Bạn đang xem bài viết Bài 16: Gieo Trồng Cây Nông Nghiệp được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp
Câu hỏi trang 39 sgk Công nghệ 7: Em hãy nói rõ trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao?
Giải đáp:
– Yếu tố có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ là yếu tố khí hậu. Bởi vì: Khí hậu đảm bảo cho cây phát triển được tốt nhất. Nếu khí hậu không thuận lợi cây sẽ còi cọc và thậm chí cây còn không thể sống sót được.
Câu hỏi trang 40 sgk Công nghệ 7: Quan sát hình 27, em hãy nêu tên ưu, nhược điểm của các cách gieo hạt.
Giải đáp:
– Gieo vãi:
+ Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống.
+ Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc.
– Gieo hàng, gieo hốc:
+ Ưu điểm: Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều công.
Câu hỏi trang 40 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày mà em biết.
Giải đáp:
– Cây ngắn ngày: lúa, rau, ớt, cải,…
– Cây dài ngày: Xoài, mít, mãng cầu,…
Câu hỏi trang 41 sgk Công nghệ 7: Ngoài hai phương pháp gieo trồng nêu trên, người ta còn tiến hành trồng bằng phương pháp nào nữa? Em hãy điền vào vở bài tập tên cách trồng dưới các hình 28a, 28b.
Giải đáp:
– Trồng bằng củ. (Vd: hành, tỏi, khoai tây,… ).
– Trồng bằng cành, hom. (Vd: Rau muống, mía, khoai lang,… ).
Câu 1 trang 41 sgk Công nghệ 7: Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?
Giải đáp:
Gieo trồng đúng thời vụ sẽ đảm bảo được khí hậu, tình hình phát sinh sâu bệnh ở mỗi địa phương thích hợp nhất cho sự phát triển của từng loại cây trồng. Như vậy cây sẽ có những điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và sẽ cho năng suất tối đa tương ứng với tiềm năng của cây.
Câu 2 trang 41: Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào?
Giải đáp:
– Xử lý hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.
– Ở địa phương em có tiến hành xử lý hạt giống, thường xử lí theo cách ngâm bằng hóa chất.
Câu 3 trang 41: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?
Giải đáp:
– Gieo bằng hạt:
+ Ưu điểm: Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh.
+ Nhược điểm: Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau (có thể với phương pháp gieo theo hàng, hốc nhưng rất tốn công), độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến.
– Trồng cây con:
+ Ưu điểm: Đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.
+ Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao.
Bài trước: Bài 15: Làm đất và bón phân lót – trang 37 sgk Công nghệ 7 Bài tiếp: Bài 17: Thực Hành : Xử lí hạt giống bằng nước ấm – sgk Công nghệ 7
Giải Vbt Công Nghệ 7 Bài 16: Gieo Trồng Cây Nông Nghiệp
Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp I. Thời vụ gieo trồng (Trang 30 – vbt Công nghệ 7):
– Mỗi loại cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó gọi là “Thời vụ”.
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng
Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương.
Trong các yếu tố nêu trên, yếu tố có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ đó là thời vụ vì mỗi loại cây trồng đều sinh trưởng vào một thời vụ nhất định, nếu trái thời vụ cây trồng sẽ không khoẻ mạnh, dễ bị sâu, bệnh tấn công.
2. Các vụ gieo trồng
Đặc điểm khí hậu giữa các vùng miền nước ta rất khác nhau, tuy nhiên các vụ gieo trồng đều tập trung vào ba vụ trong năm: đông xuân, hè thu và vụ mùa.
– Kể tên
II. Kiểm tra và xử lí hạt giống (Trang 31 – vbt Công nghệ 7):1. Mục đích kiểm tra hạt giống
Hạt giống trước khi đem gieo phải kiểm tra một số tiêu chí nhất định, hạt giống tốt phải đảm bảo các tiêu chí sau đây, nếu phù hợp thì hạt mới được sử dụng
Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống những tiêu chí cần đạt:
2. Mục đích xử lí hạt giống
Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có hạt.
Em hãy điền các cách xử lí và cách tiến hành của nó vào bảng sau:
Cách xử lí
Cách tiến hành
1. Xử lí bằng nhiệt độ
Ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ, thời gian khác nhau.
2. Xử lí bằng hoá chất
Trộn hạt với hoá chất hoặc ngâm trong dung dịch chứa hoá chất.
III. Phương pháp gieo trồng (Trang 32 – vbt Công nghệ 7):1. Yêu cầu kĩ thuật: gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông, sâu.
2. Phương pháp gieo trồng
Các phương pháp
Loại cây áp dụng phương pháp gieo trồng
Tên một số loại cây mà em biết
Ưu điểm
Nhược điểm
Gieo bằng hạt
Cây trồng ngắn ngày Lúa, ngô, đỗ, rau
Nhanh, ít tốn công
Số lượng hạt nhiều, khó chăm sóc
Trồng cây con
Ngắn ngày và dài ngày
Cà phê, cao su, hồ tiêu, bắp, đậu phộng
Tiết kiệm hạt giống
Tốn nhiều công sức
– Phương pháp trồng khác:
+ H.28a: Trồng bằng củ
+ H.28b: Trồng bằng cành.
Trả lời câu hỏiCâu 1 (Trang 32 – vbt Công nghệ 7): Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ
Lời giải:
– Gieo trồng đúng thời vụ sẽ đảm bảo được khí hậu, tình hình phát sinh sâu bệnh ở mỗi địa phương thích hợp nhất cho sự phát triển của từng loại cây trồng. Như vậy cây sẽ có những điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và sẽ cho năng suất tối đa tương ứng với tiềm năng của cây.
Câu 2 (Trang 33 – vbt Công nghệ 7): Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thường xử lí theo cách nào?
Lời giải:
Mục đích: kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.
Liên hệ ở địa phương: có tiến hành xử lý hạt giống, thường xử lí theo cách ngâm bằng hóa chất.
Câu 3 (Trang 33 – vbt Công nghệ 7): Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật người ta đã sử dụng phương pháp trồng cây nào? Các loại rau được trồng theo phương pháp nói trên, theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được gọi là rau gì?
Lời giải:
– Phương pháp trồng rau khí canh.
– Đó gọi là rau sạch.
Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 7 (VBT Công nghệ 7) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Công Nghệ 7 Bài 16 Ngắn Nhất: Gieo Trồng Cây Nông Nghiệp
Mục tiêu cần đạt được của bài học:
– Học sinh hiểu được mục đích, quy trình và yêu cầu kỹ thuật làm đất trong trồng trọt.
– Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng.
– Biết khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.
– Hiểu mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp xử lý hạt giống.
– Biết được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con.
Hướng dẫn Soạn Công nghệ 7 Bài 16 ngắn nhấtCâu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 39:
Em hãy nói rõ trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao?
– Yếu tố có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ là yếu tố khí hậu.
– Khí hậu đảm bảo cho cây phát triển được tốt nhất. Nếu khí hậu không thuận lợi cây sẽ còi cọc và thậm chí có thể không sống sót được.
Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 40:
Quan sát hình 27, em hãy nêu tên ưu, nhược điểm của các cách gieo hạt.
+ Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống.
+ Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc.
– Gieo hàng, gieo hốc:
+ Ưu điểm: Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều công.
Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 40:
Em hãy kể tên loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày mà em biết.
– Cây ngắn ngày: lúa, rau, ớt, cải,…
– Cây dài ngày: Xoài, mít, mãng cầu,…
Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 16 trang 41:
Ngoài hai phương pháp gieo trồng nêu trên, người ta còn tiến hành trồng bằng phương pháp nào nữa? Em hãy điền vào vở bài tập tên cách trồng dưới các hình 28a, 28b.
– Trồng bằng củ. (Vd: hành, tỏi, khoai tây,…).
Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?
Gieo trồng đúng thời vụ sẽ đảm bảo được khí hậu, tình hình phát sinh sâu bệnh ở mỗi địa phương thích hợp nhất cho sự phát triển của từng loại cây trồng. Như vậy cây sẽ có những điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và sẽ cho năng suất tối đa tương ứng với tiềm năng của cây.
Câu 2 trang 41 sgk Công nghệ 7: Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào?
– Xử lý hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.
– Ở địa phương em có tiến hành xử lý hạt giống, thường xử lí theo cách ngâm bằng hóa chất.
Soạn Bài 2 trang 41 ngắn nhất:
Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào?
– Xử lý hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.
– Ở địa phương em có tiến hành xử lý hạt giống, thường xử lí theo cách ngâm bằng hóa chất.
Soạn Bài 3 trang 41 ngắn nhất:
Em hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?
– Gieo bằng hạt:
+ Ưu điểm: Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh.
+ Nhược điểm: Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau (có thể với phương pháp gieo theo hàng, hốc nhưng rất tốn công), độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến.
– Trồng cây con:
+ Ưu điểm: Đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.
+ Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao.
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 16 tuyển chọnA. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 2: Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:
A. Khí hậu.
B. Loại cây trồng.
C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương.
D. Cả 3 đáp án trên.
Giải thích : (Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:
– Khí hậu.
– Loại cây trồng.
– Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương – SGK trang 39)
Câu 3: Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Tháng 4 đến tháng 7.
B. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. Tháng 9 đến tháng 12.
D. Tháng 6 đến tháng 11.
Câu 4: Các vụ gieo trồng trong năm ở nước ta tập trung vào các vụ sau, trừ:
A. Vụ đông xuân.
B. Vụ hè thu.
C. Vụ chiêm.
D. Vụ mùa.
Câu 5: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:
A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
B. Không có sâu, bệnh.
C. Kích thước hạt to.
D. Tất cả đều đúng.
Giải thích : (Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:
– Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
– Không có sâu, bệnh.
– Kích thước hạt to – SGK trang 39)
Câu 6: Có mấy cách xử lý hạt giống?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 7: Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian:
A. 3 giờ.
B. 4 giờ.
C. 5 giờ.
D. 6 giờ.
Câu 8: Có mấy phương pháp gieo giống?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Giải thích : (Có 2 phương pháp gieo giống: gieo bằng hạt và trồng cây con – SGK trang 40)
Câu 9: Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là:
A. 1 kg hạt : 1g TMTD
B. 1 kg hạt : 2g TMTD
C. 2 kg hạt : 1g TMTD
D. 1 kg hạt : 3g TMTD
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp trồng cây thủy canh, trừ:
A. Cây được trồng trong dung dịch chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
B. Phần lớn rễ cây nằm trên giá đỡ nằm ngoài dung dịch.
C. Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng.
D. Thường được áp dụng ở những nơi đất trồng hiếm.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp trong SGK Công nghệ 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.
Giáo Án Môn Công Nghệ 7 Tiết 16: Gieo Trồng Cây Nông Nghiệp
I. Mục tiêu cần đạt
– Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.
– Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lý hạt giống.
– Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con.
* Trọng tâm: phần III.
– Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế địa phương.
– Vận dụng kiến thức về kiểmtra, xử lí hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng.
Tuần 16.Tiết 16 Ngày dạy: / /13. BÀI 16 : GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lý hạt giống. - Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con. * Trọng tâm: phần III. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế địa phương. - Vận dụng kiến thức về kiểmtra, xử lí hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng. 3. Thái độ: - Có ý thức và hứng thú trong học tập cũng như trong lao động. - Có ý thức bảo vệ môi trường đất trồng. II. Chuẩn bị của GV và HS + GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK và SGV. - Phóng to hình 25 ; 26 - SGK + HS: - Đọc trước nội dung bài học III. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút) - Em hãy nêu các công việc làm đất và công dụng của từng công việc? - Ở địa phương em đã tiến hành làm đất và bón phân lót cho cây bằng cách nào? 3. Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 8 phút 7 phút 15 phút I. Thời vụ gieo trồng Thời vụ là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây. 1.Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng: Thời vụ được xác định dựa vào các yếu tố : Khí hậu ; loại cây trồng ; sâu, bệnh 2. Các vụ gieo trồng: Gồm 3 vụ: vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ mùa. II. Kiểm tra và xử lí hạt giống 1. Mục đích kiểm tra hạt giống: Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo 2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống: - Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt. - Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ và hóa chất làm cho hạt nảy mầm nhanh III. Phương pháp gieo trồng 1. Yêu cầu kĩ thuật: Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ khoảng cách và độ nông sâu 2. Phương pháp gieo trồng: Khi trồng trọt phải áp dụng phương pháp gieo trồng phù hợp với từng loại cây. Có 2phương pháp: gieo bằng hạt và trồng bằng cây con. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng Đọc thông tin trong SGK và Em hãy cho biết 1. Thời vụ là gì ? 2. Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng ? 3.Trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tính quyết định nhất ? Vì sao ? 4. Ở nước ta có những vụ gieo trồng nào ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu kiểm tra, xử lí hạt giống Kiểm tra, xử lí hạt giống là những công việc chuẩn bị rất cần thiết song song với việc chuẩn bị đất nhằm đảm bảo cho việc gieo trồng cây được chủ động. Vậy Em hãy cho biết : 1 Kiểm tra hạt giống để làm gì ? 2. Kiểm tra hạt giống theo tiêu chí nào ? 3.Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì ? 4. Nêu tên các phương pháp xử lí hạt giống và cho biết phương pháp nào là phổ biến nhất ? 5. Khi xử lí hạt giống phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì ? Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gieo trồng Đọc thông tin trong SGK và Em hãy cho biết : 1. Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu nào ? 2. Mật độ gieo trồng là gì ? 3. Mật độ gieo trồng phụ thuộc vào các yếu tố nào ? 4. Độ nông sâu phụ thuộc vào yếu tố nào ? Cho ví dụ? Quan sát các hình 27 - 28 SGK và trả lời các câu hỏi : 1. Có mấy phương pháp gieo trồng ? 2.Phương pháp gieo hạt áp dụng cho loại cây trồng nào? 3. Quan sát hình 27 . Em hãy nêu tên và ưu nhược điểm của từng cách gieo ? 4.Phương pháp trồng bằng cây con áp dụng cho loại cây trồng nào ? 5. Hãy thực hiện bài tập đối với hình 28 và cho ví dụ cụ thể Tìm hiểu và trả lời : 1 Thời vụ là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây. 2. Dựa vào các yếu tố : Khí hậu ; loại cây trồng ; sâu, bệnh 3. Yếu tố khí hậu có tính quyết định nhất vì mỗi loại cây đều đòi hỏi phải có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp 4. Thực hiện bài tập trang 39 1. Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo 2. Các tiêu chí như : - Tỉ lệ nảy mầm cao - Không có sâu, bệnh - Độ ẩm thấp - Sức nảy mầm mạnh - Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại. 3.Vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt. 4. Xử lí bằng nhiệt độ và xử lí bằng hóa chất. Trong đó phương pháp xử lí bằng nhiệt độ là phổ biến nhất. 5. Xử lí bằng nhiệt độ phải đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian ngâm. Xử lí bằng thuốc phải đảm bảo loại thuốc, khối lượng thuốc và thời gian ngâm Tìm hiểu và trả lời : 1 Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ khoảng cách và độ nông sâu 2. Là số lượng cây, số hạt giống gieo trồng trên một đơn vị diện tích đất nhất định 3. Giống cây, loại đất và điều kiện thời tiết. 4. Tùy loại cây. Hạt lớn gieo sâu, hạt bé gieo cạn 1. Có 2 cách : Gieo hạt và trồng bằng cây con 2. Áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày 3. Cách gieo Ưu điểm Nhược điểm 27a Gieo vãi Nhanh, ít tốn công Số lượng hạt nhiều chăm sóc khó khăn 27b,c Gieo hàng, hốc Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng Tốn nhiều công 4. Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày 5. 28a. Trồng bằng củ VD : Trồng bạc hà, môn, . . . 28b Trồng bằng cành, hom VD : Trồng mía, mì , . . IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Tổng kết bài học: ( 4 phút) - HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết. - nhận xét, đánh giá chung tiết học. 2. Công việc về nhà: ( 2 phút) - Học bài. - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. + Biết được mục đích và nội dung của các biện pháp tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước. Tuần 17 .Tiết 17 Ngày dạy: / /1. BÀI 17: THỰC HÀNH: XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lí hạt giống bằng nước ấm. - Thực hiện đúng qui trình và đúng kĩ thuật trong từng bước để lọc và xử lí hạt giống cĩ hiệu quả. - Giúp gia đình xử lí thành cơng hạt giống lúa, ngơ, trước khi gieo trồng. * Trọng tâm: phần II 2. Kĩ năng: - Lọc, rửa hạt giống, pha nước và kiểm tra đúng nhiệt độ nước, ngâm hạt lúa ngơ đúng kĩ thuật. - Chuẩn bị được dụng cụ và xử lí được hạt giống lúa, ngơ bằng nước ấm đúng kĩ thuật. 3. Thái độ: - Ý thức làm việc cĩ khoa học, chính xác. - Tích cực cùng gia đình xủa lí hạt giống như lúa, ngơ trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và gĩp phần phịng trừ sâu, bệnh hại. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. 2. Học sinh: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp. (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (3') -Thế nào là đảm bảo khoảng cách và độ nơng sâu? -Cĩ mấy phương pháp gieo trồng? 3. Bài mới: TG Nội dung HS ghi Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 2' 5' 8' 18' 3' I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết (SGK) II. Quy trình thực hành (SGK) - Bước 1 (SGK) - Bước 2 (SGK) - Bước 3 (SGK) - Bước 4 (SGK) III. Thực hành IV. Đánh giá kết quả Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành. - GV phân chia nhĩm. - Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt: biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm, làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy trình Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Phân cơng và giao nhiêm vụ cho các nhĩm Hoạt động 3: Thực hiện quy trình thực hành. - GV cho HS quan sát hình. - Thao tác mẫu cho HS quan sát - Gọi 1-2 HS thao tác lại - Gọi đại diện nhĩm khác nhận xét - GV cho HS thực hành Hoạt động 4: Đánh giá kết quả: - HS thu dọn vật liệu. - Các nhĩm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát được. GV nhận xét sự chuẩn bị, quá trình thực hành và kết quả thực hành của các nhĩm- cho điểm - HS phân chia nhĩm. - Để vật liệu và dụng cụ lên bàn cho GV kiểm tra - Nhận nhiệm vụ phân cơng. - HS quan sát hình. - HS quan sát thao tác của GV - HS thao tác lại - HS đại diện nhĩm khác nhận xét - HS thực hành theo hướng dẫn của GV - HS thu dọn vật liệu. - Các nhĩm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát được. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: (2') đánh giá tiết thực hành 2. Dặn dị: (3') - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài tiếp theo: + Đọc trước nội dung bài.Kỹ Thuật Gieo Trồng Cây Mướp Cho Năng Suất Cao
Thời vụ trồng mướp hương: Ở miền Nam có 2 vụ chính mướp hương chính là Đông Xuân và Xuân Hè. Ở miền Bắc vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Với vị ngọt, tính bình, mướp giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả.
Phương pháp gieo trồng cây mướp cho năng suất cao Đặc tính của cây mướpMướp là một loài dây leo, có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Thân cây có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính từ 15 – 25 cm. Hoa có màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả thường có chiều dài 25 cm đến 100 cm. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường gân xanh, chạy dọc theo chiều dài quả.
Khi quả chín, quả chỉ còn lại khối xơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước xơ sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm, rửa bát. Quả mướp ta không có mùi thơm như quả mướp hương. Mướp ta cho quả to, vỏ màu xanh xẫm. Mướp thường được trồng vào mùa xuân. Nông dân thường trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát. Ngoài ra, mướp còn được dùng làm thuốc.
Cây mướp có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản và không yêu cầu cách chăm sóc cầu kỳ.
Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu. Theo đông y, quả mướp có vị ngọt, thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở, sưng đau nhức và bổ khí an thai.
Quy trình gieo trồngNgâm hạt giống mướp hương trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh, trong vòng từ 4 – 6 tiếng. Sau khi ngâm xong thì vớt ra, rửa sạch sau đó đem ủ vào khăn ẩm, trong khoảng thời gian 36 – 48 tiếng, khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo trồng.
Chuẩn bị đất trồng cây mướp hương, phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Có thể mua đất trộn sẵn Fusa hoặc Tribat tại các cửa hàng bán hạt giống hoặc trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế (theo tỉ lệ 50 – 50), thêm chút vỏ trấu lên trên bề mặt đây khi gieo hạt.
Gieo hạt mướp hương xuống đất với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất. Tùy vào kích thước chậu trồng cây mà để cho số lượng hạt cho phù hợp. Với chậu có kích thước 20cm thì gieo khoảng 3 hạt/chậu. Lưu ý chọn ngày nắng ấm để gieo hạt như vậy hạt sẽ chóng nảy mầm.
Kỹ thuật trồng câyNgười dân cần làm đất kỹ, lên luống rộng 2,5m, bón lót 18 – 20 tấn phân chuồng, 120kg lân và 30kg kali/ha. Sau đó, người trồng phải rạch hàng trên luống (mỗi luống chỉ trồng 1 hàng) rồi tra hạt, cách 30cm tra một khóm 2 – 3 hạt, về sau tỉa đi để lại một khóm 2 cây, giữ với mật độ 7.000 – 10.000 cây/ha.
Người dân có thể trồng cây mướp cho gia đình bằng cách áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây cơ bản.
Việc tỉa cây, bón thúc, xới vun cần được thực hiện cho đến lúc mướp leo kín giàn khoảng 2 tháng. Nếu chỉ bón thúc cho mướp khi cây sinh trưởng xấu, kém vì mướp rất hay bị lốp phân, tức là chỉ leo kín giàn mà không cho quả. Lượng phân bón thúc cho 1ha mướp bao gồm: NPK 300kg, urê 200kg và kali 30kg, chia đều lượng phân cho nhiều lần bón. Cây được 20 ngày cần được bón thúc bằng nước phân pha loãng.
Sau đó, cứ 20 ngày người chăm cây lại bón thúc cho cây một lần nhằm vào giữa hai kỳ hoa tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa quả. Khi mướp mọc được 2 – 3 lá thật, người trồng phải chuẩn bị làm giàn cho mướp. Cây cao 20cm cần được cắm mỗi hốc 1 cây dóc để mướp leo lên giàn. Giàn mướp nên được làm kiểu mái bằng. Hệ thống giàn cần được làm vững chắc, giàn cao 2 m, bắt dây bò đều trên giàn. Khi mướp đã lên giàn, người dân nên tỉa bỏ hết lá ở gốc cho thoáng.
Nếu mướp bị lốp lá xanh đen, ít quả do thừa đạm, người trồng cần lấy mũi dao sạch rạch đôi đoạn thân cách mặt đất 1m, cuốc lật đất sâu 20cm, cách gốc 1m, bón mỗi gốc 1 – 2kg kali clorua, mướp sẽ bị chột và sai hoa, nhiều quả sau khi xử lý 20 – 30 ngày.
Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch từ 80 – 100 ngày, thời gian thu hoạch có thể kéo dài cho đến tháng 9. Năng suất trung bình của mướp có thể cho từ 40 – 50 tấn/ha. Quả để giống phải là quả to, không sâu bệnh, từ quả thứ 2 – 3 trở lên, người trồng để quả già trên cây như bầu, phơi thêm rồi gác lên gác bếp, lấy hạt cho vụ sau.
Chế độ chăm sóc
Chế độ tưới nước: dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng nước, mương tưới bị đọng nước lâu quá 10 giờ phải khai thông thoát nước. Do đó đất cần phải được thoát nước tốt. Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ bốc thoát hơi nước, độ ẩm của đất.
Làm cỏ: nhổ cỏ xung quanh gốc mướp bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ như Onecide.
Làm cỏ dưới mương tưới: có thể làm cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ Gramoxon hoặc NuFarm. Phun các loại thuốc này cần phải dùng loa che béc phun để tránh thuốc dính vào lá hoặc thân cây mướp khỏi bị cháy hoặc chết khô.
Hệ thống giàn mướp theo kỹ thuật trồng cây cơ bản cho năng suất cao.
Phòng trừ sâu bệnh Sâu – vật phá hại
Các loại côn trùng phá hại quan trọng và cách phòng trừ như sau:
Chuột: Cắn phá hạt lúc gieo dùng thuốc chuột Phosphure kẽm, Clerat, bẫy hoặc sau khi gieo nên phun thuốc trừ sâu có mùi hôi làm chuột không dám đến gần
Dế, sâu đất, sùng đất: Ăn đứt rễ mầm hạt giống, đọt non, cây non, xử lý Basudin hạt vào đất 10 – 15 kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng),rải 20 – 30 hạt Basudin/hốc sau khi gieo
Bọ rùa: Ăn lá non, đọt non, phun Peran, Cyperin….
Sâu vẽ bùa (dòi đục lòn): Sâu đục lòn dưới lớp biểu bì, làm lá dễ bị khô cháy, nhiễm bệnh dẫn đến thất thu năng suất, xử lý: Thianmectin 0.5 ME
Sâu xanh, sâu ăn tạp: Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái mướp suốt từ cây con đến thu hoạch, xử lý: Thianmectin 0.5 ME, Peran, Amate
Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông: Chích hút nhực đọt non, lá non làm cây kém phát triển dẫn đến năng suất kém, xử lý: Oncol, Confidor, Decis…
Rầy trắng, rầy xanh: Chích hút nhựa, truyền bệnh virus làm cây không phát triển. Xử lý: Mospilan, Oncol, Thianmectin 0.5 ME + Dầu khoáng
Hiện tượng sâu vẽ bùa trên lá mướp.
Bệnh
Bệnh thối cổ rễ: Vết bệnh xuất hiện tiếp giáp với mặt đất giữa rễ và thân. Phòng trừ: No Mildew 25 WP, Bảo Đắc tưới rễ, Marthian 90 SP
Cháy lá, đốm lá: Trên lá xuất hiện những đốm bệnh màu nâu đến màu xám. Xử lý: Than M 80WP, hoặc Bavisan 50 WP + No Mildew 25WP
Thán thư và đốm lá do vi khuẩn: Các đốm bệnh xuất hiện trên lá già, nếu bệnh nặng có thể lây lan qua trái. Xử lý: Marthian 90 SP, No Mildew 25 WP, Thane M 80WP,…
Sương mai: Đốm bệnh xuất hiện trên lá khi ẩm độ khho6ng khí cao, nếu bị nặng có thể thất thu năng suất. Xử lý: Thane M 80WP, Amikta…
Bệnh héo xanh: Khi ẩm độ đất cao, nấm bệnh dễ xâm nhập vào rễ, làm cho cây chết héo đột ngột. Trồng trên đất thoát nước tốt, phun thuốc Marthian 90 SP…
Công Nghệ 10 Bài 6: Ứng Dụng Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Tế Bào Trong Nhân Giống Cây Trồng Nông, Lâm Nghiệp
Tóm tắt lý thuyết
Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp và vô trùng để chúng tiếp tục phân bào, biệt hóa thành mô, cơ quan để phát triển thành cây mới.
Môi trường dinh dưỡng:
Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P
Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu
Đường: Glucozơ, Saccarozơ
Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin
Hình 1. Minh họa quá trình nuôi cấy mô tế bào
1.2.1. Tính toàn năng của tế bào
Tế bào chứa hệ gen qui định loài đó, mang toàn bộ lượng thông tin của loài
Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh
Hình 2. Sơ đồ thể hiện tính toàn năng tế bào thực vật
1.2.2. Khả năng phân hóa và phản phân hóaHình 3. Sơ đồ quái trình phân hóa và phản phân hóa tế bào
Phân hóa tế bào: là quá trình từ tế bào phôi sinh biến đổi thành tế bào chuyên hóa đảm bảo các chức năng khác nhau
Phản phân hóa tế bào: Là quá trình chuyển tế bào chuyên hóa về tế bào phôi sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ
1.3.1. Qui trìnhHình 4. Qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy
Chọn mẫu tốt, không bị nhiễm bệnh
Cách làm:
Chọn cây mẹ khỏe, sạch bệnh
Chọn mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ, bộ phận non
Bước 2: Khử trùng
Mẫu và dụng cụ được tẩy rửa, khử trùng
Cắt đỉnh sinh trưởng thành phần tử nhỏ, tẩy rửa, khử trùng ở buồng vô trùng
Bước 3: Tạo chồi
Môi trường dinh dưỡng:
Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P
Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu
Đường: Glucozơ, Saccarozơ
Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin
Để phát triển thân cành cho chồi trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung Cytokinin hoạt hóa tạo chồi
Bước 4: Tạo rễ
Khi chồi đạt tiêu chuẩn về chiều cao, số lá thì chuyển sang môi trường tạo rễ, bổ sung chất kích thích auxin, IBA…
Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng
Chuyển cây sang môi trường thích ứng gần giống với môi trường tự nhiên về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…
Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm
Khi cây đủ chiều cao, thân lá thì chuyển cây ra vườn ươm
1.3.2. Ý nghĩa
Nhân với số lượng lớn, trên quy mô công nghệ
Sản phẩm sạch bệnh và đồng nhất về di truyền
Hệ số nhân giống cao
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 16: Gieo Trồng Cây Nông Nghiệp trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!