Xu Hướng 5/2023 # Bài 2. Dân Số Và Gia Tăng Dân Số (Địa Lý 9) # Top 10 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bài 2. Dân Số Và Gia Tăng Dân Số (Địa Lý 9) # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bài 2. Dân Số Và Gia Tăng Dân Số (Địa Lý 9) được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Số dân Việt Nam là quốc gia đông dân (hơn 90 triệu người – 2014), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới.

II. Gia tăng dân số – Vào đầu thế kỉ XX, tỉ suất tăng bình quân đạt 1.3% đặc biệt ở thời kì 1943-1951 số dân giảm nhưng từ những năm 50 trở lại đây, nước ta bắt đầu có hiện tượng ” bùng nổ dân số” và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX. – Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. – Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng lên khoảng một triệu người. – Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng và giữa thành thị với nông thôn.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 7 SGK Địa lý 9) Quan sát hình 2.1 (trang 7 SGK Địa lý 9), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giám nhưng số dân vẫn tăng nhanh.

Hình 2.1. Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta

– Hiện tuợng; “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thê ki XX. – Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đôi thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình ở nước ta. – Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng một triệu người. + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giám nhưng số dân vẫn tăng nhanh: – Nước ta có dân số đông, quy mô dân số lớn. – Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao. – Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn thuộc loại cao trên thế giới.

(trang 8 SGK Địa lý 9) Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta. + Những hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: – Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số. -Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở. -Gây bất ổn về xã hội -Sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường… + Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta – Giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ giảm bớt những khó khăn trong các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên môi trường…

(trang 8 SGK Địa lý 9) Dựa vào bảng 2.1 (trang 8 SGK Địa lý 9), hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cá nước.

Bảng 2.1. TỈ LỆ GIA TĂNG TỰ NHIÊN CỦA DÂN SỐ Ở CÁC VÙNG, NĂM 1999

(Đơn vị: %)

– Các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất: +Cao nhất: Tây Bắc (2,19%). +Thấp nhất: Đồng bằng sông Hồng (1,11%) – Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cá nước: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Bảng 2.2. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH VÀ NHÓM TUỔI Ở VIỆT NAM

(Đơn vị: %)

(trang 10 SGK Địa lý 9) Dựa vào hình 2.1 (trang 7 SGK Địa lý 9), hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta. + Về số dân: – Tăng liên tục, năm 2009 so với năm 1954, số dân tăng hơn 3,5 lần. – Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1976 – 2009 nhanh hơn giai đoạn 1954 – 1976. + Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên: – Thay đổi qua các thời kì. – Giai đoạn 1960 – 1976: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì “bùng nổ dân số” ở nước ta. – Từ năm 1976 đến nay, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm dần.

(trang 10 SGK Địa lý 9) Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số (theo nhóm tuổi, theo nam – nữ) sẽ tạo điều kiện: + Giảm bớt những khó khăn về việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. + Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, ổn định xã hội. + Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Sử dụng hợp lí, bảo vệ tài nguyên và môi trương, phát triển theo hướng bền vững.

Bảng 2.3. TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA, THỜI KÌ 1979 – 1999

(Đơn vị: %o)

– Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét. – Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ỏ nước ta thời kì 1979 – 1999.

+ Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm Công thức tình (Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %. .Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 % .Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

+Nêu nhận xét.Lưu ý: Phải chuyển từ %o sang %) .Tỉ lệ gia tăng dân số qua hai năm có xu hướng giảm từ 2,53% xuống 1,43%. .Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số + Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 – 1999.

Sự Gia Tăng Dân Số Châu Á

Hình ảnh những đoàn tàu chật kín người cả trong lẫn ngoài khá phổ biến ở Ấn Độ (Ảnh: Business Insider)

Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực châu Á luôn ở mức cao, con số này tăng lên gấp 4 lần trong vòng 1 thế kỷ qua. Tăng trưởng dân số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh sản. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm từ 2,5 trẻ/phụ nữ trong gian đoạn 2010-2015 xuống còn 2,4 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2025-2030 và còn 2,0 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2095-2100. Tuy nhiên, đối với các nước có mức sinh cao thì không có sự chắc chắn trong việc dự báo mức sinh. Ở những nước này, người phụ nữ có trung bình 5 con trở lên trong suốt cuộc đời của họ. Trong số 21 quốc gia có khả năng sinh sản cao, có 19 quốc gia thuộc khu vực châu Phi và 2 quốc gia ở châu Á.

Mặc dù, châu Á có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng sinh học, nhưng sự gia tăng dân số nhanh dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực, đồng thời phá hủy những nguồn tài nguyên hiện có. Theo dự báo, dân số châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong một thời gian dài, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nguồn lực. Dựa trên các ước tính hiện tại, đến năm 2050, dân số sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á, ngoại trừ ở Nhật Bản và Kazakhstan. Một số quốc gia bao gồm Afghanistan, Nepal và Pakistan sẽ tăng gấp đôi về dân số trong thời gian này, trong khi Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác có tỷ lệ tăng trưởng cao đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng dân số thuộc nhóm cao lại là những quốc gia có thu nhập thuộc nhóm thấp, các nước này ít có khả năng xử lý được những áp lực về tài nguyên và các nguồn lực.

Người Trung Quốc chen chúc trong một hồ bơi (Ảnh: Business Insider).

Nam Á là khu vực đông dân nhất châu Á, với các quốc gia đông dân điển hình như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Không có khu vực nào trên thế giới có những vấn đề về dân số nghiêm trọng như những nước ở khu vực này. Sự sụt giảm mức sinh ở Sri Lanka, Pakistan và Ấn Độ gần đây chỉ mang lại sự cải thiện không đáng kể, vì số dân hiện tại của các quốc gia này vẫn tiếp tục gia tăng. Áp lực về dân số bắt đầu hiện hữu ở khu vực Nam Á từ những thập niên sau cai trị của đế quốc Anh. Khu vực này cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng y tế công cộng, nâng cao năng suất nông nghiệp, xây dựng luật pháp và trật tự xã hội, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nạn đói, giảm tỷ lệ tử vong và đồng thời tăng tuổi thọ.

Cấu trúc nhân khẩu học của các quốc gia Nam Á được mô tả bằng hình ảnh kim tự tháp tuổi và giới tính của Ấn Độ, trong đó nhóm tuổi trẻ là lớn nhất. Gần 40% dân số khu vực này dưới 15 tuổi (đối với các quốc gia Nepal và Bangladesh, con số này lần lượt là 42% và 45%). Cấu trúc tuổi này gây áp lực lên việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, thực phẩm, bệnh viện và nhà ở cho thanh thiếu niên, tiêu tốn một phần lớn ngân sách quốc gia. Việc xem xét các kim tự tháp dân số đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá các xu hướng trong tương lai.

Khi dân số trẻ chuyển sang khung tuổi trưởng thành (có nghĩa là di chuyển vào nhóm tuổi lao động), các chương trình phúc lợi xã hội sẽ còn đối mặt với nhiều áp lực hơn. Các vấn đề như thất nghiệp, thiếu lương thực, mù chữ và điều kiện sống thấp tại các quốc gia này sẽ còn trầm trọng hơn. Tình trạng hiện nay đã rất nghiêm trọng, tuy nhiên, dự báo trong tương lai thậm chí còn tồi tệ hơn.

Dân số đông đi kèm với tình trạng nghèo đói (Ảnh: Reuters).

Nhìn chung, phần đông số dân trong độ tuổi lao động ở châu Á làm việc trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, công nghệ lạc hậu và môi trường không an toàn. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng lao động kém hiệu quả. Ví dụ, trên một trang trại điển hình hoặc một văn phòng nhà nước, có đến 5 hay nhiều lao động sẵn sàng làm công việc mà chỉ 2 người có thể thực hiện dễ dàng. Trong các nhà máy, nhiều hoạt động được xử lý thủ công bởi nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, hàng triệu người vẫn thất nghiệp.

Tại Indonesia, các chuyên gia nhân khẩu học đã cảnh báo về thời kỳ bùng nổ dân số sắp diễn ra. Nếu sự gia tăng dân số tiếp tục với nhịp độ cao thì Indonesia sẽ phải đối mặt với những vấn đề tồi tệ như tình trạng thiếu nhà ở, nước và lương thực, sự tàn phá thiên nhiên. Trong nhiều năm gần đây, quốc gia này đã phải nhập khẩu thực phẩm cơ bản bởi không đủ ruộng đất trồng lương thực.

Một vấn đề về dân số khác mà các quốc gia châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang phải đối diện, đó là tình trạng đô thị hóa nhanh. Trong thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa ở nhiều khu vực không thực sự mang lại cho người dân ở đó mức sống tốt hơn. Thậm chí, còn có lo ngại rằng, khu vực Đông Nam Á có thể sẽ bước vào thời kỳ mà đô thị hóa không song hành với tăng trưởng.

Đô thị hóa và tắc đường ở Việt Nam (Ảnh: BizLive).

Dự báo đến năm 2030, dân số đô thị ở khu vực này sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu người, đạt mốc 373 triệu. Các đô thị lớn ở Đông Nam Á có thể kể đến như Phnom Penh (Campuchia), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines), Bangkok (Thái Lan), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore (quốc đảo Singapore). Trong đó, Singapore dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế trong khu vực, đến mức quốc gia này được xếp vào cùng nhóm với các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia. Malaysia xếp sau với tốc độ đô thị hóa đạt 75%, tương đương với Hàn Quốc. Indonesia và Thái Lan cùng có tốc độ đô thị hóa là hơn 50%, trong khi Philippines đạt mức 45%.

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam mới đạt mức 33,6% trong khi Campuchia chỉ là 20,7%. Những con số này của Việt Nam và Campuchia là khá tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của hai quốc gia. Trong khi một số khu vực tại Đông Nam Á đã được đô thị hóa và phát triển nhanh thì một số khu vực khác vẫn còn chưa theo kịp sự chuyển dịch này. Tại Việt Nam, không khó để nhận ra quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến hàng loạt những vấn đề như ô nhiễm môi trường nước, không khí, giao thông quá tải, thiếu các cơ sở công cộng quan trọng như bệnh viện, trường học…

Dưới những áp lưc do tăng trưởng dân số, các quốc gia châu Á cần có những giải pháp cho các vấn đề nhân khẩu học. Các nước châu Á cũng cần mở rộng phạm vi và lợi ích của các hệ thống bảo trợ xã hội, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hưu trí công. Đây là vấn đề cần được tập trung khắc phục, nhất là đối với các quốc gia có mức độ quản lý, đóng góp và lợi ích phân chia lương hưu không phù hợp, thỏa đáng cho tầng lớp người già, người nghèo như ở Trung Quốc và Thái Lan.

Cải thiện năng suất lao động là điều kiện tiên quyết, tối quan trọng cần được chính phủ các quốc gia khẩn trương đề ra phương án thực hiện. Theo đó, các quốc gia châu Á có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách công nghệ và thực hiện chính sách đã được các nền kinh tế phát triển sử dụng, đơn cử là việc tận dụng tối đa sự phát triển và hỗ trợ của máy móc, robot…

Thêm vào đó, các kế hoạch nhằm tăng năng suất lao động cũng được xem là phương pháp tốt để tích lũy được nhiều lợi ích khác nhau. Nhờ đối sách này, các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ… có thể nâng cao năng suất lao động của người dân, để bù đắp và tiếp tục phát triển ổn định trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm.

Hồng Nhung

Soạn Bài: Bài Toán Dân Số

Bài toán dân số vốn là một vấn đề không mới. Tác giả đã nêu lên câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì từ khi khai thiên lập địa cho đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Nếu tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người khi mà mỗi con người trên Trái Đất này chỉ còn diện tích là 1 hạt thóc.

II. Bố cục

Văn bản Bài toán dân số có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bố cục của văn bản như trên.

Câu 2:

* Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản là: sự gia tăng dân số với tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế gia tăng dân số để có thể tồn tại.

* Điều đã làm tác giả “sáng mắt ra” là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.

Câu 3:

* Câu chuyện kén rể của nhà thông thái:

Làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, tạo sức hấp dẫn cho bài viết.

Nhấn mạnh vấn đề gia tăng dân số có từ thời cổ đại còn tồn tại tới thời hiện đại.

Tốc độ gia tăng dân số kinh khủng bằng hình ảnh số thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt trái đất”

Câu 4:

* Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích:

Thông báo rằng những nước chậm phát triển có tỷ lệ gia tăng dân số mạnh (phụ nữ các nước này sinh nhiều con).

Sự gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển kinh tế.

Mối quan hệ mật thiết giữa tốc độ gia tăng dân số với tốc độ phát triển kinh tế.

Đời sống xã hội kém dẫn đến tình trạng gia tăng dân số tăng vọt.

* Những nước thuộc châu Phi: Nê-pan, Ru-an-da, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Những nước châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.

* Những nước châu Phi, châu Á có tỉ lệ gia tăng dân số cao, nhưng nền kinh tế phát triển chậm và còn nhiều nước nghèo.

Câu 5:

Văn bản này mang đến cho chúng ta những hiểu biết về tình trạng gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, để từ đó, mỗi chúng ta có ý thức hơn và có những hành động thiết thực nhằm đẩy lùi tình trạng gia tăng dân số.

Theo chúng tôi

Soạn Văn 8: Bài Toán Dân Số

Bài 13 Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh BÀI TOÁN DÂN SỐ I. KIẾN THỨC Cơ BẢN Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con sô buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển. II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN Câu 1. Xác định bô cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần, riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ỷ lớn. Văn bản được chia làm ba phần: + Phần một: (từ đầu đến sáng mắt ra): Bài toán dân số được đặt ra từ thời Cổ đại. + Phần hai (tiếp đến ô thứ 31 của bàn cờ): Sự gia tăng khủng khiếp của dân số. Phần này gồm có 3 ý: Ý 1 (từ Đó là câu đến biết nhường nào): Câu chuyện về việc kén rể của một nhà thông thái. Ý 2 (từ bây giờ đến không quá 5%): Sự phát triển của dân sô" thế giới. Ý 3 (từ trong thực tế đến 31 của bàn cờ): Tỉ lệ sinh con của phụ nữ Á và châu Phi. + Phần 3 (còn lại): Lời kêu gọi hạn chế tăng dân sô". Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm cho tác giả "sáng mắt ra"? . + Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân sô" trên thê" giới với tô"c độ chóng mặt, loài người cần phải làm một việc gì đó để quyết định sự tồn tại của mình. + Điều làm cho tác giả "sáng mắt" là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý'nghĩa của một bài toán thời cổ đại. Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? + Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp sô" nhân của sô" thóc trên bàn cờ. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân sô" là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục. + Với sự so sánh độc đáo này, tác giả đã giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể về sự gia tăng ngày càng cao của dân số thế giới từ hai hạt thóc (hai người) đến phủ kín cả bề mặt trái đất khiến cho người đọc phải giật, mình kinh sợ. Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Ả và châu Phỉ em có thể rút ra kết luận gì? + Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Á và châu Phi tác giả báo động rằng tiềm lực sinh con ở phụ nữ các nước này là vô cùng mạnh, dân số thế giới đang dần đi tới chỗ vượt ra khỏi tậm kiểm soát của con người. + Các nước: An-Độ, Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a có tỉ lệ gia tăng dân số mạnh, đều là những nước nghèo, ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại. + Sự phát triển xã hội càng cao các nước tiên tiến thì tỉ lệ gia tăng dân số thấp (Anh, Pháp, Mĩ...). Ngược lại, ở các nước càng chậm phát triển thì sự gia tăng dân số lại càng cao. Câu 5. Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì? Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số ở trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Câu 1. Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số? + Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là nâng cao dân trí. ' + Bởi vì, "Giáo dục tức là giải phóng mở cánh cửa dần đến hòa bình công bằng và công lí". Tất cả trẻ em, tất cả phụ nữ phải được đến trường, dân trí sẽ giúp họ nhận thức được con đường cần đi; "hạn chế sinh đẻ tối đa" để mang lại cuộc sông hạnh phúc cho đứa con, cho bản thân và gia đình. Câu 2. Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhăn loại, nhất là dối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu? Sự gia tăng dân sô" có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đốì với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu là vì: + Dân số' phát triển kèm theo sự thiếu thôn về kinh tế dẫn tới đói nghèo. + Gia đình đông con ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ chu đáo dẫn tới sự thất học kém hiểu biết, càng kém hiểu biết dân số càng phát triển. + Sinh đẻ nhiều dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ, của thai nhi, tỉ lệ sinh đẻ nhiều dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ, của thai nhi, tỉ lệ bệnh tật và ảnh hưởng chất lượng sống. + Đất chật, người đông điều đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt của toàn nhân loại. Câu 3. So sánh số liệu: + Dân sô" trên thế giới mỗi năm tăng thêm 77.258.877 người, từ 2000 đến 2003 thời gian 3 năm dân sô' sẽ tăng: 77.258.877 X 3 (năm) = 231.776.621 người. + Như vậy gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam hiện nay. TƯ LIỆU THAM KHAO Cách nêu số liệu của tác giả còn toát lên một vấn đề khác không kém phần quan trọng là sự phát triển dân số vừa nhanh, vừa mất cân đối do tỉ lệ sinh nhiều con của phụ nữ các nước chậm phát triển ở châu Phi và châu Á sẽ ảnh hưởng đến tương laí của dân tộc và nhân loại. Logic của vấn đề là ở chỗ dân số và sự phát triển của đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số các nước châu Phi, châu Á bùng nổ đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa giáo dục không được nâng cao. Ngược lại, khi kinh tế, văn hóa, giáo dục kém phát triển, dân trí đã thấp lại càng thấp thì không thể không chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số. Chỉ khi nào dân trí được nâng cao, kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển, người dân - nhất là phụ nữ - mới tự giác hạn chế sinh đẻ, làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó chính là đáp án của "Bài toán dân số." ' (Nguyễn Mai Hoa, Đinh Quang Sáng)

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 2. Dân Số Và Gia Tăng Dân Số (Địa Lý 9) trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!