái, và không nên sợ hãi trước những phê phán. Theo kinh nghiệm của người viết bài này, những phê phán của đồng nghiệp, dù lớn hay nhỏ, dù gay gắt hay thân thiện, lúc nào cũng giúp cho bài báo trở nên hoàn hảo hơn.
Ở phần đầu tôi đã nêu ra vài lí do tại sao cần phải công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế, ở đây tôi muốn nói thêm một lí do quan trọng hơn nữa. Đối với quốc gia, công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế là một cách không chỉ nâng cao sự hiện diện, mà còn nâng cao năng suất khoa học, của nước ta. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tập chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia. Hiện nay, trong bất cứ lĩnh vực nào, phải nhìn nhận một thực tế là hiệu suất khoa của nước ta chưa cao. Phần lớn các công trình nghiên cứu tại nước ta chỉ được kết thúc bằng những buổi nghiệm thu hay luận án. Đối với hoạt động khoa học, cho dù công trình đã được nghiệm thu hay đưa vào luận án, nếu chưa được công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế thì công trình đó coi như chưa hoàn tất, bởi vì nó chưa qua “thử lửa” với môi trường rộng lớn hơn.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn một câu nói của một người thông thái, Khổng Tử: “Nếu dùng ngôn ngữ không đúng, thì những gì được phát biểu sẽ bị hiểu sai; nếu những gì phát biểu bị hiểu sai, thì những gì cần phải làm sẽ không thực hiện được; và những gì không thực hiện được, đạo đức và nghệ thuật sẽ trở nên tồi tệ hơn.” Và tôi cũng có thể thêm rằng, nước nhà sẽ thiệt thòi hơn.
Cách tiếp cận căn bản
Chú thích
Cải tiến bài báo: Không hấp tấp; đọc và sửa lại liên tục.
Cần phải để dành thời gian, suy nghĩ lại, lĩnh hội vấn đề, đọc lại một lần nữa với một cách nhìn hoàn toàn mới
Xem xét lại cấu trúc bài báo; xem có phần nào thiếu nhất quán hay không; có mâu thuẫn trong lí giải hay không; xóa bỏ những phần lặp đi lặp lại.
Trả lời những phê bình của người duyệt bài
Trả lời từng điểm một, tuyệt đối không chối bỏ bất cứ điểm nào;
Phải lịch sự trong khi trả lời, không dùng những từ mang tính thách thức và tấn công cá nhân; nếu cần bất đồng ý kiến với người duyệt bài, cứ nói thẳng như thế;
Thông báo cho biên tạp biết những gì đã thay đổi trong bài báo và giải thích tại sao phải thay đổi.
Cải tiến kĩ năng phê bình công trình của người khác
Sẵn sàng phục vụ làm người bình duyệt bài cho các tập san khoa học;
Công bằng và vô tư trong việc phê bình;
Thông báo cho biên tạp biết những gì đã thay đổi trong bài báo và giải thích tại sao phải thay đổi.Không duyệt bài nếu cảm thấy mình có mâu thuẫn quyền lợi cá nhân.
GS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN – Chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Ủy hội Nghiên cứu y khoa và y tế quốc gia Úc
Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Chí] Tham Quan Tòa Soạn Báo Zing.vn trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!