Xu Hướng 3/2023 # Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam # Top 6 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

9/25/20201BÀI 3. VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM (ĐỊA LÍ 12-CHUẨN)KIỂM TRA BÀI CŨDùng bản đồ trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?9/25/20202Vị trí địa lí : -Phần đất liền 80 34′ B -23023′ B; 10209′ Đ – 109024′ Đ-Phần biển: 6050′ B – 23023’B ; 101000′ Đ – 117020′ Đ-Giáp: phía Bắc: Trung Quốc phía Tây: Lào và Campuchia phía Đông, Nam và Tây-Nam : biển Đông.KIỂM TRA BÀI CŨVẽ sơ đồ phạm vi các vùng biển Việt Nam theo luật biển quốc tế 1982 ?9/25/20203BÀI 3THỰC HÀNHVẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM9/25/20204TIẾT 3-BÀI 3: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM (ĐỊA LÍ 12-CHUẨN)TIẾT 3I/ YÊU CẦU THỰC HÀNH9/25/20205Xác định 2 yêu cầu của bài thực hành 1/ VẼ KHUNG LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM2/ ĐIỀN CÁC ĐỐI TƯỢNGThủ đô ( Hà Nội )TP ( thuộc TW )TP ( thuộc Tỉnh )II/HƯỚNG DẪNQuần đảo, vịnh biển, sông ngòi …Thị xã9/25/20206 1/ VẼ LƯỢC ĐỒ KHUNG VIỆT NAM9/25/20207VẼ LƯỚI TỌA ĐỘ Ô VUÔNG5 ô x 8 ô = 40 ô vuông 1/ VẼ LƯỢC ĐỒ KHUNG VIỆT NAM9/25/202085 ô hàng ngang, đánh chữ: A-B-C-D-E 8 ô hàng dọc, đánh số: 1-2-3-4-5-6-7-8Ô hàng ngang và ô hàng dọc cách nhau 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến1120 ĐM ẪU LƯỚI TỌA ĐỘ Ô VUÔNG5 ô x 8 ô = 40 ô vuông

Lưu ýVới lưới tọa độ ô vuông nàychúng ta có thể tăng tỉ lệ hoặc thu nhỏ tỉ lệ của lượcđồ khung một cách dể dàngkhi tăng hoặc giảm kích thước của ô vuông9/25/20209100 B120 B140 B240 B1020B220 B200 B180 B160 B1040B1060B1080B1100B1120BXÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM KHỐNG CHẾ VÀ CÁC ĐƯỜNG KHỐNG CHẾ8 0 B9/25/202010CHIA VÀVẼCÁCĐIỂMCÁC ĐƯỜNG KHỐNGCHẾ NHƯ HÌNHMẪU9/25/202011M ẪU 100 B120 B140 B240 B1020B220 B200 B180 B160 B1040B1060B1080B1100B1120BVẼ TỪNG ĐOẠN ĐỊAGIỚI (NÉT ĐỨT)VÀ ĐƯỜNGBỜ BIỂN( NÉT LIỀN)80B9/25/202012Bước 3 ( Vẽ từng đoạn địa giới và bờ biển để hợp lại thành khung lãnh thổ Việt Nam )-Sử dụng tờ bản đồ mẫu để vẽ 13 đoạn đường địa giới và bờ biển như sau:-13 đoạn: ( Vẽ thứ tự từ đoạn 1-đoạn 13 )+ Đoạn 1: Điểm cực Tây-TP.Lào Cai+Đoạn 2 : TP.Lào Cai-Lũng Cú (điểm cực Bắc)+Đoạn 3: Lũng Cú-Móng Cái (Quảng Ninh)+Đoạn 4: Móng Cái-phía Nam đồng bằng sông Hồng+Đoạn 5 : Phía nam đồng bằng sông Hồng- phía nam dãy Hoàng Sơn ( 180B )+Đoạn 6 : Phía nam dãy Hoàng Sơn-Nam Trung Bộ (Đà Nẵng-góc ô vuôngD4 )+Đoạn 7: Nam Trung Bộ (Đà Nẵng) -Cà Mau+Đoạn 8: Mũi Cà Mau-Rạch Giá và Hà Tiên+Đoạn 9: Biên giới giữa đồng bằng Nam Bộ và Campuchia+Đoạn 10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào+Đoạn 11: Biên giới giữa nam Thừa Thiên-Huế, tây Nghệ An và Lào.+Đoạn 12: Biên giới phía tây Thanh Hóa với Lào+Đoạn 13: Biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào9/25/202013100 B120 B140 B240 B1020B220 B200 B180 B160 B1040B1060B1080B1100B1120BVẼ TỪNG ĐOẠN ĐỊAGIỚI (NÉT ĐỨT)VÀ ĐƯỜNGBỜ BIỂN( NÉT LIỀN)80B9/25/202014M ẪU Qđ Hoàng Sa( TP Đà Nẵng)Qđ Trường Sa( Tỉnh Khánh Hoà)DÙNG CÁC KÍ HIỆU TƯỢNG TRƯNG ĐẢO SAN HÔĐỂ VẼ Q. Đ HOÀNG SA ( E4 ) TRƯỜNG SA ( E8 )9/25/202015100 B120 B140 B240 B1020B220 B200 B180 B160 B1040B1060B1080B1100B1120B80B9/25/202016M ẪU E4E8Qđ Hoàng Sa( TP Đà Nẵng)Qđ Trường Sa( Tỉnh Khánh Hoà)100 B120 B140 B240 B1020B220 B200 B180 B160 B1040B1060B1080B1100B1120BQđ Hoàng Sa( TP Đà Nẵng)Qđ Trường Sa( Tỉnh Khánh Hoà)VẼ CÁC SÔNG CHÍNH (M.BẮC-M.TRUNG-M.NAM)80 B9/25/2020179/25/202018VẼ CÁC SÔNGNHƯHÌNHMẪU(Nét liềnmàu xanhđậm dầntừ đầu nguồn vềcửa sông)M ẪU 2/ ĐIỀN TÊN CÁC ĐỐI TƯỢNGTP( thuộc TW )TP( thuộc Tỉnh )Thị xãQuần đảo, vịnh biểnsông ngòiCÁC BƯỚC ĐIỀN TÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG9/25/202019ĐÁNH GIÁKiểm tra và nhận xét một số bài vẽNhững lỗi cần phải sửa chữa.Lưu ý:– Tất cả quá trình vẽ đều dùng bút chì.– Sau khi vẽ xong:+ Xóa các chữ A1…E8 và các điểm, đường khống chế.+ Lưới kinh vĩ tuyến kẻ lại bằng bút mực-nét mảnh-màu đen.+ Đường địa giới: nét đứt-màu đen.+ Đường bờ biển nét liền-màu xanh.+ Các nội dung khác theo đúng quy định9/25/202020HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI1/ Tiếp tục hoàn thành bài tập ở nhà ( vẽ trên giấy A 4)Tuần tự thực hiện vẽ lược đồ khung Việt Nam theo 5 bước:Bước 1: vẽ lưới toạ độ ô vuông: 40 ôBước 2: vẽ các điểm và các đường khống chếBước 3: vẽ từng đoạn địa giới và vẽ đường bờ biểnBước 4: vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường SaBước 5: vẽ các hệ thống sông chính của miền Bắc-Trung-Nam Tuần tự thực hiện điền các đối tượng địa lí theo 3 bước:-Bước 1: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam để xác định vị trí các đối tượng trên lược đồ cho chính xác.-Bước 2: Quy ước cách viết tên địa danh và kích thước chữ.-Bước 3: Sử dụng đúng kí hiệu và đưa kí hiệu lên lược đồ2/ Chuẩn bị Bài 4-SGK-trang 20Thank You !www.themegallery.com9/25/202021

Giáo Án Địa Lí 12 Bài 3: Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam

Giáo án Địa Lí 12 Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Kĩ năng:

– Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí. 3.

3. Năng lực:

– Năng lực chung: Giai quyết vấn đề

– Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

– Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam.

– Bản đồ trống Việt Nam. Bút dạ viết bảng…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

a/ Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam á.

b/ Nêu ý nghĩa vị trí địa lý Việt Nam.

2. Vào bài mới:

* Lược đồ địa lý : là hình vẽ khái quát những nét cơ bản về hình dạng lãnh thổ và một số yếu tố địa lý nhất định nào đó theo chủ điểm đặt ra. Trong học tập địa lý, lược đồ địa lý là phương tiện tiếp thu kiến thức một cách sinh động, trực quan, gắn với không gian địa lý. Vì thế vẽ lược đồ địa lý là một yêu cầu kỹ năng địa lý khá quan trong. Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt nam. Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách vẽ lược đồ Việt nam dựa trên hệ thống ô vuông và một số điểm chuẩn nổi bật để vẽ đường biên giới và đường bờ biển của Tổ quốc.

Hoạt động 1: Vẽ khung lược đồ Viêt Nam ( Hình thức : Cả lớp )

* Bước 1 : Vẽ khung ô vuông :

– Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô (5×8), đánh số thứ tự theo trật tự :

+ Theo hàng ngang từ trái qua phải ( từ A → E )

+ Theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 → 8 )

– Mỗi ô có chiều rộng tương ứng với 2 kinh tuyến và 2 vĩ tuyến.

– Quy ước trục tung là đường kinh tuyến 102 0 Đông. Trục hoành là đường vĩ tuyến 8 0 Bắc.

– Như vậy, lưới ô vuông thể hiện lưới kinh vĩ tuyến là ( 102 0 KTĐ – 112 0 KTĐ, 8 0 VTB – 24 0 VTB )

* Bước 2 : Vẽ khung lược đồ :

– Giáo viên hướng dẫn HS xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dạng lãnh thổ Việt nam – phần đất liền ( xem phần phụ lục )

* Bước 3 : Vẽ khung lãnh thổ Việt nam :

– Giáo viên hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp thành khung lãnh thổ Việt nam.

+ Vẽ đoạn 1 : Từ điểm cực Tây ( xã Sín Thầu – Điện Biên ) → Thành phố Lào Cai.

+ Vẽ đoạn 2 : Từ thành phố Lào Cai → Lũng Cú – Hà Giang ( điểm cực Bắc của đất nước )

+ Vẽ đoạn 3 : Từ Lũng Cú – Hà Giang → Móng Cái – Quảng Ninh.

+ Vẽ đoạn 4 : Từ Móng Cái – Quảng Ninh → phía Nam ĐB sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5: Từ phía Nam ĐB sông Hồng → phía Nam dãy Hoành Sơn ( chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển )

+ Vẽ đoạn 6 : Từ phía Nam dãy Hoành Sơn → Nam Trung Bộ ( chú ý vị trí của Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, vị trí Cam Ranh ở cạnh dưới E5, có thể bỏ qua các chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở NTB )

+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ → Mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8 : Từ Mũi Cà Mau → Rạch Giá – Kiên Giang → Hà Tiên – Kiên Giang.

+ Vẽ đoạn 9 : Biên giới ĐB Nam Bộ với Campuchia ( Hà Tiên → Bình Phước )

+ Vẽ đoạn 10 : Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11 : Biên giới từ Nam Thừa Thiên Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12 : Biên giới cực Tây Thanh Hoá với Lào.

+ Vẽ đoạn 13 : Biên giới phía Nam Sơn La và Tây Điện Biên với Lào.

– Xem phần phụ lục.

* Bước 4 : Xác định vị trí và vẽ các đảo – quần đảo lớn, vịnh biển.

– Giáo viên hướng dẫn HS dùng các ký hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo :

+ Quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng (15 045′ → 17 015′ Bắc và 111 000′ → 113 0 00′ Đông ) E4

+ Quần đảo Trường Sa – Khánh Hoà ( 8 038′ Bắc ; 111 0 55′ Đông ) E8

+ Đảo Phú Quốc – Kiên Giang ( 9 053′ → 10 028′ Bắc và 103 049′ → 104 0 05′ Đông ) A7 – B7

+ Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan.

* Bước 5 : Xác định vị trí và vẽ các con sông chính :

– Sông Hồng

– Sông Đà

– Sông Mã – Sông Thái Bình

– Sông Cả

– Sông Thu Bồn – Sông Đà Rằng

– Sông Đồng Nai

– Sông Sài Gòn – Sông Tiền

– Sông Hậu.

Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, đảo-quần đảo lên lược đồ (HT: Cá nhân)

* Bước 1 : Quy ước cách viết tên địa danh :

– Tên nước : chữ in hoa viết đứng ( VIÊT NAM )

– Tên Tp, đảo, quần đảo : viết in hoa chữ cái đầu, viết theo hàng ngang ( Hà Nội )

– Tên sông : Viết thường, viết theo chiều dọc dòng sông ( Sông Hồng )

* Bước 2 : Dựa vào Atlát Địa lý VN , xác định vị trí các thành phố điển hình :

– Xác định vị trí các thành phố ven biển :

+ Hải Phòng ( gần 21 0 Bắc )

+ Thanh Hoá ( 19 0 45′ Bắc )

+ Vinh ( 18 0 45′ Bắc ) + Huế ( 16 0 30′ Bắc )

+ Đà Nẵng ( 16 0 Bắc )

+ Quy Nhơn ( 13 0 45′ Bắc ) + Nha Trang ( 12 0 15′ Bắc )

+ Vũng Tàu ( 10 0 30′ Bắc )

– Xác định vị trí các thành phố trên đất liền :

+ Lào Cai, Sơn La ( 104 0 Đông )

+ Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn ( 22 0 Bắc )

+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Mê Thuột ( 108 0 Đông ) + Đà Lạt ( 12 0 Bắc )

+ Hà Nội ( gần 106 0 Đông )

+ Tp Hồ Chí Minh ( gần sông SG )

* Bước 3 : Tiến hành điền tên các thành phố , sông vào lược đồ.

* Bước 4 : Ghi bảng chú giải các nội dung biểu thị trên lược đồ.

IV. TỔNG KẾT

1. Đánh giá: – GV nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa.

2. Hoạt động nối tiếp: – Luyện tập cách vẽ. Mỗi HS hoàn chỉnh một bản vẻ đẹp, chính xác.

V. PHỤ LỤC

VI. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 12 Bài 3: Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam Hướng dẫn vẽ lược đồ Việt Nam Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 3 hướng dẫn các em cách vẽ lược đồ Việt Nam đúng và đẹp. Hi vọng …

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

Hướng dẫn vẽ lược đồ Việt Nam

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 3

hướng dẫn các em cách vẽ lược đồ Việt Nam đúng và đẹp. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học tốt môn Địa 12, đạt kết quả cao trong các bài hi, bài kiểm tra trong năm học.

Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ

Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Vẽ khung ô vuông: Khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng ngang từ trái quà phải (từ A đến E) theo hàng dọc từ trên xuống (từ 1 đến 8).

2. Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

3. Vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp lại thành khung lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền). Có thể có cách vẽ như sau:

Vẽ đoạn 1: từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Gai.

Vẽ doạn 2: từ thành phố Lào Cai đến Lũng Cú (điểm cực Bắc).

Vẽ đoạn 3: từ Lũng Cú đến Móng Cái (Quảng Ninh)

Vẽ đoạn 4: từ Móng Cái đến phía nam đồng bằng sông Hồng.

Vẽ đoạn 5: từ phía Nam đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).

Vẽ đoạn 6: từ Nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí của Đà Nẵng ở góc vuông D4).

Vẽ đoạn 7: từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

Vẽ đoạn 8: từ mũi Cà Mau đến Rạch Giá và từ Rạch Giá đến Hà Tiên.

Vẽ đoạn 9: biên giới giữa đồng bằng Nam Bộ và Cam-pu-chia.

Vẽ đoạn 10: biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Cam-pu-chia và Lào.

Vẽ đoạn 11: biên giới từ Thừa Thiên Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

Vẽ đoạn 12: biên giới phía tây của Nghệ An, Thanh Hoá với Lào.

Vẽ đoạn 13: phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

4. Vẽ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các quần đảo này phần lớn là đảo san hô, nên có thể thể hiện kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng.

5. Vẽ các sông chính.

6. Điền lên lược đồ các thành phố, thị xã theo yêu cầu.

Bài 61. Thực Hành: Đọc Lược Đồ, Vẽ Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Châu Âu (Địa Lý 7)

1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ – Quan sát hình 61.1 (trang 185 SGK Địa lý 7), hãy: +Nêu tên và xác định vị trí của một số quốc gia thuộc các khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu. +Xác định vị trí các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Hinh 61.1. Lược đồ các nước châu Âu

– Bắc Âu gồm: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Ai-xơ-len. – Các nước Đông Âu gồm : Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Uc-rai-na, Môn-đô-va, LB Nga. – Các nước Tây và Trung Âu: Anh, Ailen,  Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Áo, Thụy Sĩ. – Các nước Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp. – Các nước thuộc Liên minh châu Âu, gồm 28 nước:  .1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan .1973: Đan Mạch, Ireland, Anh (đã ra đi ngày 24/6/2016) .1981: Hy Lạp .1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha .1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển .2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp .2007: Romania, Bulgaria .2013: Croatia.

2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế – Xác định vị trí các quốc gia: Pháp và Ucraina trên bản đồ. Hai nước này thuộc khu vực nào của Châu Âu? – Dựa vào bảng số liệu để vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina (năm 2000). – Qua biểu đồ nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Pháp và Ucraina.

Tên nước

Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%).

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Pháp

3,0

26,1

70,9

Ucraina

14,0

38,5

47,5

* Vẽ biểu đồ:

* Nhận xét: – Tỷ trọng ngành Nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Ucraina lớn hơn tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng). – Tỷ trọng ngành Công nghiệp và Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Ucraina lớn hơn tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng). – Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Ucraina nhỏ hơn tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Pháp (số liệu minh chứng).

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!