Bạn đang xem bài viết 7 Bước Xử Gọn Business Case Theo Mô Hình Problem được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
*McKinsey & Company là một trong những tập đoàn tư vấn doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Mô hình 7 bước giải quyết vấn đề là gì?
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước đầu tiên – nền tảng quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vấn đề – lại là bước thường xuyên bị bỏ qua nhất. Đứng trước một câu hỏi, ta dễ dàng sa đà vào những giả thuyết mà bản thân tự đặt ra, thay vì ngồi lại và phân tích chính xác vấn đề cần phải giải quyết. Nếu đề bài yêu cầu đề ra giải pháp cho một case study, ta cần làm rõ: “Công ty này đang gặp vấn đề gì?”
Sau khi đã xác định được vấn đề chính mà đề bài yêu cầu, hãy viết lại câu nhận định vấn đề (problem statement) một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Câu nhận định vấn đề có thể là một câu khẳng định hoặc một câu hỏi. Một câu nhận định vấn đề tốt sẽ đi đúng vào trọng tâm, không lan man và phải sâu sắc, không chỉ nhắc lại thực tế (facts) mà đề bài đưa ra.
Bước 2: Phân tách vấn đề
Sau khi đã xác định được chính xác câu hỏi lớn cần giải quyết, ta cần phân tách từng lớp vấn đề và phát triển các giả thuyết có khả năng xảy ra. Ở bước này, ta sẽ tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Những yếu tố nào tạo nên vấn đề chính đó?” Mọi vấn đề đều có thể chia thành các nhánh nhỏ hơn bằng cách sử dụng dạng biểu đồ cây logic (logic tree). Một ví dụ về logic tree:
Ta sẽ bẻ nhỏ câu nhận định vấn đề ở bước 1 thành các nhánh với nhiều tầng khác nhau. Càng phân tích sâu, vấn đề sẽ càng chi tiết và đơn giản hơn. Cây logic sẽ được sử dụng để đưa ra các giả thuyết thay thế cho câu trả lời trong giai đoạn bắt đầu. Có thể thấy, bằng cách đào sâu từng lớp vấn đề và đặt ra các câu hỏi chi tiết, quá trình tư duy của ta sẽ trở nên khoa học và logic hơn.
Bước 3: Sắp xếp vấn đề theo thứ tự ưu tiên
Điều tiếp theo cần làm sau khi đã chẻ nhỏ vấn đề là ‘tỉa bớt cây’ logic – ta phải xác định: “Vấn đề nào là quan trọng nhất hoặc đem lại tác động lớn nhất đến kết quả cuối cùng?”. Sau đó hãy sắp xếp các vấn đề theo thứ tự ưu tiên. Trong thực tế, ta sẽ không có đủ thời gian và nguồn lực để tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề đã được liệt kê.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch làm việc
Điều cần thiết nhất trong quá trình giải quyết vấn đề chính là cách thực thi. Để liên kết những vấn đề và giả thuyết mà ta đã thu thập được ở ba bước đầu tiên với phân tích thực tế, ta cần phát triển một kế hoạch làm việc khoa học, hoặc phân công nhiệm vụ nếu bạn đang làm việc trong một nhóm. Các nhiệm vụ trong bản kế hoạch cần gắn liền với kết quả cụ thể và ngày hoàn thành. Hãy bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi: “Phân bổ công việc như thế nào để đạt được hiệu suất lớn nhất?”
Bước 5: Nghiên cứu phản biện
Ở bước này, ta sẽ nghiên cứu và thu thập kiến thức thực tế để giải quyết các vấn đề, đồng thời phải tránh những thành kiến nhận thức (cognitive biases). Nói một cách đơn giản hơn, trong quá trình khai thác những dữ kiện đã tìm được ở các bước trên, ta phải luôn giữ một góc nhìn khách quan và không bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân. Hãy luôn luôn đặt ra những câu hỏi mang tính phản biện như: “Ta đang cố chứng minh/ bác bỏ luận điểm gì?” để không đi chệch hướng. Mỗi vấn đề lại có cách giải quyết và nguyên nhân cốt lõi khác nhau. Một cách tiếp cận đa chiều sẽ giúp loại bỏ tính thiên vị và hỗ trợ tìm ra mối liên kết giữa các dữ liệu đã có.
Bước 6: Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi nghiên cứu xong, làm thế nào để rút ra được các insights có ích cho câu hỏi đầu bài? Kết quả phân tích nên được tổng hợp thành một cấu trúc logic để dễ dàng kiểm tra độ chính xác, đồng thời thuyết phục được người khác rằng bạn có một giải pháp logic. Luôn đặt câu hỏi ‘Nếu vậy thì sao?’ (‘So what?’) cho đến khi bạn tìm ra được câu trả lời thích hợp và chặt chẽ nhất.
Bước 7: Đề xuất giải pháp hiệu quả nhất
Cuối cùng, ta cần liên kết giải pháp của mình với vấn đề được đặt ra ban đầu. Điều quan trọng nhất ở bước này chính là kỹ năng kể chuyện (storytelling). Giải pháp của bạn cần được trình bày một cách khéo léo, dễ hiểu và hấp dẫn. Hãy kể một câu chuyện khiến bất kỳ ai nghe đều cảm thấy bị thuyết phục và thu hút.
Áp dụng mô hình 7 bước vào Case study
Bước 1: Xác định vấn đề
Một câu nhận định vấn đề như ‘Nhà máy lọc dầu Oilco có nên cải thiện tình thế hiện tại?’ sẽ bị coi là quá mơ hồ, không thể tạo ra hành động cụ thể nào; trong khi một câu nhận định như ‘Nhà máy lọc dầu Oilco có nên được tái cơ cấu quản lý để tăng lợi nhuận?’ sẽ bị đánh giá là quá chung chung.
Thực tế, trong trường hợp này, một câu nhận định vấn đề tốt nên được trình bày như sau : “Oilco có thể tăng lợi nhuận thêm 40 triệu đô mỗi năm thông qua hợp lý hóa chi phí và cải thiện quá trình vận hành hay tái cơ cấu tài sản/quyền sở hữu?”
Bước 2: Phân tách vấn đề
Bước 3: Sắp xếp vấn đề theo thứ tự ưu tiên
Ở bước này, ta cần cắt bớt những vấn đề không thể giải quyết, hoặc những vấn đề không quan trọng, không trực tiếp ảnh hưởng đến yêu cầu của đề bài. Trong trường hợp của nhà máy lọc dầu Oilco, những vấn đề có khả năng bị loại bỏ sẽ là: ‘Cắt giảm chi phí trong việc vận hành của các ngành hàng khác’ hay ‘Tái cơ cấu quyền sở hữu doanh nghiệp’.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch làm việc
Nếu bạn làm việc trong một nhóm, hãy phân loại từng vấn đề thành những phần việc khác nhau. Để nghiên cứu hoàn chỉnh một vấn đề nhỏ như: ‘Điều gì khiến hiệu suất đi xuống?’, hãy đặt ra một kế hoạch phân tích như sau:
Giả thuyết: Chỗ đứng trên thị trường ngách của công ty không lung lay, nhưng chi phí hoạt động và chi phí vốn đều tăng trưởng nhanh hơn lợi nhuận.
Phân tích:
Đánh giá chi phí theo từng thành phần trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1992
Xem xét kế hoạch chi phí vốn
Áp dụng vào thực tiễn ngành
Tiến hành:
Chia ra từng nguồn nghiên cứu
Phân từng đầu việc cho các thành viên trong nhóm
Bước 5: Nghiên cứu phản biện
Bước 6: Tổng hợp kết quả phân tích
Ở bước này, ta có thể trình bày đáp án cuối cùng dưới dạng sơ đồ kim tự tháp. Ở trên cùng, hãy tóm tắt giải pháp chỉ trong một câu ngắn gọn như: ‘Oilco nên trở thành một nhà điều hành chi phí thấp trong thị trường ngách này bằng cách cắt giảm tốc độ tăng trưởng chi phí xuống X phần trăm/1 năm.’ Sau đó tách nhỏ giải pháp thành những luận điểm chính và liệt kê ra các luận chứng hỗ trợ cho những luận điểm chính đó.
Bước 7: Đề xuất giải pháp hiệu quả nhất
Bước cuối cùng là tổng hợp bài làm dưới dạng một câu chuyện thật logic và khoa học. Ví dụ trong slide mở đầu, ta có thể giới thiệu rằng; ‘Nhà máy lọc dầu Oilco đang đứng trên một thị trường ngách có tiềm năng. Song, chi phí hoạt động và chi phí vốn đều tăng trưởng nhanh hơn lợi nhuận.’ Hãy nhớ luôn trình bày nhận định của bạn kèm theo dẫn chứng và những con số, dữ liệu thực tế để khiến bài làm trở nên thuyết phục hơn.
Tạm kết
Không chỉ dùng để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, mô hình 7 bước của McKinsey hoàn toàn có thể được sử dụng cho những vấn đề mà ta gặp thường ngày, như là “Mình nên theo ngành nghề nào?” hay “Phải làm gì để học giỏi hơn?”.
Trong thực tế, ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cá nhân, từ đơn giản đến phức tạp. Bằng cách giải quyết vấn đề logic và khoa học thông qua từng bước, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang gặp phải, các nguyên nhân sâu xa gây nên vấn đề đó và mình nên giải quyết vấn đề này như thế nào. Trái với định kiến cho rằng thực hiện 7 bước cố định đã được cho sẵn là một phương pháp cứng nhắc, mô hình giải quyết vấn đề này sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn sáng tạo hơn về bức tranh toàn diện – điều thường khó xảy ra khi bạn giải quyết vấn đề một cách ngẫu hứng.
Bài viết bởi Caseinterview – biên dịch bởi Tomorrow Marketers
Khoá học Data Analysis – Phân tích dữ liệu cho quyết định chiến lược
Khoá học Data Analysis for Decision Making được Tomorrow Marketers thiết kế phối hợp cùng các giảng viên là giám đốc, quản lý cấp cao tại các tập đoàn, nội dung khoá học tập trung truyền đạt tư duy phân tích số liệu, nhằm giúp các Marketers trẻ tự tin làm việc với số liệu để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những quyết định chính xác nhằm cải thiện tình hình kinh doanh.
Khóa học Marketing Foundation – Tư duy Marketing chuẩn đa quốc gia
Khoá học Marketing Foundation xây dựng dựa trên quy trình Marketing thực tế đang áp dụng tại các tập đoàn đa quốc gia, cung cấp tư duy marketing bài bản, hệ thống hoá kiến thức chuyên môn để giải quyết các bài toán về Marketing, các vấn đề kinh doanh trong thực tế – hứa hẹn một khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp Marketing chuyên nghiệp.
Case Study Là Gì? 7 Bước Viết Business Case Giúp Tăng Chuyển Đổi
Chắc hẳn bạn đã từng nghe Case study là gì nhưng bạn đã thật sự hiêu về nó?
Case study là cách tuyệt vời để chuyển đổi lead thành khách hàng thực sự. Công cụ này sẽ xây dựng uy tín cho thương hiệu. Chứng minh sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề của người dùng. Và cho khách hàng tiềm năng thấy họ sẽ được trải nghiệm những gì khi sử dụng dịch vụ của bạn.
Nhưng cụ thể khái niệm case study là gì? Trong bài viết này, tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Tuy nhiên, một format content cho case study hiệu quả cần đáp ứng những yếu tố sau đây.
Tất tần tật những điều cần biết case studies là gì (hay business case là gì) để nghiên cứu hiệu quả
7 bước đơn giản để tạo case study từ đầu đến cuối
Nhiều ví dụ về case study và template tha hồ chọn lựa
Case study là gì?
Case study là bảng phân tích một dự án, chiến dịch hoặc công ty trong đó làm rõ hoàn cảnh, đề xuất giải pháp, hành động cụ thể và xác định những yếu tố quyết định thành bại.
Case study được định dạng nội dung như thế nào trong marketing?
Case study thường được format dưới dạng:
PDF download: hình thức này có thể nói là phổ biến nhất
Trang web: Website công ty thường thêm phần này vào câu chuyện khách hàng
Slidedeck: Slide thuyết trình cũng có thể hiệu quả trong trường hợp này
Video: Nếu có thể, quay một video chất lượng cao cũng là ý tưởng không tồi
Dù sao thì nội dung bên trong vẫn có chức năng quan trọng hơn hình thức. Về nội dung, bạn nên đảm bảo các yếu tố sau:
7 Bước triển khai case study là gì? Và ứng dụng làm content marketing cho doanh nghiệp
Sau khi nắm rõ khái niệm case study là gì rồi, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm cách để triển khai case study làm content marketing cho việc kinh doanh.
Để tôi giải thích cụ thể cho bạn.
Bước 1: Tìm kiếm đối tượng mà case study hướng tới
Nếu bạn hiểu case study là gì thì Bước đầu tiên của mọi quá trình viết case study là quyết định bạn muốn viết về đối tượng nào. Đó có thể là tổ chức kinh doanhcủa bạn hoặc khách hàng.
3 yếu tố cần cân nhắc:
Để có được thông tin này, hãy:
Bước 2: Cần sự đồng ý của khách hàng trước khi viết case study về họ
Nếu bạn muốn dùng câu chuyện của khách hàng trong case study, bạn cần phải hỏi ý kiến của họ và được họ đồng ý.
Viết sẵn thư xin phép
Nếu cần tạo nhiều case study thì bạn nên viết sẵn thư xin phép khách hàng để tiết kiệm thời gian. Trong thư cần nói rõ:
Case study sẽ được thực hiện như thế nào?
Khách hàng sẽ nhận được gì từ case study?
Một số trường hợp còn phải yêu cầu khách hàng kí vào giấy cam kết là cho phép công ty được sử dụng thông tin của họ nhằm tránh những tranh chấp về sau.
Bước 3: Gửi khách hàng bảng câu hỏi sơ bộ
Sau khi khách hàng đồng ý tham gia case study, bạn nên tiến hành lập bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để định hình câu chuyện trong case study.
Một số câu hỏi như:
Vấn đề bạn gặp phải khi chưa dùng dịch vụ của chúng tôi là gì?
Tại sao bạn lại chọn dịch vụ bên chúng tôi thay vì đối thủ?
Dịch vụ của chúng tôi giải quyết vấn đề của bạn như thế nào?
Mục tiêu của doanh nghiệp bạn là gì?
Bạn có sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, số liệu để chứng minh cho thành quả của mình không?
Bạn có thể thay đổi câu hỏi tùy theo cách người dùng sử dụng sản phẩm để lấy được câu trả lời hoặc câu nói đáng giá đưa vào nghiên cứu.
Và những câu hỏi phác thảo đó cũng là một cách để hiểu rõ đối tượng khách hàng doanh nghiệp đang nhắm đến. Từ đó xây dựng nên một chiến lược marketing hiệu quả đối với doanh nghiệp.
Bước 4: Định dạng câu hỏi phỏng vấn cho case study
Sau khi khách hàng điền xong bảng câu hỏi sơ bộ, tiếp đến bạn sẽ lựa chọn và liệt kê những câu hỏi phỏng vấn.
Câu hỏi phỏng vấn chất lượng sẽ mang về thông tin chất lượng để dùng trong case study. Hãy nhớ rằng khách hàng rất bận rộn nên bạn không thể hỏi quá chi tiết nhiều lần.
Tiếp cận khách hàng
Đây là 5 câu hỏi quen thuộc bao gồm:
Vấn đề họ gặp phải khi viết case study là gì
Người tham gia đóng góp vào case study chắc chắn đã gặp phải vấn đề nào đó trước khi tìm đến công ty của bạn để tìm kiếm giải pháp mới.
Vì vậy hãy giúp khách hàng nhận rõ vấn đề của họ bằng 5 câu hỏi:
Những yếu tố giúp họ đưa ra quyết định
Biết được yếu tố nào giúp khách hàng chọn bạn không chỉ là thông tin quý giá đối với doanh nghiệp mới tiềm năng mà còn giúp bạn xác định nên đăng những loại thông tin nào sẽ thu hút người dùng.
Sản phẩm/Dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng như thế nào?
Trao đổi với khách hàng và hỏi họ giải pháp của bạn đã giúp họ giải quyết vấn đề trước đó như thế nào.
Họ đã dùng sản phẩm của bạn như thế nào?
Câu hỏi này sẽ xóa bớt những nghi ngại của khách hàng mới về sản phẩm
Kết quả họ đạt được là gì?
Kết quả nói lên tất cả, vậy tại sao không đề cập những con số cụ thể vào case study? Đừng quên là bạn không thể gom hết tất cả số liệu mình có. Hãy dùng 5 câu hỏi sau:
Bước 5: Đặt lịch phỏng vấn
Bạn đã xác định xong đối tượng và chuẩn bị xong câu hỏi phỏng vấn? Bước tiếp theo còn đợi gì mà không lên kế hoạch phỏng vấn.
Đầu tiên là hẹn ngày phỏng vấn, sau đó chọn hình thức phỏng vấn.
Sau khi bạn và khách hàng thỏa thuận xong thời gian và địa điểm, hãy chuẩn bị sẵn sàng vật dụng như máy ghi âm hay giấy ghi chú (tất nhiên dùng máy ghi âm sẽ tiện và chính xác hơn rất nhiều)
Bước 6: Viết case study
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, giờ đã đến lúc tập hợp tất cả lại rồi điền vào template case study.
Viết title
Phần đầu tiên của các case study thành công là title phải thật hấp dẫn, bao gồm tên khách hàng và logo của họ. Subhead cũng nên ngắn gọn và bao gồm thông tin về sản phẩm khách hàng dùng để giải quyết vấn đề.
Title chất lượng cần:
Tóm tắt
Tóm tắt dài khoảng 2-3 đoạn mô tả câu chuyện của khách hàng. Bạn cũng có thể thêm số liệu để chứng minh hiệu quả của case study.
Đối tượng trong case study là ai?
Tiếp theo cần xác định đối tượng trong case study. Ở phần này, bạn sẽ viết lại thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi sơ bộ đầu tiên.
Vấn đề họ gặp phải
Trong phần này, bạn nên viết 2-3 vấn đề nghiêm trọng nhất của người tham gia case study. Bạn có thể tóm tắt thử thách mà họ gặp phải cũng như mục tiêu trước đó.
Bạn đã giúp họ như thế nào
Phần này sẽ trình bày giải pháp mà khách hàng sử dụng là gì, đồng thời nên nêu rõ những thay đổi mà bạn đã mang lại.
Quá trình và kết quả
Phần cuối của case study là quá trình kể từ khi khách hàng bắt đầu dùng dịch vụ của bạn. Đó có thể là quá trình họ đạt được mục tiêu hay có sự thay đổi trong số liệu …
Sử dụng hình ảnh trong case study
Hình ảnh sẽ giúp case study của bạn thêm thú vị và dễ đọc hơn. Dù là sơ đồ, logo hay hình chụp thì hình ảnh cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kinh ngạc. Bạn có thể sử dụng canva để hỗ trợ phần này.
Bước 7: Quảng bá cho case study
Giờ bạn đã hoàn thành xong case study và khách hàng cũng đã duyệt bài. Đã đến lúc ra mắt case study cho mọi người cùng biết thông qua:
Điểm tuyệt vời nhất của case study là dễ dàng kết hợp với các chiến lược marketing khác.
Bonus: 7 tips viết case study khiến khách hàng thêm yêu mến doanh nghiệp bạn!
#1. Thêm vào actionable insight
Theo bạn, cách viết case study là gì thì được xem là hiệu quả? Để tôi cho bạn lời giải đáp. Một số ý tưởng hay có thể đưa vào case study là thông tin liên hệ hay hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng nhận thấy rõ sự khác biệt từ hình ảnh này.
Do đó để khách hàng hiểu rõ hơn về giải pháp của bạn sẽ phù hợp với vấn đề của riêng họ, bạn cần cung cấp một số actionable insight vào case study. Những insight này sẽ khiến nội dung mang tính tương tác và có giá trị đối với khách hàng tiềm năng. Suy nghĩ về những câu hỏi sau:
Khách hàng có được gì sau cả quá trình?
Khách hàng cần chuẩn bị gì khi chưa áp dụng phương pháp của bạn?
Những bước để tiến hành phương pháp của bạn là gì?
Những điều cần lưu ý trước lúc quyết định chọn phương pháp của bạn?
Bạn có thể thêm những câu hỏi này hoặc những câu tương tự vào quá trình phỏng vấn để chia sẻ thêm một số insight.
#2. Kết hợp nhiều loại content khác nhau
Cách người dùng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin từ nghe và đọc là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy dùng nhiều dạng content trong case study không chỉ giúp mọi người ghi nhớ và hiểu nội dung tốt hơn mà tạo tương tác tốt hơn.
Dùng hình ảnh (chẳng hạn hình ảnh khách hàng để minh họa câu chuyện)
Thêm video về sản phẩm trong quá trình sử dụng
Video testimonial
Thêm bảng, biểu đồ, sơ đồ để tạo dữ liệu về hình ảnh
Dùng infographic để cung cấp nhiều thông tin nhưng vẫn rất bắt mắt
Hình ảnh là chìa khóa tạo nên case study thành công. Kết hợp hình ảnh với thông tin, khách hàng sẽ nhớ được 65% thông tin nhiều ngày sau đó trong khi nếu case study toàn chữ thì còn số này chỉ có 10%.
#3. Nhấn mạnh vào vấn đề và giải pháp
Bên cạnh câu chuyện và hình ảnh, bạn cần đảm bảo các phần quan trọng của một case study.
Đầu tiên là nhấn mạnh vào khó khăn ban đầu của khách hàng bao gồm mục tiêu và mong muốn họ đạt được khi chọn mua sản phẩm/dịch vụ.
Tiếp theo làm nổi bật những tính năng của sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại giải pháp kinh doanh tốt nhất giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ.
#4. Dẫn chứng bằng số liệu
Mọi thông tin trong case study phải có bằng chứng để tăng độ tin cậy và giúp mô tả quá trình sản phẩm/dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng thành công. Tuy nhiên một số thông tin liên hệ cần giữ bí mật danh tính cho khách hàng.
Đừng chỉ nói suông là “tăng chuyển đổi của khách hàng lên XXX%” mà hãy đưa ra con số, hình ảnh, biểu đồ trước và sau để khách hàng dễ dàng so sánh.
#5. Trình bày dễ hiểu
Dù bạn chọn độ dài hay định dạng gì cũng phải trình bày sao cho dễ dàng lướt đọc nội dung.
Kể cả là bài viết dài, case study chuyên sâu công phu thì cũng phải định dạng hợp lý và kết hợp các loại hình content để tránh nhàm chán và khó đọc.
#6. Sắp xếp mạch nội dung hoàn hảo
Dù tôi khuyến khích các bạn tự do sáng tạo cấu trúc và mạch nội dung của case study nhưng bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý để case study đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong đó bạn nên đảm bảo khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ, dùng câu chuyện để thuyết phục người đọc và thu hút sự chú ý của họ.
Tập trung vào khách hàng: Đặt mọi sự chú ý vào khách hàng – đừng phí thời gian nói về sản phẩm của bạn.
Thách thức: Chia sẻ những giai đoạn khách hàng đã trải qua và họ xử lý vấn đề như thế nào, kể cả những phương pháp trước đó họ từng thử.
Khám phá: Khách hàng tìm ra bạn như thế nào và chuẩn bị kể về bạn giải quyết khó khăn của họ ra sao.
Thực hiện: Sản phẩm dùng như thế nào? Nảy sinh những vấn đề nào? Khách hàng sử dụng sản phẩm và vượt qua những khó khăn gì?
Kết quả: Đây là phần bạn “khoe” thành quả như con số, dữ liệu và thành quả thu được so với đầu tư. Thể hiện thật rõ sản phẩm đã xử vấn đề của khách hàng như thế nào.
#7. Thúc đẩy và quảng bá cho case study
Trực tiếp chia sẻ case study dưới nhiều góc nhìn
Làm nổi bật case study trong series autoresponders (tự động trả lời email gửi tới)
Đăng case study lên kênh xã hội để kể câu chuyện thành công của khách hàng
Chèn liên kết đến case study đầy đủ vào testimonial trên website
Tạo một trang riêng cho case study
Kết luận
Có thể nói, case study là một trong những loại hình content hiệu quả nhất không chỉ giúp bạn chứng minh thực lực doanh nghiệp, mà còn thu hút được những khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Tham khảo bài viết:
Mô Hình Erd Là Gì? Cách Chuyển Mô Hình Erd Sang Mô Hình Quan Hệ
Thực thể được hiểu là các danh sách cần được quản lý và có những đặc trưng riêng biệt như tên và các thuộc tính.
Ví dụ khi thiết kế cơ sở dữ liệu để quản lý học viên của một trung tâm tiếng anh, ta có các thực thể sau: HOCVIEN, LOP, KHOA HOC….
Cụ thể: Hai thực thể A – B có mối quan hệ 1 – 1 nếu thực thể A chỉ tương ứng với một thực thể kiểu B và ngược lại. Hai thực thể này có mối quan hệ 1 – N nếu một thực thể A có thể tương ứng với nhiều thực thể kiểu B, nhưng với 1 thực thể B thì chỉ có thể tương ứng với duy nhất một thực thể kiểu A. Và cuối cùng, hai thực thể A – B có mối quan hệ N – N nếu một thực thể kiểu A có thể tương ứng với nhiều thực thể B và ngược lại.
Hình chữ nhật: biểu diễn thực thể
Hình elip: biểu diễn thuộc tính, trong hình elip có ghi tên thuộc tính
Hình thoi: biểu diễn quan hệ
Các bước vẽ sơ đồ erd:
Thông qua việc liệt kê và lựa chọn thông tin dựa trên giấy tờ, hồ sơ
Xác định mối quan hệ giữa thực thể và thuộc tính của nó
Xác định mối quan hệ có thể có giữa các thực thể và mối kết hợp
Vẽ mô hình erd bằng các ký hiệu sau đó chuẩn hóa và thu gọn sơ đồ
Mô hình quan hệ hay được gọi là mô hình thực thể quan hệ là các cơ sở dữ liệu được xây dựng dưới dạng mô hình. Mô hình này được đặc trưng bởi 3 đặc trưng sau:
Các mối quan hệ phải có tên riêng biệt để phân biệt với nhau
Các bộ được phân biệt với nhau và không quan trọng thứ tự
Mỗi thuộc tính cũng cần có tên phân biệt và không quan trọng thứ tự
Cách chuyển mô hình er sang mô hình quan hệ
Bước 1: chuyển mỗi loại thực thể thành một loại quan hệ tương ứng
Chuyển các mối kết hợp 1-1 gom 2 thực thể thành một thực thể
Các mối kết hợp 1-N lấy khóa bên thực thể nhiều chuyển thành khóa ngoại
Các mối quan hệ N-N hình thành một loại quan hệ mới
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong mô hình erd là gì, cũng như cách vẽ mô hình erd. Đây là một phần kiến thức quan trọng và cần thiết khi quản lý cơ sở dữ liệu, vì thế chúng ta cần hiểu rõ để việc áp dụng dễ dàng và khoa học hơn.
Please follow and like us:
8 Dạng Business Case Phổ Biến Nhất Và Các Phương Pháp Tiếp Cận Tương Ứng
Lưu ý rằng đôi khi đề bài sẽ kết hợp nhiều dạng câu hỏi trong cùng một case study. Khi đó, ta sẽ phải sử dụng nhiều dạng bài để giải quyết cùng một vấn đề kinh doanh.
Dạng 1: Tối ưu hoá lợi nhuận (Profitability Optimization)
Trong mọi trường hợp, các công ty luôn tìm cách tối ưu hóa mô hình doanh thu và cấu trúc chi phí nhằm sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất có thể.
Hai yếu tố cốt lõi của dạng bài Tối ưu hóa lợi nhuận bao gồm: Đánh giá chi phí (Cost Assessment) và Đánh giá doanh thu (Revenue Assessment). Đôi khi, ta chỉ cần sử dụng một trong hai yếu tố này để giải bài toán. Lưu ý rằng, dạng bài Tối ưu hóa lợi nhuận thường sẽ xuất hiện như một phần nhỏ trong các business case. Ví dụ trong trường hợp phát sinh áp lực từ đối thủ hoặc sự xuất hiện của một sản phẩm thay thế, bạn cần đánh giá và tối ưu hóa cấu trúc chi phí của công ty để xác định mức độ cạnh tranh. Hoặc nếu case study xoay quanh việc tối ưu hóa cấu trúc chi phí của Công ty, ta cần thực hiện một số phân tích định tính về đối thủ cạnh tranh hoặc nhà cung cấp.
Cách để nhận biết nếu như tối ưu hoá lợi nhuận là vấn đề chính trong business case chính là: đề bài sẽ nhấn mạnh rằng lợi nhuận đã giảm (hoặc dự kiến sẽ giảm) và case study đó sẽ xoay quanh việc xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề đó và tìm giải pháp tối ưu nhất.
Ví dụ: Công ty A xác định rằng tỷ suất lợi nhuận của họ đã giảm (hoặc dự kiến sẽ giảm) và yêu cầu bạn phân tích nguyên nhân của sự suy giảm này, đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
Cách làm:
Phân tích chi phí:– Thu thập phân tích chi phí hiện tại và phân tích chi phí lịch sử. – Xác định thành phần chi phí chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong tổng chi phí.– Phân tích các thành phần chi phí cố định (fixed expense) và chi phí biến đổi (variable expense), sau đó xác định bất kỳ một thay đổi có ý nghĩa nào trong trên tổng chi phí.– Đánh giá các khoản phí có thể cắt giảm mà không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh số.
Phân tích doanh thu/ lượng đơn hàng (sales)– Thu thập thông tin về số lượng bán hàng (sales volumes) và giá cả trong hiện tại lẫn quá khứ. Sử dụng thông tin này để xác định tốc độ tăng trưởng.– Xác định các dòng doanh thu chiếm tỷ lệ lớn trên tổng phần trăm mức tăng trưởng.– Phân tích các lĩnh vực sản phẩm chính và xác định bất kỳ thay đổi có ý nghĩa nào về số lượng và giá cả.– Tìm hiểu về các mô hình doanh thu của đối thủ cạnh tranh để xem liệu công ty có đang bỏ lỡ một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng nào đó.– Đánh giá các giải pháp nhằm cải thiện doanh thu như thay đổi giá (phân tích sâu các yếu tố như độ co giãn theo giá, cách tối ưu hóa giá,..)
Dạng 2: Tối ưu hóa giá cả (Pricing Optimization)
Trong dạng bài này, các công ty cần xác định cách đặt giá cả để tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ như: Khách hàng sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu nếu Facebook chuyển sang mô hình trả tiền để được sử dụng; Một chuỗi khách sạn muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách xác định giá tối ưu nhất đáp ứng được các mốc thời gian lưu trú và các loại phòng khác nhau.
Cách làm:
Giá của đối thủ cạnh tranh/ sản phẩm thay thế là yếu tố quan trọng ở đây, đặc biệt trong trường hợp không có sự khác biệt lớn giữa các mặt hàng với nhau.– Xác định giá sản phẩm/ đối thủ cạnh tranh. Liệu sản phẩm của ta có đủ đặc biệt để nâng mức giá lên cao hơn? – Mức độ trung thành của khách hàng.– Xác định Độ co giãn theo giá (Price Elasticity)– Đánh giá tác động của sự thay đổi giá cả đến số lượng hàng hoá nếu có thể– Giá trị tuyệt đối của Độ co giãn cầu (Demand Elasticity) càng cao, việc giảm mức giá sẽ càng có lợi. Tương tự, chỉ số ấy càng thấp, ta sẽ càng có lợi hơn khi tăng giá.
Phân tích giá theo chi phí:– Chi phí đầy đủ để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ là gì? Hãy so sánh con số này với giá cả– So sánh chi phí đầy đủ với đối thủ cạnh tranh– Lưu ý: Trong các trường hợp mà chi phí của khách hàng cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh, ta nên ngừng sản phẩm hoặc dịch vụ này trừ khi có thể chứng minh rằng: chắc chắn có cách giúp giảm chi phí sản xuất, hoặc giá của đối thủ cạnh tranh là tạm thời và không bền vững.
Phân tích giá theo định hướng khách hàng– Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm này?– Phân tích mức độ cung và cầu– Khách hàng có những lựa chọn nào khác ngoài sản phẩm của ta?
Dạng 3: Tổng quan ngành & Động lực của đối thủ cạnh tranh (Industry Landscape & Competitor Dynamics)
Đề bài sẽ yêu cầu bạn hiểu và đánh giá một ngành hàng nào đó. Thông thường, mục tiêu là đánh giá các đặc điểm của thị trường và xác định liệu đó có phải là một ngành hấp dẫn để tham gia, để tăng trưởng hay có khả năng thoát ra hay không.
Cách làm: Xác định và phân tích những yếu tố sau:
Động lực của đối thủ cạnh tranh:– Xác định đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và chiến lược của họ– Thị phần và cổ phiếu hiện tại theo mốc thời gian– Sự khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ giữa các đối thủ
Dạng 4: Sản phẩm/ Dự án mới (New Product or Project)
Dạng bài này yêu cầu bạn đánh giá tính khả thi của một sản phẩm sắp ra mắt: Liệu quyết định tung ra sản phẩm này có đúng đắn?
Ví dụ: Một công ty có dự định phát triển một loại máy giặt ‘xanh’ – an toàn với môi trường, sử dụng ít nước hơn 60% và làm sạch hiệu quả hơn 10% so với máy giặt tiêu chuẩn. Công ty này cần xác định tiềm năng thị trường của sản phẩm và chiến lược tung sản phẩm ra thị trường.
Cách làm:
Góc nhìn sơ lược về sản phẩm:– Liệu sản phẩm có bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào giúp ngăn chặn khả năng xâm nhập của đối thủ?– Sản phẩm này khác hoặc tốt hơn so với các sản phẩm cạnh tranh như thế nào?– Ưu và nhược điểm của sản phẩm– Liệu có nguy cơ sản phẩm mới sẽ khiến một sản phẩm khác của công ty giảm doanh thu không? (cannibalization)
Chiến lược khách hàng:– Khách hàng mục tiêu là gì? Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và chiến lược tiếp thị như thế nào?– Các kênh phân phối là gì? – Phương pháp để thu hút khách hàng dùng thử sản phẩm là gì?– Chiến lược giữ chân khách hàng
Chiến lược thâm nhập thị trường.
Tổng quan thị trường.
Dạng 5: Kế hoạch/ Chiến lược tăng trưởng (Growth Plan/Strategy)
Ở dạng bài này, ta cần đề ra giải pháp giúp một công ty phát triển kinh doanh, có thể là tăng doanh số bán hàng hoặc đạt được mức độ tăng trưởng ở một khu vực địa lý nhất định,…
Ví dụ cụ thể: Một công ty thời trang có ba cửa hàng ở miền Tây Hoa Kỳ và đang tìm cách phát triển các chi nhánh cửa hàng của mình. CEO công ty cần bạn lên ý tưởng chiến lược nhằm triển khai cửa hàng trên khắp Bắc Mỹ.
Cách làm:
Tìm cách tăng doanh thu:– Tăng số lượng hàng hoá bán ra– Tối ưu hóa giá cả (xem dạng 2)– Xác định sản phẩm/ ngành hàng nào có cơ hội tăng trưởng lớn nhất và phân bổ nguồn đầu tư tương ứng
Thúc đẩy tăng trưởng:– Xác định thay đổi sở thích/ nhu cầu của khách hàng và đáp ứng phù hợp– Đầu tư hoặc cải cách chiến lược tiếp thị– Mở rộng kênh phân phối– Thực hiện mua lại một thương hiệu khác hoặc tham gia vào một liên doanh (dạng 7)
Luôn lưu ý rằng ta cần hướng tới tăng trưởng có lợi nhuận: Tăng trưởng thường không phải là một giải pháp hiệu quả nếu chi phí vượt quá doanh thu.
Dạng 6: Gia nhập/ Mở rộng thị trường (Market Entry or Expansion)
Trong trường hợp này, công ty cần tìm cách mở rộng hoặc tham gia vào một thị trường mới – đó có thể là một khu vực địa lý hoặc một phân khúc khách hàng bổ sung.
Ví dụ:
Một nhà bán lẻ dụng cụ thể thao trực tuyến đang tìm cách thâm nhập thị trường châu Âu. Giám đốc điều hành muốn giúp đỡ trong việc xây dựng một chiến lược nhập cảnh.
Một nhà sản xuất đồng hồ cao cấp đã phát triển một mẫu đồng hồ chất lượng cao nhằm thu hút những khán giả trẻ, giàu có. CEO muốn phát triển một chiến lược để thu hút phân khúc khách hàng này.
Cách làm:
Cảnh quan thị trường/ ngành công nghiệp (tương tự dạng 3).
Động lực của đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược gia nhập thị trường:– Cách tiếp cận thị trường (sáp nhập hoặc truyền thống?)– Thời gian / đầu tư cần thiết để tham gia thị trường– Phân khúc khách hàng– Chiến lược định giá sản phẩm
Dạng 7: Sáp nhập/ Mua lại /Liên doanh (Merger/Acquisition/Joint Venture)
Ví dụ: Một nhà sản xuất hóa chất đặc biệt của Hoa Kỳ đang xem xét mua lại một doanh nghiệp nhỏ tại Indonesia.
Đối với dạng bài này, bạn nên đặt câu hỏi: ‘Tại sao công ty này lại đưa ra quyết định như vậy?’ Câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu rõ động lực từ góc nhìn của công ty.
Phân tích quyết định tham gia vào thỏa thuận sáp nhập/ mua lại/ liên doanh– Đánh giá mức độ hợp lý của quyết định
Thực hiện phân tích mục tiêu (theo định hướng công ty):– Vị thế thị trường– Tập trung vào khách hàng (Customer Concentration)– Mối quan hệ với các nhà cung cấp– Rào cản gia nhập– Mức độ trung thành với thương hiệu– Rủi ro của sản phẩm/ quy định pháp luật/ công nghệ
Tính toán lợi nhuận dự kiến:– Thời gian hoàn vốn/ Giá trị ròng hiện tại/ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ dựa trên các hoạt động hiện tại và mức tăng trưởng ước tính– Cộng thêm các cải tiến về Chi phí hoặc Doanh thu từ mức độ tương thích (xem bên dưới)– Trừ chi phí hội nhập và tái cấu trúc
Ước tính mức độ tương thích– Khả năng có thể tận dụng các kênh phân phối có sẵn – Giá trị của việc mở rộng phạm vi địa lý/ thị trường– Sự tương thích của chi phí
Đánh giá các giao dịch khác– Mức độ phù hợp của chiến lược– Rào cản văn hóa– Dự đoán phản ứng của đối thủ cạnh tranh
Đánh giá kế hoạch dài hạn cho quyết định mua lại– Kế hoạch thoát khỏi thị trường– Kế hoạch tái cấu trúc tổ chức
Dạng 8: Khởi nghiệp / Đầu tư giai đoạn đầu
Tình huống thường xảy ra trong dạng bài này là: Một công ty đang phát triển một sản phẩm hoặc công nghệ mới dự kiến sẽ mang lại đột phá cho một thị trường hoặc ngành cụ thể. Công ty này cần lời khuyên về một vài vấn đề cụ thể trong quá trình phát triển công ty, hoặc về chiến lược nhằm tối ưu hoá quá trình ra mắt sản phẩm.
Cách làm:
Tổng quan thị trường (tương tự dạng 3)
Tạm kết
Vừa rồi là 8 dạng business case thường xuyên xuất hiện trong các vòng thi Management Trainee (quản trị viên tập sự) hoặc cuộc phỏng vấn cho các doanh nghiệp làm về tư vấn (consulting). Hãy luôn nhớ rằng, một bài toán có thể sẽ xuất hiện nhiều dạng bài cùng một lúc. Cách tốt nhất để thành thạo những dạng bài này chính là nắm rõ lý thuyết cơ bản và thực hành với nhiều case study khác nhau.
Bài viết bởi IGotAnOffer – Biên dịch bởi Tomorrow Marketers
Khoá học Data Analysis – Phân tích dữ liệu cho quyết định chiến lược
Khoá học Data Analysis for Decision Making được Tomorrow Marketers thiết kế phối hợp cùng các giảng viên là giám đốc, quản lý cấp cao tại các tập đoàn, nội dung khoá học tập trung truyền đạt tư duy phân tích số liệu, nhằm giúp các Marketers trẻ tự tin làm việc với số liệu để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những quyết định chính xác nhằm cải thiện tình hình kinh doanh.
Khóa học Marketing Foundation – Tư duy Marketing chuẩn đa quốc gia
Khoá học Marketing Foundation xây dựng dựa trên quy trình Marketing thực tế đang áp dụng tại các tập đoàn đa quốc gia, cung cấp tư duy marketing bài bản, hệ thống hoá kiến thức chuyên môn để giải quyết các bài toán về Marketing, các vấn đề kinh doanh trong thực tế – hứa hẹn một khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp Marketing chuyên nghiệp.
Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Bước Xử Gọn Business Case Theo Mô Hình Problem trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!