Xu Hướng 12/2023 # Bài 3 Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bài 3 Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình

Trả lời bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Gợi ý làm bài

– Giới thiệu chung về vẻ đẹp hai chị em.

– Vẻ đẹp của Thúy Vân

– Vẻ đẹp của Thúy Kiều

Lưu ý: dùng lời văn của mình để minh tả, có thể sử dụng thêm các biện pháp nghệ thuật khác để bài văn sinh động, hấp dẫn hơn. Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình.

Bài văn tham khảo

Nhà Vương viên ngoại có hai con gái đầu lòng xinh đẹp, đặt tên chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Hai chị em nổi tiếng trong vùng là hai cô con gái có tư cách đạo đức nghiêm trang mẫu mực của một gia đình nề nếp. Họ chẳng khác nào như hai cành mai quý. Tư tưởng họ tinh khiết như tuyết đầu đông. Mỗi người, Có một nét đẹp khác nhau nhưng thật là hoàn hảo mười phân vẹn mười.

Thúy Vân thì có nét đoan trang hiền hòa, khác hẳn với những cô gái bình thường. Khuôn mặt nàng bầu bĩnh như vầng trăng tròn với đôi lông mày nở nang. Khi Thúy Vân mỉm cười, hệt như một đoá hoa quỳnh nở sáng màn đêm. Khi nàng thốt lời, tiếng nói nàng trong như ngọc, lời lẽ nàng êm ái như ru. Tóc nàng mềm mại, óng ả hơn mây. Da nàng nếu đem so với tuyết thì tuyết phải nhường bước.

Bên cạnh đó, Thúy Kiều lại càng có nhan sắc mặn mà hơn cả em gái. Đã thế Thúy Kiều lại hơn cả Thúy Vân về cả sắc lẫn tài. Mắt nàng lóng lánh xanh biếc như mặt nước hồ thu. Nét mày nàng mượt mà như núi mùa xuân. Nàng đi dạo bên hoa, hoa phải ghen tị vì không tươi thắm bằng nàng. Khi Kiều đừng chân bên cành liễu, liễu phải ghen hờn vì liều không xanh tốt bằng mái tóc Kiều …..

Soạn Bài Miêu Tả Trong Văn Tự Sự Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và các bài tập phần soạn bài Miêu tả trong văn tự sự trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1 để em hiểu hơn về tầm quan trọng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và biết cách đưa yếu tố này vào trong văn một cách linh hoạt, hợp lí, giúp truyện kể hấp dẫn, thú vị hơn.

Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự, Ngắn 1

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sựCâu 1: Đọc đoạn tríchCâu 2:a. Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn. Nhân vật vua Quang Trung là người chỉ huy trực tiếp.b. Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:– cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.– dàn thành trận chữ “nhất”– khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì– đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh;– bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết;– chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.c. Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung không nổi bật. Trận đánh cũng không sinh động.Luyện tậpCâu 1:– Những yếu tố tả người trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều:+ Tả chung vẻ đẹp của hai chị em:Mai cốt cách tuyết tinh thần,Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.+ Tả riêng về Thúy Vân:Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.+ Tả riêng về Thúy Kiều:Kiều càng sắc sảo mặn mà,So bề tài sắc lại là phần hơn:Làn thu thủy nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thành.Sấc đành đòi một tài dành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trời,Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.– Yếu tố tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:+ Ngày xuân con én đưa thoi,…+ Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.+ Gần xa nô nức yến anh,+ Dập dìu tài tử giai nhân,Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.+ Ngổn ngang gò đống kéo lên.Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.Tà tà bóng ngả về tây,+ Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.Nao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.Nếu không có những yếu tố miêu tả thì nội dung của đoạn trích sẽ nghèo nàn và đơn giản. Trong trường hợp xem xét ở trên, giả sử tước bỏ yếu tố miêu tả thì giống như đã tước bỏ hầu hết nội dung của đoạn trích, chỉ còn lại một số câu thơ kể chuyện.Câu 2: Đoạn văn kể chuyện chị em Thúy Kiều đi chơi tiết Thanh minh:Trời tháng ba thật đẹp. Bầu trờ trong sáng với đàn chim én chao lượn. Bao nhiêu tài tử, giai nhân nô nức đổ về lễ hội. Ngựa xe đông như nước chảy. Quần là áo lượt của các chàng và các nàng dập dìu chen nhau chật như nêm. Những đôi giày của những bàn chân nam thanh, nữ tú lướt nhẹ êm trên thảm cỏ xanh. Người ta đổ dồn hết lên những gò đống để rắc vàng thoi, đốt tiền giấy, thắp hương cho những ngôi mộ. Chị em Thúy Kiều cũng hòa lẫn trong số người mải mê, say sưa đó. Khi bóng đã tà tà ngả về tây, chị em Thúy Kiều cũng hòa lẫn trong số người mải mê, say sưa đó. Khi bóng đã tà tà ngả về tây, chị em Thúy Kiều thơ thẩn dan tay ra về. Lúc này họ bước chầm chậm theo một dòng suối nhỏ, nước trong vắt. Dòng nước uốn quanh, chảy chầm chậm, luồn dưới một cây cầu nho nhỏ trông thật thơ mộng. Tâm trạng mọi người cũng xao xuyến, nao nao.

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 9 hơn

– soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du– soạn bài Trau dồi vốn từ– Soạn bài Thuật ngữ

Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự, Ngắn 2 I, Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 91 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đọc đoạn tríchCâu 2 (trang 91 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):a, – Đoạn trích kể về trận đánh vua Quang Trung đánh chiếm Ngọc Hồi– Vua Quang Trung dẫn dắt, điều khiển trận đấu, ra lệnh cho binh sĩ phải làm những việc gì, làm như thế nào– Vua Quang Trung xuất hiện một cách hùng dũng, oai phong, đầy mưu lượcb, – Các câu văn miêu tả+ Nhân có gió bắc … tự mình hại mình+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết+ Quân Tây Sơn … quân Thanh đại bại– Các chi tiết ấy nhằm thể hiện sự thất bại của quân Thanh và sự chiến thắng của tac, – Trận đánh không sinh động và Vua Quang Trung không nổi bật– Bởi vì thiếu đi những chi tiết miêu tả đặc sắc– Yếu tố miêu tả giúp cho tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn hơn

Luyện tập

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mieu-ta-trong-van-tu-su-37707n.aspx Câu 1 (trang 92 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):+ Yếu tố miêu tả ngườiVân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Kiều càng sắc sảo, mặn mà,So bề tài, sắc, lại là phần hơn.Làn thu thủy, nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.+ Yếu tố tả cảnhNgày xuân con én đưa thoi,Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.Tà tà bóng ngả về tây,Chị em thơ thẩn đan tay ra về.Bước dần theo ngọn tiểu khê,Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.Nao nao dòng nước uốn quanh,Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.– Các yếu tố này đều góp phần làm cho câu văn trở nên sinh động, giàu chất trữ tình. Đặc biệt nó còn mang tính dự báo và là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của nhân vậtCâu 2 (trang 92 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay….Câu 3 (trang 92 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):Tác giả dùng 16 câu thơ để miêu tả về Thúy Kiều “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở cô hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi “sắc sảo”, “mặn mà” tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật “khác thường” này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ” ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Bài 3 Trang 145 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt)

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Bếp lửa ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”?

Trả lời bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

– Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, không chỉ là lửa củi, đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.

– “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !” : một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.

Có thể nói bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình. Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn: “Nhóm dây cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

– Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

+ Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

+ Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

– Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

– Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

– Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương.

Giangdh (Tổng hợp)

Bài 3 Trang 121 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 121 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích ? Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào ?

Trả lời bài 3 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 121 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Trong đoạn trích này, nếu như Trịnh Hâm là kẻ điển hình cho cái ác thì ông ngư lại tiêu biểu cho cái thiện. Hành động của Trịnh Hâm càng tàn ác bao nhiêu thì cách ông Ngư cứu giúp Lục Vân Tiên càng đáng ca ngợi bấy nhiêu.

– Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lên bờ”, sau đó vội vàng tìm cách cấp cứu “ông hơ bụng da, mụ hơ mặt mày”.

– Sau khi biết chuyện, ông ngư mời Vân Tiên ở lại mà không sợ tốn kém.

– Vân Tiên ngỏ lời biết ơn nhưng ông không nhận, chỉ coi đó là một việc hết sức bình thường. Quan điểm của ông là “Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn”.

Điều này gợi chúng ta nhớ đến chi tiết khi Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, chàng cũng không đòi hỏi sự trả ơn. Rõ ràng là giữa ông Ngư và Vân Tiên có sự nhất quán trong tính cách: họ đều là những con người tốt bụng, nghĩa hiệp, làm ơn mà không bao giờ đòi hỏi được trả ơn.

– Qua cách ông ngư nói về công việc, ta còn thấy ông là người yêu công việc, yêu cuộc sống. Đối với ông, lao động là một niềm vui, niềm hạnh phúc:

Kinh luân đã sẵn trong tay Thung dung dưới thế, vui say trong đời.

* Đoạn thơ gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường. Nhà thơ rất trân trọng họ bởi họ là biểu tượng cho cái đẹp, những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. Nhà thơ Xuân Diệu đã nói rất đúng “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”.

Cái thiện được biểu hiện thông qua tấm lòng nhân ái, hào sảng của ông Ngư.

+ Sau khi cứu sống Vân Tiên, ông cưu mang chàng

+ Thương cho tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên

+ Chia sẻ cuộc sống đói nghèo, nhưng đầm ấm tình người

+ Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp

– Cuộc sống lao động chân chất, đẹp đẽ của ông Ngư:

+ Cuộc sống của người dân chào bình thường trên sông nước được thi vị hóa, trở nên thơ mộng

+ Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, ô trọc, cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng

+ Thảnh thơi giữa sông nước, đầy ắp niềm vui con người tự do, làm chủ, ứng phó với mọi tình thế

+ Cuộc sống xa lạ với những toan tính nhỏ nhe, ích kỉ mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nhân nghĩa

Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường, qua việc làm nhân đức, nhân đạo cao cả Ngư ông

Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là hình ảnh của ông Ngư.

– Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng:

Ông Ngư và cả gia đình cứu sống Vân Tiên. Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lên bờ”, sau đó thì cứu chữa hết sức tận tình chu đáo:

Hối con vầy lửa một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

Sau đó, ông Ngư chân thành mời Vân Tiên ở lại mà không ngại tốn kém, chia sẻ một cuộc sống đói nghèo hẩm hút, tương rau, nhưng đầm ấm tình người.

– Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi: Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”.

– Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Cuộc sống lao động của ông trong sạch, không màng danh lợi, khinh ghét thói đời đen bạc tráo trở.

Qua đó, ta thấy được hình ảnh đối lập giữa hai phe chính nghĩa và gian tà. Tác giả muốn gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường.

Bài 3 Trang 202 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 202 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) chi tiết và đầy đủ nhất.

Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?

Trả lời bài 3 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

– Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu với con gái được thể hiện qua các chi tiết:

Về nghỉ phép với tâm trạng nôn nao, hồi hộp, mong ngóng vì biết sắp được gặp con

Ông chạy đến ôm bé Thu vào lòng và nói “Thu, con”. Cái ôm chất chứa bao nhiêu tình yêu, nỗi nhớ của người cha.

Dù bé Thu không chịu nhận mình nhưng ông Sáu vẫn luôn quan tâm, tìm cách để được gần gũi với con.

Ông Sáu đã vô cùng hối hận khi đánh con

Khi vào chiến trường, ông vẫn giữ lời hứa tặng con chiếc lược. Tìm kiếm kỉ vật tặng cho con: ông đã cố công tìm được khúc ngà để làm cho con gái một chiếc lược thật đẹp, ông thận trọng tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược như một người thợ bạc rồi còn khắc lên đó những dòng chữ đầy yêu thương. Suốt ngày, ông ngắm chiếc lược và gửi gắm trong đó biết bao nhớ thương về người con gái bé nhỏ.Ông luôn mang chiếc lược bên mình.

Trước khi hi sinh, lời trăn trối cuối cùng là nhờ ông Ba mang cây lược về cho bé Thu

– Qua những chi tiết trong truyện, có thể thấy ông Sáu là một chiến sĩ cách mạng tha thiết tình yêu quê hương đất nước, dù nhiệm vụ chiến đấu gian nan nhưng trong lòng luôn nghĩ về gia đình, thương yêu con cái hết mực. Ông luôn muốn bù đắp những thiệt thòi cho đứa con trong những ngày không có tình thương của ba bên cạnh.

Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu được thể hiện qua:

+ Khi suồng chưa cập bến nhưng đã vội nhảy lên bờ, nóng lòng muốn gặp con

+ Khi bé Thu còn chưa nhận ra ông Sáu “khổ tâm đến không khóc được” nhưng ông Sáu kiên nhẫn chờ đợi.

+ Nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con

+ Ông như được gỡ rối phần nào tâm trạng của bản thân khi làm cho con chiếc lược ngà

→ Những chi tiết trên không chỉ nói lên tình cảm cha con sâu nặng, cảm động mà còn gợi ra khung cảnh chiến tranh đau thương, mất mát, khiến con người rơi vào cảnh éo le.

Lần đầu gặp con, tình cảm của người cha cử nôn nao trong người ông. Không được con nhận mình là cha, ông Sáu càng đau khổ và thương con hơn, kiên nhẫn gợi tình cảm cha con, lúc nào cũng vỗ về con.

Lúc chia tay, tình cha con lên tới điểm đỉnh. Ông nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Khi bé Thu gọi “ba”, ông quá xúc động không muốn con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt.

Ở đơn vị công tác, ông thương nhớ con vô vàn. Tình thương con dồn vào việc ông làm chiếc lược ngà thật thận trọng, tỉ mỉ và khổ công, gò lưng tần mẫn khắc từng nét trên sống lưng lược: “Yêu nhớ tăng Thu con của ba”. Trước lúc hi sinh, ông chỉ để lại kỉ vật đó cho đứa con yêu quý..

Tất cả những chi tiết trong từng đoạn truyện đã thể hiện tình cảm thương yêu con vô cùng sâu sắc của ông Sáu. Câu chuyện còn gợi cho ta nghĩ đến những tình cảm gia đình cao đẹp, thấm thía những nỗi mất mát, đau thương của những người cán bộ cách mạng đã hi sinh vì tổ quốc.

– Tình cảm sâu đậm của ông Sáu đối với con : Nôn nóng gặp mặt con, khao khát được nghe tiếng gọi “Ba ơi!”, tìm kiếm kỉ vật tặng cho con.

– Nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng: họ không chỉ là người thiết tha yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc mà còn yêu thương gia đình con cái hết mực với tình yêu vô cùng đẹp đẽ và cao thượng.

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 202 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em đọc – hiểu và soạn bài Chiếc lược ngà tốt hơn trước khi đến lớp.

Bài 3 Trang 117 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Ghi lại tâm trạng của em sau khi làm một việc có lỗi với bạn

Trả lời bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Có thể ghi lại diễn biến tâm trạng của mình theo một số định hướng:

– Ân hận, day dứt vì đã làm bạn buồn

– Hối hận, vì đã gây ra làm tổn thương bạn

– Muốn sửa lại lỗi lầm của mình

Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó. Và rồi, trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét (lớp trưởng) đi ngang qua. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để trả thù, thế rồi tôi sút một phát mạnh, quả bóng bay trúng đầu lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi thấy vui nhưng không, tôi chợt nhận ra sự ích kỉ của bản thân mình. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho tôi, tôi cảm động trước sự rộng lượng ấy, vậy mà tôi đã làm gì chứ, tôi hối hận vô cùng.

Hôm nay, mình đã thật hèn nhát, đáng khinh. Chính mình là người đầu têu ra trò mang con chuột chết vào lớp để bỏ vào cặp sách của Giang. Mình nghĩ là chỉ đùa một chút thôi. Giang vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc, cứng rắn đến lạnh lùng trước những lần vi phạm nội quy của bọn con trai nghịch ngợm trong lớp. Mình nghĩ đơn giản là trêu nó một chút để nó chừa thói hay dùng “quyền lực” của lớp trưởng để làm cho mình bị phạt. Ai ngờ nó lại sợ một con chuột chết đến thế! Nhìn nó nước mắt vòng quanh, mặt mày tái mét khi phát hiện ra con chuột trong cặp mà mình cũng thấy ân hận vì đã đùa quá đáng. Mình đã không đủ can đảm để nhận trách nhiệm… Mình phải làm thế nào bây giờ?..

Tôi và cô bạn bàn trên vốn đã không ưa nhau, lại còn hay cãi nhau chỉ vì vài việc vụn vặt. Một lần, cô bạn đó mách với cô chủ nhiệm lớp tôi vì tôi trốn tiết Anh. Tôi tức lắm vì tính con nhóc đó thật thích mách lẻo. Tôi đã bảo nó ở lại cuối giờ và mắng nó một trận. Nhưng nó không xin lỗi mà còn bày ra vẻ mặt thách thức, tôi tức quá và quyết định phải làm gì đó để trả thù bõ tức. Hôm sau, nó đến lớp, khoe hộp bút mới được mua. Tôi nảy ngay ý định giấu hộp bút đó để trêu tức nó. Tiết thể dục, tôi vội giấu hôp bút của nó. Hết tiết, nó lên lớp không thấy đâu, nó tìm và khóc um lên. Nhìn nó khóc, tôi thấy mừng thầm, cục tức hôm qua tan biến hẳn. nhưng nhìn nó khóc đến đáng thương, tôi lại chột dạ. Tôi thầm nghĩ liệu mình có làm gì sai? Tôi dằn vặt hết cả buổi vì thấy nó ủ rũ buồn bã. Về nhà tôi cứ suy nghĩ về việc trên lớp. Tôi bống thấy mình thật quá đáng, tôi thấy ân hận và tự trách bản thân. Tôi quyết định hôm sau trả lại cho cô bạn và xin lỗi. Hôm sau tôi trả cô bạn chiếc hộp bút cùng cây kẹo mút để chuộc lỗi. Cô bạn cũng xin lỗi tôi vì lần trước mách cô, chúng tôi làm hoà.

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự tốt hơn trước khi đến lớp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 3 Trang 92 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!