Xu Hướng 6/2023 # Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự (Trang 57 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) # Top 15 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự (Trang 57 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự (Trang 57 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sắp xếp lại các sự việc cho sau đây trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết tại sao không thể thay đổi thứ tự các sự việc đó.

(1) Vua Hùng kén rể

(2) Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn

(3) Sơn Tinh đến trước nên được rước Mị Châu về núi.

(4) Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên vô cùng tức giận, dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh.

(5) Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận đành phải rút quân về.

(6) Hàng năm Thủy Tinh đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thất bại.

Trả lời:

– Thứ tự sắp xếp: 1; 2; 3; 4; 5

– Không thể thay đổi thứ tự các sự việc đó bởi vì sự sắp xếp đó là theo đúng trình tự diễn biến cuuar các sự việc, trình tự thời gian, nếu thay đổi sẽ khiến nội dung bị lộn xộn, khó hiểu.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Tìm hiểu thứ tự kể trong loại văn tự sự

(1) Các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh là gì?

– Sự việc 1:..

– Sự việc 2:…

– Sự việc 3:…

-…

Trả lời:

– Sự việc 1: Sự ra đời và lớn lên kì lạ của nhân vật Thạch Sanh.

– Sự việc 2: Việc kết nghĩa anh em với Lý Thông

– Sự việc 3: Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay và Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh.

– Sự việc 4: Giết đại bàng, cứu công chúa, Lý Thông lấp cửa hang cướp công Thạch Sanh.

– Sự việc 5: Hồn đại bàng và chằn tinh đến báo oán, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục.

– Sự việc 6: Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa hết bị câm, phơi bày tội của Lý Thông, giải oan cho chính mình.

– Sự việc 7: Thạch Sanh một mình đánh thắng giặc ngoại xâm

– Sự việc 8: Về già, vua truyền lại ngôi báu cho Thạch Sanh.

(2). Các sự việc trong truyện được kể theo trình tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước được kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cứ như vậy cho đến hết. Cách kể theo thứ tự sự việc xảy ra tự nhiên tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Cách kể theo trình tự như vậy làm câu chuyện có tính tự nhiên, chân thực cao, cốt truyện rõ ràng hơn, người đọc dễ hình dung ra mạch truyện, dễ theo dõi và làm nổi bật ý nghĩa truyện.

b. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau đây:

(1) Đánh dấu vào các ô để sắp xếp trình tự các sự việc sau theo đúng trình tự được kể trong đoạn văn bản trên:

– Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp nên trở thành cậu bé lêu lổng, hư hỏng và dần dần bị mọi người xa lánh.

– Ngỗ tìm mọi cách để chọc ghẹo, đánh lừa người khác, làm họ dần mất lòng tin.

– Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.

– Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó và tiêm thuốc trừ bênh dại.

(2) Em có nhận xét gì về trình tự các diễn biến sự việc xảy ra trong câu truyện trên.

Trả lời:

(1) Trình tự diễn biến các sự việc trong truyện lần lượt như sau:

– Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu mag không có ai đến cứu.

– Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp nên trở thành cậu bé lêu lổng, hư hỏng và dần bị mọi người xa lánh.

– Ngỗ tìm mọi cách để chọc ghẹo, đánh lừa mọi người và dần dần làm họ mất lòng tin.

– Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó và tiêm thuốc trừ bênh dại.

(2) Nhận xét: Thứ tự kể chuyện bị đảo ngược từ việc nêu hậu quả xấu cho tới nguyên nhân, tạo sự thú vị, bất ngờ, nhấn mạnh bài học ý nghĩa .

C. Hoạt động luyện tập

a. Xác định ngôi kể chuyện, thứ tự của các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

b. Nhận xét về vai trò và yếu tố hồi tượng câu chuyện.

Trả lời:

a. – Ngôi kể dùng trong văn bản: ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”

– Thứ tự diễn biến sự việc trong văn bản:

+ Liên từ quê đến khu tập thể ở cùng bố cạnh nhà tôi.

+ Tôi ghen tỵ và ghét Liên vì Liên luôn chăm chỉ và ngoan ngoãn hơn tôi.

+ Do ghét Liên nên trong một lần đang phơi quần áo, tôi dồn hết quần áo của Liên vào một bên rồi phơi quần áo của mình. Liên thấy tôi làm vậy nhưng không nói gì.

+ Bất ngờ trời đổ cơn mưa to, Liên thu quần áo vào và gập quần áo giúp tôi một cách gọn gàng

+ Tôi nhận ra tính xấu của mình, đã nghĩ sai về Liên. Từ đó tôi và Liên làm bạn thân của nhau.

b. Yếu tố hồi tưởng: tạo mạch kể cho câu chuyện thêm logic, giải thích mối quan hệ của “tôi và Liên” bây giờ và cũng là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc trong truyện.

Đề 1: Kể về một việc tốt em đã làm.

Đề 2: Kể về một lần em phạm lỗi lầm (nói dối, bỏ học, không làm bài,… )

Đề 3: Kể về thầy giáo hoặc một cô giáo mà em rất yêu qúy

Đề 4: Kể về một kỉ niệm trong thời thơ ấu mà em luôn ghi nhớ.

Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay một việc tốt giúp đỡ bạn bè mà em biết

Trả lời:

Dàn ý cho đề 5

– Mở bài: Giới thiệu về người tốt luôn giúp đỡ bạn bè đó – bạn Thủy cùng lớp em.

– Thân bài:

+ Kể về bạn Thủy: ngoại hình của bạn, gia đình bạn có mấy người, tính cách của bạn, thành tích học tập, mối quan hệ của Thủy với các bạn trong lớp.

+ Một kỷ niệm đã cho em thấy Thủy thật tốt bụng và hay giúp đỡ bạn bè.

+ Điều em cần phải học hỏi ở bạn.

– Kết bài: Cảm nhận của em về bạn.

3. Dựa vào dàn ý em mới lập ở trên hoàn thành, hãy viết một bài văn để kể lại câu chuyện hoàn chỉnh.

Trả lời:

Hôm nay em muốn kể cho mọi người nghe về một người tấm gương người tốt việc tốt trong lớp của em. Đó là bạn học cùng lớp với em – bạn Thủy.

Thủy có dáng người dong dỏng, làn da trắng và mái tóc dà màu đen. Thủy là một bạn gái hiền lành, tốt bụng và còn rất tâm lý nữa. Bố mẹ bạn ấy đều làm công nhân viên chức nên điều kiện gia đình cũng ổn. Thủy chưa bao giờ ngần ngại khi chia sẻ đồ ăn với các bạn khác. Là bạn học cùng lớp, lúc nào em cũng thấy Thủy được cô giáo khen ngợi và có thành tích học tập tốt. Có lẽ vì bố mẹ bạn ấy đều là giáo viên nên bạn ấy cũng ý thức cao về việc học tập của mình nên chăm học hơn mọi người.

Điều mà em yêu quý nhất ở Thủy ấy là sự tốt bụng. Em nhớ có lần, trong lớp có môt bạn tên là Mai bị ốm, Thủy đã chạy đi tìm cô giáo để đưa Mai đến phòng y tế khám, rồi Thủy còn chủ động mang bài đến nhà cho Mai chép và giúp bạn làm bài tập. Một lần khác, khi em làm sai và bị bố mẹ mắng, em mang bộ mặt buồn rầu tới lớp, Thủy nhận ra em đang buồn nên đã đi đến bên cạnh và hỏi thăm em. Bạn ấy đã cho em mấy cái kẹo và an ủi em. Thủy còn nói rằng, khi mình làm sai bố mẹ mắng thì cần phải nhận sai và sửa lỗi. Em cảm thấy Thủy nói rất đúng và không còn cảm thấy buồn nữa. Cả buổi cậu ấy cứ thỉnh thoảng quay sang nhìn xem em có còn buồn nữa không. Thủy thật là một người bạn tốt và tâm lý.

Em rất quý Thủy, một người bạn tốt bụng, chăm chỉ học tập và hay giúp đỡ bạn bè. Bạn ấy là một tấm gương đáng để em và các bạn trong lớp học hỏi và noi theo.

D. Hoạt động vận dụng

1. Viết một bài văn ngắn, kể lại cho người thân của em nghe về một chuyến đi hay các công việc em làm trong một ngày. Chú ý thuật lại sự việc theo một trình tự rõ ràng.

Trả lời:

Ngày hôm nay thời tiết Hà Nội thật là mát mẻ, đúng là tiết trời của mùa thu. Không khí và những làn gió mát khiến em cảm thấy thích thú, em bước từng bước nhỏ trên con đường từ nhà đến trường. Trường em hôm nay cũng đẹp lạ, đến lớp em thấy thật là vui vì có thầy cô và các bạn.

Em bước vào lớp học thì cũng là lúc tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Hôm nay lớp chúng em có tiết học tiếng Anh, môn học mà em rất yêu thích. Cô giáo dạy tiếng Anh dành thời gian cho chúng em luyện nói. Em bắt cặp cùng với bạn Ngân cùng bàn để luyện khả năng nói. Đây cũng là giờ học sôi nổi nhất của môn Tiếng Anh so với các môn học khác. Sau tiết tiếng Anh là đến tiết Toán. Thầy giáo dạy toán của lớp em là một người rất nghiêm khắc, cũng chính vì thế mà cả lớp ai cũng chăm chú nghe giảng chứ không có ai làm việc riêng. Trong tiết học, đôi khi thầy cũng thật vui tính lấy cái câu đố gần gũi và hài hước để đố học sinh.

Hết giờ học buổi sáng, em qua nhà bà nội ăn trưa vì nhà bà gần trường. Bà nội nấu ăn rất ngon vậy nên hôm nào em cũng ăn hết sạch phần cơm của mình. Buổi chiều em đi học nhạc ở trung tâm gần trường. Em còn đi học võ để rèn luyện sức khỏe và phòng thân khi gặp kẻ xấu.

Chiều đi học về, em giúp mẹ quét sân nhà, rửa rau phụ mẹ nấu cơm. Sau khi xong việc em đi tắm và ăn cơm cùng gia đình. Mỗi tối, bố mẹ đều dành thời gian hướng dẫn em học bài. Trước khi đi ngủ em đánh răng, rửa mặt sạch sẽ. Vậy là đã hết một ngày.

2*. Đọc lại bài văn kể chuyện em mới hoàn thành ở trên và cho biết: Em kể chuyện theo trình tự như thế nào? Vì sao em lại chọn kể chuyện theo thứ tự đó?

Trả lời:

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Bài trước: Bài 8: Danh từ (trang 53 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN) Bài tiếp: Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng (trang 64 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)

Ngôi Kể Trong Văn Tự Sự Trang 87 Sgk Ngữ Văn 6

I. NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đoạn 1 Vua và đình thần chịu thằng bé là thông mình lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo: – Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

(Em bé thông minh)

Đoạn 2 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mối khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? b) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó? c) Người xưng “Tôi” trong đoạn trích là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)? d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua? đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào? e) Có thể đổi ngôi trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao? Trả lời:

a) Đoạn văn 1 kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu: người kể giấu mình đi, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.

b) Đoạn 2 kể theo ngôi thứ nhất. Người kể hiện diện, xưng “tôi”.

c) Trong đoạn văn 2 người xưng “tôi” là Dế Mèn, không phải là tác giả.

d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất chỉ kể được những gì tôi biết mà thôi.

đ) Nếu thay ngôi kể thứ nhất bằng ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình đi.

e) Không thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi bởi nếu xưng tôi kể chuyện, câu chuyện sẽ bị hạn định điểm nhìn.

II. LUYỆN TẬP 1. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn: Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét motọ cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

– Thay tất cả những từ tôi bằng từ Dế Mèn hoặc Mèn.

– Đoạn mới mang tính khách quan như là đã xảy ra.

2. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể mang lại điều gì khác cho đoạn văn; Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

(Thanh Lam, Dưới bóng hoàng lan)

Trả lời:

– Thay tất cả các từ thanh, chàng bằng từ tôi, ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.

3. Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy? Trả lời:

Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba, vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể.

4. Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể chuyện theo ngôi thứ nhất? Trả lời:

Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:

– Thuật chân thực khách quan sự việc diễn ra

– Bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong truyện kể.

5. Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào? Trả lời:

Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi hoặc mình, em, anh, con… Đó là những danh từ được dùng như đại từ ngôi thứ nhất số ít).

Sử dụng ngôi thứ nhất bày tỏ được tình cảm chân thực trước người nhận thư.

6. Kể về cảm xúc của em khi nhận được quà của người thân Trả lời:

– Dùng ngôi thứ nhất để kể.

– Duy trì đại từ xưng hô (người kể xưng tôi).

– Kể lần lượt các chi tiết:

+ Lí do được nhận quà.

+ Món quà đó là gì? Nó giúp ích cho em ra sao?

+ Mừng vui như thế nào khi nhận được món quà đó của người thân?

– Niềm hạnh phúc của em khi được mọi người quan tâm chăm sóc.

chúng tôi

Soạn Bài Ngôi Kể Trong Văn Tự Sự Sbt Ngữ Văn 6 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 46 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 7. Viết tiếp các câu sau : a) Kể chuyện theo ngôi thứ ba có những lợi thế như /…/ Nhưng nó cũng có nhược điểm như / …/ b) Kể chuyện theo ngôi thứ nhât có ưu điểm là /…/ Nhưng nó có hạn chế như/…/

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 89, SGK.

2. Bài tập 2, trang 89, SGK.

3. Bài tập 3, trang 90, SGK.

4. Bài tập 4, trang 90, SGK.

5. Bài tập 5, trang 90, SGK.

6. Bài tập 6, trang 90, SGK.

7. Viết tiếp các câu sau :

a) Kể chuyện theo ngôi thứ ba có những lợi thế như /…/ Nhưng nó cũng có nhược điểm như / …/

b) Kể chuyện theo ngôi thứ nhât có ưu điểm là /…/ Nhưng nó có hạn chế như/…/

Gợi ý làm bài

1. Thay đổi ngôi kể :

Nếu thay từ “tôi” (ngôi thứ nhất) trong đoạn văn này thành từ “nó” hay “Dế Mèn” (ngôi thứ ba), thì tuy câu chuyện vẫn hiểu được, nhưng lời kể sẽ trở thành trừu tượng hơn, không biết là ai kể, không còn cái ý vị cụ thể, xác thực của con Dế Mèn tự kể về mình nữa. Như vậy, ở đây kể theo ngôi thứ nhất là thích hợp nhất.

2. HS thử thay đổi ngôi kể trong đoạn văn, sau đó so sánh với đoạn văn gốc mà trả lời. Đoạn văn trong SGK kể theo ngôi thứ ba, giống như ai đó đang kể về Thanh, chứ không phải là Thanh tự kể. Nhưng xưng là “Thanh” bằng một tên riêng, nghe có cảm giác như Thanh tự kể. Nếu thay “Thanh” thành “tôi” thì đoạn văn sẽ gần với đoạn văn trữ tình.

3. Xác định ngôi kể không khó. Em hãy tự đánh dấu những từ ngữ thể hiện ngôi kể trong truyện Cây bút thần như “người ta kể”, tức là kể như mọi người kể, họ kể. Đó là ngôi kể có thể có mặt ở khắp nơi, ở mọi lúc, không bị hạn chế nào cả. Vì sao người ta lại sử dụng ngôi kể đó ? Em hãy suy nghĩ xem ngôi kể đó tự do như thế nào, nó đem lại các điều kiện thuận lợi cho việc kể chuyện ra sao.

4. Từ câu trả lời ở bài tập 3, ta có thể trả lời câu hỏi này. Em thử tưởng tượng, trong các truyện dân gian, người ta có thể sử dụng ngôi thứ nhât để kể chuyện hay không. Nếu sử dụng ngôi kể ấy thì sẽ gặp những khó khăn không thể khắc phục được, bởi vì người kể xưng “tôi” chỉ kể được những gì mà “tôi” thấy và chứng kiến. Những gì không thấy thì “tôi” không có quyền kể, như thế việc kể chuyện sẽ gặp bế tắc.

5. Câu này nên trả lời sau khi xem lại các bức thư mình đã viết. Hãy suy nghĩ, khi viết thư cho bạn, ví dụ viết Lan thân mến, còn viết thư cho mẹ thì viết: Kính thưa mẹ, thì đó là sử dụng ngôi thứ mấy. Và khi viết, ví dụ Mình đã nhận được thư của cậu, nhớ cậu quá… là sử dụng ngôi thứ mấy ?

6. Kể miệng cảm xúc của tôi khi nhận được quà tặng của người thân. Em đã có nhiều dịp nhận được quà tặng của những người thân. Quà đó có thể là con dế, con chim, con cá vàng để em nuôi chơi, có thể lả quyển sách, quyển vở, có thể là quá bóng, cây vợt, có thể là bộ áo quần hay một thứ đồ chơi đắt tiền,… Món quà khác nhau tuỳ trường hợp cụ thể. Em hãy cho biết, em được nhận quà vào dịp nào, em có thích nó không. Em nghĩ thế nào về tấm lòng, tình cảm của người cho quà đối với em ?

7. Đọc lại phần Ghi nhớ, trang 89, SGK, suy nghĩ mà điền vào bài tập. Em cần hiểu rằng một ngôi kể có những thuận lợi này thì sẽ có những hạn chế khác. Không có ngôi kể nào hoàn toàn thuận lợi cả.

Soạn Bài Lời Văn, Đoạn Văn Tự Sự, Trang 58 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Gợi ý soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1 giúp em biết cách viết lời văn cho ngắn gọn, hàm súc và xây dựng đoạn văn tự sự sao cho đúng và mạch lạc nhằm thu hút người đọc, người nghe.

LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ ngắn 1

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

– Giới thiệu nhân vật qua ngoại hình, vẻ đẹp của nàng Mị Nương

– Giới thiệu nhân vật Sơn Tinh Thuỷ Tinh qua ngoại hình và tài năng của hai vị thần

– Các câu văn thường dùng các từ như: câu văn có từ ” là”, người ta gọi chàng là, …

– Những từ ngữ dùng để chỉ hành động của nhân vật như: đến sau, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, dâng nước, …

– Các hành động được kể theo trình tự trước sau, nguyên nhân kết quả. Hành động đó mang lại kết quả cho sự nổi giận của Thuỷ Tinh hằng năm mang nước đánh Sơn Tinh

– Lời kể trùng điệp của nhân vật mang lại hiệu quả ấn tượng hình ảnh nổi giận của thần nước Thuỷ Tinh như rõ mồn một

a.

(1): Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho người chồng thật xứng đáng ( Cho thấy tình yêu của Vua cha với Mỵ Nương)

(2): Cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng ( Cho thấy tài năng cân sức của hai vị thần)

(3): Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương. ( Thuỷ Tinh và Sơn Tinh giao chiến hằng năm)

b.

Để có được ý chính đó, người kể cần cung cấp những nội dung gợi ý, báo hiệu cho hành động, sự việc chính đó.

Mối quan hệ giữa các ý có sự sắp xếp chặt chẽ, trước sau, đem lại hiệu quả nghệ thuật cũng như nội dung cho câu chuyện

c.

Viết đoạn văn nêu ý chính Thánh văn bản Thánh Gióng

Khi ấy, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc n. Để lại áo giáp, mũ sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Người người tưởng nhớ đến công ơn Gióng lập đền thờ.

Câu

Nội dung chính

a.

Kể về Sọ Dừa khi làm thuê nhà phú ông

Cậu chăn bò rất giỏi

Nêu ra hành động và kết quả của hành động

b.

Ba cô gái nhà phú ông mang cơm cho Sọ Dừa chỉ có cô út là tốt bụng

Hai cô chị ác nghiệt, còn cô út hiền lành …

Trình bày sự việc, tính cách

c.

Kể về cô Dần bán nước

Tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm

Đi từ câu khái quát đến cụ thể hoá

Câu a trình bày diễn tiến không hợp lý, phi logic nên sai.

Câu b trình bày sự việc tuần tự, hợp lý

Nhân vật

Câu văn giới thiệu

-Thánh Gióng là vị anh hùng của dân tộc, thể hiện sức mạnh toàn dân trong lịch sử

-Lạc Long Quân là thần biển uy nghi, là người giúp dân trồng trọt và làm nông nghiệp

– Âu Cơ là vị thần nông xinh đẹp

-Tuệ Tĩnh là vị lương y đáng kính dưới thời Trần

-Thánh Gióng là anh hùng được sinh ra đúng thời dân tộc nguy lạc. Là người dẹp tan giặc n xâm chiếm bờ cõi

-Ngựa sắt của Gióng chạy nhanh như gió, roi sắt quét hết quân thù, roi sắt mất, Gióng dùng tre đuổi giặc

-Dù bằng những vũ khí đơn sơ nhưng hình ảnh Gióng là biểu tượng cho tình đoàn kết dân tộc và ý chí nhân dân về hoà bình

LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ ngắn 2

Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1

II. Luyện tập (trang 60 SGK)Ở lớp và ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.1. a) Đọc nhiều lần 3 đoạn văn về Sọ Dừa.b) Đánh số câu trong từng đoạn và xác định số câu trong đoạn (đoạn 1: 5 câu, đoạn 2 : 3 câu, đoạn 3 : 5 câu).c) Đoạn 1 kể việc Sọ Dừa chăn bò cho phú ông. Ý quan trọng nhất trong đoạn là ý : Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Câu 1 nêu 1 chính. Câu 2 giới thiệu khái quát tài chăn bò của Sọ Dừa. Câu 3 nói về cách chăn bò của Sọ Dừa. Câu 4 nói về kết quả chăn bò của Sọ Dừa. Câu 5 nói về tâm trạng của phú ông khi thấy Sọ Dừa chăn bò tốt. Như vậy là các câu trong đoạn tuần tự triển khai ý chính theo trình tự thời gian và không thể đảo lộn trật tự bất cứ câu nào.d) Đoạn 2 kể sự việc ba chị em con phú ông đối đãi với Sọ Dừa. Ý quan trọng nhất là ý: Ngày mùa … Sọ Dừa: Câu 1 nêu ý chính. Câu 2 nói về thái độ của hai cô chị với Sọ Dừa. Câu 3 nói về thái độ của cô Út với Sọ Dừa. Câu 2 và 3 triển khai ý trong câu 1 theo cách đối lập: Câu 2 cần đi trước câu 3 để làm nổi rõ phẩm chất của cô Út.e) Đoan 3 giới thiệu cô Dần. Ý quan trọng nhất là ý: Tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Câu 1 giới thiệu vẻ đẹp cô Dần. Câu 2 nêu tính Anh cô Dần, Câu 3, 4, 5 minh họa tính tình cô Dần. 5 câu đã triển khai ý theo trình tự từ khái quát đến cụ thể. Câu 1 tuy không phải là câu chính nhưng cần thiết, vì cô có xinh thì người ta mới đùa. Câu 4 tưởng như thừa nhưng cũng không thể bỏ vì nó thể hiện sự thông cảm của khách đối với tính trẻ con của cô.– Thử tập viết một đoạn văn giới thiệu gia đình (với bạn) và nói miệng đoạn văn đó. (chú ý: lời giới thiệu với bạn, chứ không phải với họ hàng, không phải với người lạ mới quen hay với người dạy mình…).Thí dụ: “Gia đình tớ có 4 người. Ba tớ là N.V.T làm giáo viên. Ông làm việc cần mẫn. Tính tình rất hiền lành. Trước khi đi dạy, ba tớ đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Mẹ tớ là N.T.H. Mẹ tớ cũng là giáo viên, đã tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm nhưng vì sức yếu nên nghỉ việc trước tuổi hưu. Mẹ tớ ở nhà, chăm lo cơm nước. Tớ chưa thấy ai đảm đang như mẹ tớ. Hình như mẹ cậu cũng thế phải không ? Chị tớ là N.T.V làm kế toán viên cho một trường đại học sau khi đã tốt nghiệp Đại học Tài chính. Cũng như mẹ tớ, chị rất đảm đang, cũng như ba tớ, chị rất hiền hậu. Chị đã có chồng và có một con, đang ở chung với ba mẹ tớ. Tớ yêu con cháu bé quá. Mới hai tuổi đầu mà rất kháu, nói năng đủ điều. Còn lại là tớ, thằng bạn cùng lớp với cậu. Chắc cậu biết tỏng tớ là thế nào rồi, chẳng cần giới thiệu chứ.”– Thử tập viết đoạn văn nói về công việc hàng ngày của mình (không phải với bạn mà với thầy giáo). Chú ý: lời văn, ngôn ngữ, cách xưng hô sao cho phù hợp với quan hệ thầy trò theo hướng lời văn, ngôn ngữ của người dưới với người trên..– Tập viết đoạn văn để nói khác với đoạn văn để đọc. Khi nói (kể chuyện), luôn luôn chú ý xác định đối tượng giao tiếp để lời kể chuyện phù hợp, cách xưng hô phù hợp.2. – Câu (a) sai vì đã cưỡi ngựa rồi lại còn nhảy lên lưng ngựa gì nữa.– Câu (b) đúng.3. Thí dụ gợi ý:a) Câu giới thiệu: Thánh Gióng. “Ngày xưa, có một cậu bé ra đời một cách kỳ lạ: Mẹ ướm chân vào một vết chân to trên đồng, lại thụ thai cậu bé.b) Câu giới thiệu: Lạc Long Quân.“Ngày xưa, có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai của thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần có sức khỏe và nhiều phép lạ.c) Câu giới thiệu: Âu Cơ..“Ngày xưa, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ, thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.”d) Câu giới thiệu: Tuệ Tĩnh. “Thầy Tuệ Tĩnh xưa kia nổi danh là thầy thuốc về y đức và tài năng.”4. Thí dụ gợi ý:a) Đã có ngựa sắt, Thánh Gióng bỏng vươn vai thành tráng sĩ. Và ngựa bỗng lồng lên, phun lửa xông thẳng về phía quân giặc. Lửa sáng rực, phun đến đâu, giặc ngã chết như ra. Lửa vượt qua các giác, tiến lên tiêu diệt cả đoàn quân giặc Ân.b) Roi sắt gẫy vì đã thể hiện sức mạnh quá sức. Chẳng còn gì trên tay. Xung quanh là làng xóm được bao bọc bằng các lũy tre đằng ngà. Với sức mạnh phi thường, tráng sĩ cúi mình nhổ từng bụi tre, vung lên, mạnh không kém roi sắt. Hết bụi này, tráng sĩ lại nhổ bụi khác, đánh cho tan hết giặc.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Động từ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

– Soạn bài Thạch Sanh– Soạn bài Chữa lỗi dùng từ

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-loi-van-doan-van-tu-su-37704n.aspx

-Thánh Gióng là vị anh hùng của dân tộc, thể hiện sức mạnh toàn dân trong lịch sử

-Lạc Long Quân là thần biển uy nghi, là người giúp dân trồng trọt và làm nông nghiệp

– u Cơ là vị thần nông xinh đẹp

-Tuệ Tĩnh là vị lương y đáng kính dưới thời Trần

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự (Trang 57 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 Vnen) trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!