Xu Hướng 5/2023 # Bài 28: Soạn Bài Viếng Lăng Bác # Top 10 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bài 28: Soạn Bài Viếng Lăng Bác # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bài 28: Soạn Bài Viếng Lăng Bác được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Viễn Phương) I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả – tác phẩm

a) Tác giả: Viễn Phương

– Tên: PhanThanh Viễn sinh năm 1928.

– Quê: Long Xuyên – An Giang.

– Tham gia các hoạt động văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Ông là nhà thơ, chiến sĩ suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

– Từng bị bắt giam ở nhà giam Gia Định.

– Trưởng thành từ công tác tuyên huấn văn nghệ.

– Trong những năm chiến tranh, kể cả những năm bị bắt giam cầm, vẫn bền bỉ sáng tác.

b) Tác phẩm

Tháng 4-1976 , công trình xây dựng lăng Bác vừa mới hoàn thành, miền Nam vừa được giải phóng. Mĩ đã cút, nguỵ đã nhào.

Nhân dân miền Nam có dịp thực hiện lòng mong mỏi của mình: ra thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Bố cục bài thơ

Bốn khổ thơ thể hiện mạch cảm xúc tự nhiên, hợp lý:

– Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng(hình ảnh hàng tre)

– Khổ 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào viếng Bác và sự vĩ đại của Bác.

– Khổ 3: Khi đến trước linh cữu Bác, suy nghĩ về sự bất tử của Bác và nỗi tiếc thương vô hạn.

– Khổ 4: Khát vọng của nhà thơ được ở mãi bên lăng Bác.

II. Đọc – tìm hiểu bài thơ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

– Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật, gần gũi, giọng điệu cảm xúc(như người con về thăm cha).

– Từ “con” thân thương vốn là cách xưng hô thông thường của đồng bào miền Nam. Cách xưng hô ấy với Bác càng không phải là mới lạ.

– Người không con mà có triệu con.

– Bác kêu con đến bên bàn

– Nhưng ở đây, từ “con” mang chất giọng ngọt ngào của người dân Nam Bộ, thái độ thành kính, gợi lên cảm xúc mãnh liệt. Ở nơi xa xôi cách trở ngàn trùng, những người con từ chiến trường miền Nam (bao năm bom đạn chiến tranh) nay trở về thăm Bác như thầm gọi Bác, nói với Bác rằng:

“Bác ơi, con đã về thăm Bác đây, đồng bào miền Nam đã về thăm Bác đây”. Lúc sinh thời, một trong những tâm nguyện lớn nhất của bác là được thăm đồng bào miền Nam và đồng bào miền Nam được đón Bác “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”. Tố Hữu viết:

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.

Ước nguyện đó chưa thành thì Bác mất. Bởi vậy người dân miền Nam ra thăm Bác chứ không phải viếng Bác.

– Từ “thăm” thay cho từ “viếng”: kìm nén đau thương nói tránh – khẳng định Bác còn sống mãi.

– Ấn tượng đầu tiên sâu sắc về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác vừa thực vừa tượng trưng.

Hàng tre:

+ Bát ngát, thẳng hàng (tả thực)

+ Xanh xanh Việt Nam (tượng trưng)

– Xung quanh lăng Bác trồng nhiều tre và trúc. Tre cũng là hình ảnh quen thuộc là biểu tượng của nhân dân Việt Nam.

Cây tre diệt giặc từ mấy ngàn năm trước trong truyền thuyết Thánh Gióng đến hình ảnh cây tre trong ca dao, trong văn Thép Mới: “Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp”. Cây tre góp phần làm nên dáng đứng Việt Nam.

Hình ảnh hàng tre thể hiện lòng tôn kính, trang nghiêm. Dường như dân tộc Việt Nam quần tụ quanh Bác. “Hàng tre” như gợi tả đội quân danh dự bên người.

– Hình ảnh hàng tre vừa tượng trưng vừa thực, gợi tả được sự giản gị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng.

Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

– Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời ánh sáng của sự sống vĩ đại lớn lao. Bác được ví như mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam quét mù sương của những năm dài nô lệ, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, cho dân tộc. Hình ảnh đó thể hiện lòng tôn kính và biết ơn, đồng thời gợi nên sự cao cả vĩ đại, lớn lao:

“Bác sống như trời đất của ta…”.

Ngày ngày mặt trời: Thời gian theo dòng liên tục.

Ngày ngày dòng người: đi trong không gian đặc biệt thương nhớ.

– Bằng điệp từ “ngày ngày”, nhà thơ đã đúc kết một sự thực cảm động diễn ra ngày này qua ngày khác. Biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác.

– Câu thơ sâu lắng có âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận, khái quát được thật sâu sắc tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Bác Hồ.

– 79 mùa xuân, cũng là hình ảnh ẩn dụ (khi mất, Bác 79 tuổi).

Bên Bác, nhà thơ ở trong trạng thái cảm xúc say sưa ngây ngất, gần gũi, thân thương – niềm rung động sâu sắc khi lần đầu tiên đến bên Bác.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim

“Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng bất diệt của Bác Hồ – Người đã ra đi nhưng lý tưởng sự nghiệp của Người vẫn còn mãi.

Những hình ảnh: mặt trời, vầng trăng, trời xanh là biểu tượng của thiên nhiên trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt được ví với Bác. Bác như hoá thân vào non sông xứ sở, Bác trường tồn mãi mãi, vĩ đại, lớn lao ngang tầm trời đất.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

– Nhịp thơ dàn trải, điệp từ “muốn làm” được lặp lại 3 lần gợi cảm xúc bâng khuâng, xốn xang, lưu luyến, không muốn rời xa Bác, như muốn hoá thân vào thiên nhiên xứ sở quanh lăng Bác để được gần Bác, dâng lên bác niềm tôn kính. Lời tâm nguyện chân thành tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến, trào dâng không muốn rời xa.

Hàng tre(khổ 1): Biểu tượng dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất.

Cây tre(khổ 4): Tấm lòng trung hiếu của tác giả, của đồng bào miền Nam đối với Bác, nhân dân miền Nam đối với Bác.

III. Luyện tập:

Soạn Bài Viếng Lăng Bác Siêu Ngắn

Bố cục: 4 phần

– Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

– Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

– Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

– Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

Trả lời câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác.

– Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ.

– Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

– Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.

– Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là thực nhưng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.

– Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng “sáng dịu hiền”. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ “mặt trời”), Bác còn là một người Cha có “đôi mắt Mẹ hiền sao!”.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!

– Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ tám chữ có xen một số câu thơ bảy chữ và chín chữ. Cách gieo vần linh hoạt. Nhịp thơ chậm rãi thể hiện sự trầm lắng, suy tư lắng đọng vào chiều sâu của tâm trạng của nhà thơ.

– Ngôn ngữ và hình ảnh thơ: Bài thơ có nhiều hình ảnh sáng tạo, vừa mang nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

Luyện tập Phân tích khổ thơ thứ hai:

Khi tác giả đứng ở ngoài nhìn cảnh vật đã thấy bồi hồi, xúc động nhưng khi càng tiến dần vào lăng Bác thì ta càng thấy tình cảm của tác giả được thể hiện rõ hơn qua khổ thơ thứ hai. “Mặt trời trên lăng” đó chính là vầng thái dương của vũ trụ, là mặt trời thực, còn “mặt trời trong lăng” đó là hình ảnh ẩn dụ cho Bác. Nếu như mặt trời thực chói lọi, bao la, rực rỡ mà vẫn phải người mộ trước vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ Hồ Chí Minh. Bằng cách so sánh Bác với “mặt trời” thì tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Bác, vừa bộc lộ được lòng tôn kính của người đối với nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ. T ác giả sử dụng điệp từ “ngày ngày” có nghĩa là ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng, vòng tuần hoàn vô tận của thời gian. Trong cái vòng tuần hoàn của thời gian ấy, thì đoàn người nối nhau để vào viếng lăng Bác. Với thể thơ 8 chữ được viết xuyên mạch thì ở câu cuối của khổ 2 tác giả đã viết thành 9 chữ làm cho câu thơ dài, khiến cho nhịp thơ chậm, lại kết hợp hình ảnh ẩn dụ và sáng tạo, từ ngữ giàu sức biểu cảm miêu tả cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc. Tình cảm nhớ thương của nhân dân sẽ không bao giờ dứt mà nó kéo dài bất tận như thời gian vậy. Một người là một bông hoa thì đoàn người là tràng hoa dâng lên Bác.

Soạn Bài Viếng Lăng Bác (Siêu Ngắn)

Soạn bài Viếng lăng bác

Bố cục

– Khổ 1: Cảnh bên ngoài lăng buổi sáng sớm

– Khổ 2: Cảnh đoàn người xếp hàng viếng lăng Bác

– Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác

– Khổ 4: Ước nguyện khi về miền Nam

Soạn bài

Câu 1 (trang 60 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

– Cảm xúc bao trùm của tác giả : niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót xa khi vào viếng lăng Bác.

– Mạch cảm xúc đi theo trình tự vào viếng lăng Bác : Từ bên ngoài vào trong lăng viếng Bác đến lúc ra về với diễn biến tâm trạng khắc khoải của tác giả

Câu 2 (trang 60 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

– Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả với màu xanh tươi bát ngát, với hình dáng thẳng biểu tượng cho con người Việt Nam bất khuất, kiên trì, dũng cảm -Cây tre trong câu thơ cuối bài thể hiện sự lưu luyến, thiết tha muốn lòng mình được ở mãi bên Bác, canh gác và hát ru cho Bác.

Câu 3 (trang 60 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4 :

– Lòng thành kính từ xa đến viếng lăng Bác

– Hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời trong lăng”: Bác luôn là ánh sáng mặt trời soi đường chỉ lối cho người dân Việt Nam, luôn mang lại sự ấm áp, tốt tươi cho con người và vạn vật. Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về vị cha già của dân tộc.

– Nỗi thương nhớ, xót xa vô hạn về sự mất mát của con dân Việt Nam

– Khổ cuối diễn tả chân thành, mộc mạc tình cảm của nhà thơ, bày tỏ niềm mong mỏi, muốn hóa thân thành những bông hoa, con chim, cây tre để tâm hồn mãi được ở bên cạnh Bác

Câu 4 (trang 60 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc với nghệ thuật :

– Giọng điệu trang nghiêm, đau xót, tự hào thể hiện đúng cảm xúc tác giả

– Nhịp điệu chậm, thành kính, lắng đọng, khổ cuối nhanh thể hiện sự tha thiết và lưu luyến.

– Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ gần gũi, quen thuộc, giản dị giàu sức biểu cảm

Luyện tập

Nhà thơ rất tài tình khi xây dựng 4 câu thơ thành 2 cặp câu có cấu trúc tương ứng. Ở cặp câu trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh mặt trời được ẩn dụ cho Bác để ca ngợi tôn vinh Người. Nếu mặt trời của thiên nhiên mạng đến sự sống cho muôn loài thì Bác là vị cứu tinh của nhân dân Việt Nam, đưa nhân dân thoát khỏi nô lệ, có được cuộc sống hòa bình, ấm no ngày hôm nay. Cặp câu dưới tác giả sử dụng phép điệp ngữ để nhấn mạnh dòng người vào lăng viếng Bác. Dòng người nối nhau dài tưởng như không bao giờ đứt đoạn. Cùng với đó tác giả tạo nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp ” kết trang hoa”, “bảy mươi chín mùa xuân”. Dòng người vào lăng viếng bác và ra liên tục kiến cho nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa mà cả dân tộc đang kính dâng lên Bác. Cuộc đời của bác đã dành trọn vẹn 79 tuổi đời cho dân cho nước nên cuộc đời ấy, 79 tuổi đời ấy đẹp như mùa xuân. Khổ thơ này Viễn Phương đã thể hiện sâu sắc tấm lòng thành kính của dân tộc ta đối với công lao của Bác.

Bài giảng: Viếng lăng Bác – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Soạn Bài Viếng Lăng Bác, Soạn Văn Lớp 9 Trang 58 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 2,

Đã có rất nhiều nhà thơ sáng tác về Hồ Chủ tịch nhưng có lẽ khi đọc những vần thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, chúng ta vẫn không khỏi xúc động, các em cùng soạn bài Viếng lăng Bác để hiểu hơn về tình cảm của tác giả nói riêng cũng như của dân tộc Việt Nam nói chung dành cho vị Cha già kính yêu.

I. Đọc – hiểu văn bản

– Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm hồ hởi xúc động kính trọng và niềm biết ơn tự hào lớn lao đến người Cha già của dân tộc khi đứng trước lăng Bác.

– Trình tự được miêu tả là trình tự thời gian.

– Hàng tre bên lăng bác được miêu tả ngay từ đầu nhan đề bài thơ.

– Tác giả đã làm nổi bật những đặc điểm của cây tre: màu sắc, ý chí, trung hiếu.

– Hình ảnh cuối bài bổ sung thêm phương diện ý nghĩa trung hiếu một lòng của cây tre như chính tình quân dân và ý chí bảo vệ tổ quốc dâng lên Bác.

– Mọi người trong đó có nhà thơ đã thể hiện tình cảm vô cùng sâu sắc và kính cẩn trước Bác ở các đoạn thơ 2, 3, 4

+ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

⟶ Hình ảnh bác được ẩn dụ với hình tượng ” mặt trời trong lăng”.

+ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

⟶ Hình ảnh mặt trời đỏ rực trong lăng, được thay bằng vầng trăng sáng dịu hiền. Bác vừa là chiến sĩ, vừa là người đưa đường chỉ lối cho cách mạng và một người Cha già tận tụy cùng đàn con chiến sĩ.

– Về thể thơ, giọng điệu: Thể thơ 8 chữ có xen 7 chữ. Được cấu tứ, sắp xếp linh hoạt. Nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đúng cung bậc cảm xúc trầm lắng suy tư khi vào viếng.

– Ngôn ngữ, hình ảnh: Hình ảnh thơ được tạo dựng sinh động, giàu hình ảnh sáng tạo, ý nghĩa tầng lớp và ngôn ngữ tượng trưng biểu cảm.

Chú ý một số biện pháp sử dụng phân tích các từ ngữ sau:

– Ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ”

– Hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”

Soạn bài Viếng lăng Bác, ngắn 2

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-9-vieng-lang-bac-30851n.aspx Bài soạn văn lớp 9 tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, các em nhớ đón đọc.

Soạn bài Viếng lăng Bác

, soạn ngữ văn lớp 9 bài viếng lăng bác, soạn giáo án bài viếng lăng bác,

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 28: Soạn Bài Viếng Lăng Bác trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!