Bạn đang xem bài viết Bài Viết Số 2 Lớp 9 Đề 4: Kể Về Một Buổi Đi Thăm Mộ Người Thân được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài viết số 2 lớp 9 đề 4 yêu cầu các em hãy kể một buổi đi thăm mộ người thân cùng với bố mẹ hoặc anh chị, hãy viết thành văn kể lại một lần đi thăm đó. Khi viết văn cần kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự.
Tham khảo bài viết số 2 lớp 9 đề 4
Thời gian trôi thật nhanh, mới mà đã đến Tết mọi người trong nhà đều tụ họp để đi tảo mộ người thân, hôm nay tôi sẽ được đi tảo mộ những người thân trong đó có người bà thân yêu.
Buổi sáng cuối đông đầu xuân vạn vật chỉ vừa mới tỉnh giấc, những giọt nắng đầu tiên chiếu ánh nắng ấm áp, làm tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông. Thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ nhưng đủ làm tôi run rẩy vì đang là mùa đông mà.
Ngoài đường lúc này khá vắng vẻ, tôi cùng người thân đi thăm bà, đứng trước nơi bà yên nghỉ mọi thứ xung quanh cảm giác thật lạ, khung cảnh huyền ảo và có chút u buồn. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ lễ cần thiết như nhang, hoa và cả đồ lễ. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo như quét dọn, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và chuẩn bị ra về.
Tôi đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ thành kính. Trong giây phút đó những kỉ niệm chợt ùa về. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, mái tóc có vài sợi bạc. Thưở nhỏ cứ mỗi đợt đông về, bà luôn sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh cứ nhắc tôi giữ ấm trong mùa đông. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi chợt nhận ra bà đi thật rồi… Tôi cùng gia đình trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này.
Có thể người bà thân yêu đã đi xa nhưng những kỷ niệm, tình thương của bà đối với tôi sẽ còn đọng lại mãi, tôi tin rằng bà sẽ luôn dõi theo tôi và chắc chắc hình ảnh người bà sẽ luôn trong tim mọi người thân trong gia đình thân yêu.
Với bài văn tự sự bài viết số 2 lớp 9 đề 4 bên trên các em sẽ tự tin hơn khi thực hiện bài tập làm văn kể chuyện ngay trên lớp.
Văn Học – Tags: tập làm văn số 2 lớp 9
Bài Viết Số 2 Lớp 9 Đề 3: Kể Lại Một Trận Chiến Đấu Ác Liệt
Bài viết số 2 lớp 9 đề 3: Kể lại trận chiến ác liệt
Dàn ý kể lại một trận chiến đấu ác liệt
II. Mở bài: Giới thiệu về trận chiến mà em sắp kể.
II. Thân bài
-Em biết đến trận chiến này ở đâu? (qua sách báo, tivi hay nghe kể lại).
-Thời gian diễn ra trận chiến? địa điểm diễn ra trận chiến, chống giặc nào?
-Người lãnh đạo
-Diễn biến chính của trận chiến diễn ra.
+ Chuẩn bị trận chiến.
+ Giai đoạn tấn công
+ Kết quả của trận chiến
– Kết quả
+ Quân ta giành thắng lợi.
+ Quân địch thua tan tác, tháo chạy.
– Ý nghĩa của trận chiến em vừa kể.
III. Kết bài
– Cảm nghĩ về trận chiến mà em vừa kể lại.
– Tự liên hệ với bạn thân và trách nhiệm của cá nhân trong thời đại hòa bình.
Bài văn mẫu bài viết số 2 lớp 9 đề 3
Quay ngược thời gian trở về thời kì phong kiến của nước ta, giai đoạn mà vua Quang Trung đại phá quân Thanh giúp bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ bị xâm chiếm từ thế lực phương Bắc đó là trận chiến sống còn Ngọc Hồi- Hà Hồi diễn ra vào năm 1789.
Nước Đại Việt giai đoạn cuối thế kỷ 18 chia cắt với nhiều thế lực chia nhau chiếm giữ đất nước. Lê Chiêu Thống ở phía Bắc thất thế bèn cầu cứu nhà Thanh, lấy cớ “phù Lê” quân Thanh tiến vào nước ta mà không hề tổn hại một binh lính. Năm 1788 Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung, vua họp bàn và quyết định tiến quân ra phía Bắc, trở thành cuộc hành quân thần tốc nhất trong lịch sử.
Trước khi xung trận vua Quang Trung động viên tinh thần của các binh lính, đêm 29 Tết đánh đồn sông Gián Khẩu và 30 Tết đánh đồn Hà Hồi. Đồn Ngọc Hồi vấp phải sự khó khăn nguyên nhân thành vững chãi, thủ dễ công khó, vì vậy quân ta chuẩn bị ba tấm ghép thành một bức lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười binh lính khênh một bức, lưng mỗi người đều có dắt dao ngắn để dễ bề hành động khi giáp là cà, triển khai đội hình theo chữ “nhất”, phía sau là dàn binh lính do chính nhà vua chỉ huy, có nhà vua trực tiếp lãnh đạo khí thế quân Tây Sơn rất mạnh mẽ.
Trận đánh đồn Ngọc Hồi diễn ra lúc rạng sớm, tờ mờ sáng quân Tây Sơn bao vây đồn mà quân địch không hay biết, khi phát hiện bị bao vây quân Thanh bắn mũi tên lửa và bị cản bởi tấm ván, thời tiết lúc này có gió Bắc nên quân địch bắn tên lửa khiến khói mù mịt nhưng đột nhiên trở gió Nam thổi ngược lại càng khiến quân địch hoảng loạn. Trước tình hình rối ren đó quân Tây Sơn thừa thắng xông vào, phía trước có ván bảo vệ, phía sau là đội quân áp sát, tiếng va chạm gương, giáo, mác thật ác liệt. Nhờ lợi thế về tình hình thời tiết, địa hình quân ta giành ưu thế. Vua Quang Trung ngồi trên voi, dẫn đường, đạo quân cứ thế xông lên tiêu diệt địch một cách dễ dàng.
Bị bao vây, mai phục đồn Ngọc Hồi chịu cảnh thất thủ, quân địch chết la liệt, Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử, quân còn lại chạy bán sống bán chết, số quân địch còn lại bị bắt làm tù binh.
Sáng mùng 5 tiến công và chỉ trưa quân Tây Sơn chiếm xong đồn Ngọc Hồi, vua cùng quân đội tiến vào thành trong sự chào đón nhiệt liệt của người dân. Cuộc hành quân thần tốc, khiến kẻ địch không kịp trở tay và tài lãnh đạo tài tình, chiến lược của nhà vua giúp quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội.
Mỗi cuộc trận chiến đều có sự lãnh đạo tài tình, chiến lược tài giỏi và tinh thần của quân đội đó là những yếu tố giúp vua Quang Trung làm nên chiến thắng lịch sử.
Bài văn trên tái hiện lại trận chiến lịch sử của vua Quang Trung trước quân Thanh giúp bảo vệ hòa bình của nước nhà trước thế lực ngoại bang.
Đừng quên:
Văn Học – Tags: tập làm văn số 2 lớp 9
Bài Viết Số 5 Lớp 9 Đề 2: Suy Nghĩ Về Con Người Không Chịu Thua Số Phận
Vừa rồi chúng tôi đã gửi đến cách làm bài viết số 5 lớp 9 đề 1 rồi, ngay bây giờ là hướng dẫn làm bài viết số 5 lớp 9 đề 2 suy nghĩ về những con người không chịu thua số phận trong cuộc sống. Một bài văn mẫu do chúng tôi sưu tầm làm bài tham khảo.
Bài viết số 5 lớp 9 đề 2: Suy nghĩ về con người không chịu thua số phận
Dàn ý
1.Mở bài:
-Giới thiệu vấn đề:
+ Trong cuộc sống có nhiều ý kiến cho rằng cần chấp nhận số phận, an bài với số phận. Đây là một quan điểm sai lầm.
+ Cần có quan niệm tích cực hơn. Thực tế là đã có rất nhiều những người không chịu thua số phận, vượt lên hoàn cảnh và chiến thắng, thành công.
2.Thân bài:
a.Giải thích:
– Số phận: được coi là cái định đoạt trước cho cuộc sống của một con người, có thể là khổ đau, hạnh phúc…Người ta thường nói số phận là cái có sẵn, khó có thể thay đổi.
– Không chịu thua số phận: là không chấp nhận, không chịu phó mặc cho số phận sắp đặt. Chỉ những người biết vượt lên và chiến thắng để đạt được thành công.
b.Những tấm gương:
-Trong lịch sử văn học Việt Nam: không ai không biết đến nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc đời ông trải qua bao bất hạnh khổ đau, mẹ mất, người yêu bội tín rồi bị bệnh và mù lòa. Nhưng ông vẫn không bỏ cuộc, về quê dạy học và trở thành nhà thơ lớn, thầy giáo vĩ đại của học trò.
– Thầy Nguyễn Ngọc Kí: là người bị liệt cả hai tay, nhưng đã cố gắng tập viết bằng chân. Bằng sự nỗ lực đã thi được đại học và hiện là thầy giáo nổi tiếng của trường Sư phạm.
– Anh Nguyễn Mạnh Phú: sinh ra đã bị chất độc màu da cam, mất đi cả hai tay. Nhưng vẫn nỗ lực chiến thắng số phận, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
– Trong cuộc sống còn rất nhiều người như thế. Số phận họ sinh ra không phải là đã tốt đẹp. Nhưng họ không bỏ cuộc, không chịu thua mà vẫn nỗ lực, chăm chỉ để vượt lên và chiến thắng để có được thành công.
c. Mở rộng:
– Đó là những tấm gương đáng được khen ngợi và noi theo.
-Tuy nhiên trong cuộc sống còn có rất nhiều người vẫn còn có suy nghĩ tiêu cực: ỷ lại và chấp nhận số phận. Dẫn đến việc lười biếng, không chịu cố gắng, trở thành gánh nặng cho xã hội. Những người này cần được lên án và phê phán.
3.Kết bài:
– Khẳng định lại: những con người không chịu thua số phận là những con người vĩ đại. Họ xứng đáng được trân trọng, yêu thương.
– Những người như thế sẽ là nguồn động lực, truyền cảm hứng cho mọi người trong cuộc sống.
Bài mẫu
Bài 1
Trong cuộc sống có những con người sinh bị khiếm khuyết cơ thể, tạo hóa bất công với chính họ. Một số ít người chấp nhận số phận của mình và than vãn về cuộc sống hiện tại, nhưng có nhiều người không cam chịu mà vẫn phấn đấu, bền bỉ để vượt lên số phận giúp ích cho bản thân và xã hội.
Cá nhân điển hình mà nhiều người biết đến đó là Nguyễn Ngọc Kí anh đã liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Bằng sự nỗ lực anh đã thực hiện được viết chữ bằng chân. Với sự quyết tâm anh đã hiện thực hóa giấc mơ vào đại học. Ngày nay, anh đã trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí nổi tiếng của trường Sư phạm. Anh Nguyễn Minh Phú sinh ra đã là nạn nhân chất độc màu da cam từ cha mẹ, anh mất cả hai tay từ khi chào đời, khó khăn, thiệt thời là thế nhưng vẫn không chịu đầu hàng, anh bền bỉ, kiên trì học tập để không phải là gánh nặng của gia đình. Đó chỉ là một số ví dụ điển hình trong số những con người không chịu thua số phận.
Điều đáng trân trọng những của họ đó là nghị lực, ý chí vươn lên không biết mệt mỏi. Với những người bị khiếm khuyết thông thường sẽ có cảm giác tự ti, mặc cảm với người khác, hoặc bị đối xử không công bằng tự đó mà sinh ra cảm giác tự ti, sống biệt lập. Chỉ với nghị lực vô cùng mạnh mẽ họ mới có thể vượt qua tất cả và chứng tỏ được bản thân mình trong xã hội. Tạo hóa đã cướp đi sự hoàn hảo của họ nhưng họ vẫn còn trái tim, khối óc, niềm tin, tình yêu cuộc đời đã giúp họ có thêm ý chí và nghị lực để sống có ích cho gia đình, xã hội.
Bên cạnh đó cũng có những con người được tạo hóa ban tặng, ưu ái nhưng chỉ quẩn quanh ăn chơi, hưởng thụ cho bản thân mà không quan tâm đến học tập, nhân cách làm người,điều đó thật đáng buồn. Tại sao chúng ta không như những con người không hoàn hảo kia ? nỗ lực vươn lên và thành công trong cuộc sống.
Với chúng ta, những ai được tạo hóa ban tặng sự hoàn hảo hãy biết trân trọng những con người không may mắn kia, học hỏi những đức tính tốt đẹp của họ để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Khi đó bạn sẽ thực sự thành công trong xã hội.
Bài 2
Người Việt Nam thường có quan niệm về số phận, điều này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức. Do vậy người Việt khi rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt thường tự ti và chán chường. Chắc hẳn họ chưa biết về những con người mà số phận bất công như thấy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt … Họ không chịu thua số phận và tự đứng lên bằng chính bản thân. Họ là tấm gương sáng về lòng kiên trì, nghị lực cho tất cả chúng ta học hỏi.
Mỗi người chúng ta sinh ra đều như nhau, nhưng có người sinh ra có những nỗi bất hạnh khác nhau, đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có tuổi thơ bất hạnh khi tay bị hỏng, phải tập viết bằng chân. Có lẽ lịch sử giáo dục Việt Nam thầy là người đầu tiên soạn bài, chấm bài bằng đôi chân. Thầy khi giảng dạy truyền đi kiến thức và ý chí mạnh mẽ vươn lên trở thành một con người có ích cho xã hội.
Ngay từ khi còn nhỏ cậu bé sinh ra trong gia đình nghèo, đôi tay bị bại liệt nhưng cậu luôn có ý chí và muốn học giỏi. Cậu bé luôn nghe trộm cô giảng bài, sau đó dùng chân để viết lên mặt đất. Cô giáo thấy cậu chăm chỉ, hiếu học nên để cậu theo học cùng chúng bạn. Khi bắt đầu vào việc học cậu bé Ký trở thành học sinh giỏi, đạt danh hiệu vở sạch chữ đẹp, nhiều lần nhận giấy khen của Bác.
Sau này Nguyễn Ngọc Ký được tuyển thẳng vào khoa văn đại học Tổng Hợp. Thầy có nhiều đóng góp cho giáo dục được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Thầy trở thành câu chuyện in trong sách đạo đức về tấm gương kiên trì, nỗ lực và ý chí không lùi bước trước số phận.
Không chỉ có thầy mà trong cuộc sống còn nhiều người không đầu hàng số phận. Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động nên toàn thân bại liệt nỗ lực trở thành nhà thơ. Nguyễn Công Hùng bị tàn tận và cố gắng nỗ lực giành danh hiệu Hiệp sỹ công nghệ thông tin. Mặc dù anh không may qua đời vì bệnh nhưng những đóng góp của anh cho nền tin học nước nhà và ý chí vượt lên nghịch cảnh chính là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi gương.
Chúng ta không chọn số phận nhưng chúng ta có thể thay đổi số phận. Những con người như thầy Nguyễn Ngọc Ký, anh Trần Văn Thước, anh Nguyễn Công Hùng vượt qua bệnh tật, nghịch cảnh cố gắng vươn lên trong cuộc sống và hơn hết họ trở thành những người có ích cho xã hội.
Chúng tôi đã có 2 bài viết số 5 lớp 9 đề 2: suy nghĩ về con người không chịu thua số phận. Đây chắc chắn là những bài văn giá trị cho học sinh giúp các em viết tập làm văn tốt hơn.
” Bài viết số 5 lớp 9 đề 1
” Bài viết số 5 lớp 9 đề 3
” Bài viết số 5 lớp 9 đề 4
Đề 2 Bài Viết Văn Số 6 Lớp 9 Nghị Luận Văn Học
Đề tài người nông dân trong kháng chiến là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của thơ văn. Có rất nhiều tác giả thành công ở đề tài này tuy nhiên viết hay viết sát nhất chỉ có thể là Kim Lân. Ông được mệnh danh là nhà văn của những người nông dân. Tác phẩm Làng của ông, với nhân vật chính là ông Hai để cho người đọc nhiều suy ngẫm sâu sắc. Những chuyển biến trong tâm lí nhân vật ông Hai cũng chính là đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam thời kháng chiến.
Truyện ngắn Làng được nhà văn sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai cùng với những diễn biến tâm lí của nhân vật thể hiện tình yêu đất nước sâu sắc.
Có thể nói nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi khắc họa thành công diễn biến tâm lí của nhân vật gắn liền với cốt truyện mang đến cho người đọc cái nhìn đa chiều nhất về chuyển biến tâm lí của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Tình yêu đất nước yêu quê hương chung thành với cách mạng với Cụ Hồ đằm thắm và mộc mạc như những gì họ thể hiện vậy.
Ông Hai là một người có tình yêu làng, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình vô cùng sâu sắc. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Chợ Dầu. Một ngôi làng từ chưa kháng chiến ông tự hào vì có cái dinh tổng đốc lớn nhất nhì nhưng sau khi cách mạng bùng nổ ông lại chuyển sang ca ngợi làng với toàn những đá xanh, cái chòi thông tin cao đến ngọn tre chiều chiều loa gọi cả làng ra nghe. Thế rồi khi có lệnh tản cư ông vì bất đắc dĩ lại phải xa làng. Thế nhưng tình yêu đó không bao giờ mất đi đến nơi tản cư thỉnh thoảng ngồi buồn ông lại nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nhớ về những người anh em đồng chí của mình.
Cái tin làng chợ Dầu đến như một cú sốc lớn trong cuộc đời của ông Hai. Nghe tin dữ ông bần thần cả người. Ông còn cố hỏi lại cho chắc hay nó chỉ là tin đồn thất thiệt. Chỉ khi nghe được câu “Chúng nó đi theo giặc hết rồi, từ thằng chủ tịch trở xuống”. Ông mới thôi hi vọng, lết từng bước nặng nhọc về đến nhà. Ông nằm vật ra đường, đau quá, nỗi đau nỗi tủi hổ như dày xéo tâm hồn ông. Ông gắt gỏng với cả người vợ của mình, mấy đứa con vì thế cũng chả dám cười đùa nữa.
Suốt mấy ngày ông chẳng dám bước chân ra cổng vì sợ. Sợ ánh mắt dị nghị, sợ chỉ chỏ của những kẻ lắm lời. Sự khinh rẻ của mụ chủ nhà có ý định đuổi cả nhà đi càng khiến tâm trạng ông Hai trở nên suy sụp. Lúc này ông chỉ biết tìm đến tâm sự với các con, như một sự an ủi cuối cùng của cuộc đời mình. Ông hỏi chúng “có yêu nước không?”, “theo ai”… Tiếng con trẻ hùng dũng hô vang “theo cụ Hồ Chí Minh muôn năm ạ”. Ông cười một cách đầy chua xót. Những đứa trẻ tội nghiệp mang tiếng con làng Việt gian của ông đây rồi, đến chúng còn biết đến theo Cụ Hồ cơ mà vậy thì nỡ cơ sự nào lại thế được.
Ngay lúc này tâm trí của ông Hai bị dày vò một cách khốn khổ, mâu thuẫn tâm lí đến mức đỉnh điểm đầy ông vào một sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Vốn trong cái tâm trí thâm căn cố đế chỉ có quê hương bởi lẽ với những người nông dân ngày xưa thì “ta về ta tắm ao ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” vậy mà ông đã phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn “làng thì yêu thật nhưng làng theo giặc rồi thì phải thù”.
Đến đây ông chỉ biết ôm lũ con vào lòng mà khóc, bởi ông biết rằng đó là một nỗi nhục vô cùng lớn trong cuộc đời ông. Chỉ đến khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính từ ông chủ tịch xã niềm vui mới trở về trên môi ông. Ông lật đật mua kẹo về chia cho con, rồi lại lật đật chạy sang nhà bác Thứ hàng xóm để khoe cái tin làng Chợ Dầu không theo giặc, cả làng bị đốt sạch rồi. Với người ông dân con trâu, mảnh đất là sự nghiệp của cả đời họ thế nhưng lúc này nó chẳng là gì so với tình yêu nước. Niềm tin ý chí mãnh liệt đó đã trở thành một truyền thống quý báu của toàn dân tộc ta.
Với kết cấu chuyện đơn giản xoay quanh diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai nhà văn Kim Lân đã khắc họa thành công bức tranh làng quê trong kháng chiến chống Pháp vĩ đại. Nó thể hiện niềm tin ý chí bất diệt vào Đảng vào Bác Hồ. Trở thành một trong những điểm sáng của cả dân tộc. Ông Hai đã nhận được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả về tinh thần yêu nước sâu sắc, về diễn biến tâm lí vô cùng chân thực và thật của mình.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những tác phẩm vô cùng xuất sắc về đề tài người nông dân trước cách mạng. Nó chính là bức tranh sống động về tinh thần quả cảm, về ý chí mãnh liệt vào cách mạng thời bấy giờ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Viết Số 2 Lớp 9 Đề 4: Kể Về Một Buổi Đi Thăm Mộ Người Thân trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!