Bạn đang xem bài viết 7 Bước Để Khởi Sự Kinh Doanh Khách Sạn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khởi sự kinh doanh khách sạn/ nhà nghỉ vừa vừa nhỏ nhỏ, không quá đầu tư trang hoàng lộng lẫy như New World, The Continental…là giấc mơ của bao nhiêu bạn trẻ hoặc là những nhân viên văn phòng, những người muốn chuyển từ ngành kinh doanh cho thuê truyền thống sang kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ. Hôm nay đội ngũ KinhDoanhAirBnB sẽ giới thiệu bạn nội dung kinh doanh khách sạn.
Những con số phác họa về số lượng du khách quốc tế cho ngành kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ tại Việt Nam.
Tăng trưởng năm 2023 là 29,1% với 12,92 triệu du khách
Tăng trưởng năm 2023 là 26% với 10,01 triệu du khách
Ngành nghề kinh doanh khách sạn đang chiếm lợi thế và phát triển vượt bậc. Tính đến hết năm 2023, tổng cơ sở lưu trú du lịch trong cả nước là 25.600 cơ sở, với 508.000 buồng, tăng 22% so với năm 2023. Tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú ước đạt 150.000 tỷ đồng.
Khách sạn thương mại: Đây là loại hình khách sạn hay tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm thương mại. Đối tượng hay sử dụng là khách thương nhân, có thời gian lưu trú ngắn, tuy nhiên hiện tại lại phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách du lịch.
Khách sạn sân bay: Tên gọi giúp chúng ta biết vị trí của các khách sạn nằm ở đâu, khu vực gần với các sân bay, đối tượng chính ở đây là nhân viên phi hành đoàn, khách chờ visa…
Khách sạn bình dân: Đây là loại hình khách sạn dành cho những vị khách bình dân, có mức giá tiền vừa phải phục vụ cho du khách. Thông thường, vị trí của khách sạn không phải là trung tâm thành phố, mà nằm gần các bến xe, nhà ga
Khách sạn sòng bạc: Loại hình khách sạn này cung cấp các dịch vụ nhu cầu giải trí cho du khách như vui chơi, giải trí, cờ bạc… thường được xây dựng lộng lẫy, các trang thiết bị cao cấp. Ví dụ như các khách sạn ở Ma Cao, Las Vegas… đặc biệt thích hợp với những đối tượng có nhu cầu giải trí cờ bạc các loại.
Khách sạn nghỉ dưỡng: Đây là loại hình khách sạn đang phát triển rầm rộ ở nước ta. Với thời gian lưu trú khá dài, một kỳ nghỉ dưỡng, một chuyến du lịch dài hạn. Thường tập trung ở các vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lũng… Ví dụ Phan Thiết, Mũi Né, Nha Trang, Thanh Hóa, Vũng Tàu…
Khách sạn căn hộ: Với những tiện ích đầy đủ giống như một căn hộ cho du khách, đầy đủ các phòng chức năng phục vụ sinh hoạt ăn uống của du khách như phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… Đối tượng lưu trú là khách đi du lịch theo dạng gia đình, các chuyên gia đi công tác dài hạn có gia đình đi cùng.
Nhà nghỉ ven xa lộ: Thường có nhiều ở nước ngoài, thường nằm trên các superhighway. Đối tượng là khách hàng đi du lịch bằng xe môtô, xe hơi, khách có thể đậu xe trước cửa phòng mình.
Gần đây, một loạt những tin đồn về việc AirBnB sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt lượng khách đến với những khách sạn truyền thống… Khoan khoan, AirBnB là gì? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm.
Thật vậy, xu hướng chuyển dịch này đã diễn ra tại Mỹ, nơi các trụ sở của khách sạn đình đám Marriot, Hilton, The Continential…đang trở nên co cụm vì những con số tăng trưởng đáng nể của AirBnB:
6 triệu căn hộ/ nhà trên AirBnB 2 triệu du khách ở mỗi đêm tại AirBnB 191 nước đã có mặt AirBnB 153% tăng trưởng so với năm 2009
Đó là quốc gia phát triển như Mỹ, ranh giới cạnh tranh giữa 2 lĩnh vực: kinh doanh khách sạn truyền thống và kinh doanh AirBnB là rất rõ ràng vì giá thuê và tiện ích của kinh doanh AirBnB mang lại cho khách là rất lớn.
Thị trường kinh doanh AirBnB ở Việt Nam chủ yếu thuộc dạng thuê rồi cho thuê lại ( kinh doanh chênh lệch), thế nên, giá thuê trên AirBnB lẫn tiện ích không có sự khác biệt nhiều so với ngành kinh doanh khách sạn truyền thống.
Nghiên Cứu Thị Trường Địa điểmTrước khi lo lắng về các địa điểm chính xác, bạn sẽ phải suy nghĩ rộng hơn và quyết định thành phố hoặc thị trấn nào bạn muốn khách sạn – nhà nghỉ của mình.
Tối thiểu, bạn sẽ phải xem xét mức độ tăng trưởng du lịch trong một khu vực nhất định là như thế nào. Vì đây là một khách sạn nhỏ hoặc nhà khách và không phải là một chuỗi, nên có lẽ bạn đang phục vụ cho khách du lịch và khách tham quan thay vì nhân viên trong các chuyến công tác.
Nên thuê cải tạo khách sạn cũ hay mua một khách sạn mới hoàn toànGiả thiết:
Giá mua khách sạn A là 10,000,000,000 (10 tỷ) – full nội thất. Giả sử bạn vay ngân hàng trong 20 năm với lãi suất là 4%. Bạn đã trả trước 300 triệu.
Giá thuê căn hộ A là 100,000,000/ tháng (100 triệu/ tháng) – full nội thất. Giả sử bạn vay ngân hàng để kinh doanh
Hai loại căn hộ này đều có doanh thu bằng nhau: 250 triệu/ tháng
Bài toán mua khách sạn:Chi phí đầu tư ban đầu là 10 tỷ (Tiền mua khách sạn) Chi phí hàng tháng:
Chi phí điện nước, vật dụng khác: 30 triệu/ tháng
Chi phí nhân sự: 30 triệu/ tháng
Bài toán lợi nhuận: 250 triệu (con số giả định) – 30 triệu – 30 triệu = 190 triệu
Bài toán hoàn vốn: 52 tháng (Nếu duy trì tỷ lệ thuê phòng trên 80%)
Bài toán thuê cải tạo khách sạn:Chi phí đầu tư ban đầu = 600 triệu Chi phí hàng tháng:
Chi phí thuê nhà: 100 triệu/ tháng
Chi phí điện nước, vật dụng khác: 30 triệu/ tháng
Chi phí nhân sự: 30 triệu/ tháng
Bài toán lợi nhuân: 250 triệu (con số giả định) – 30 triệu – 100 triệu – 30 triệu = 90 triệu/ tháng
Bài toán hoàn vốn: 5 tháng (Nếu hoạt động kinh doanh ổn định với tỷ lệ thuê phòng trên 80%)
Kết luận: Hãy đưa ra sự lựa chọn cho chính bản thân của bạn. Theo tôi, nếu bạn là một nhà đầu tư hiệu quả thì hẳn nhiện bạn nhận ra ROI của 2 bên không quá chênh lệch nhiều tuy nhiên thời gian hoàn vốn của 2 cách thức này hoàn toàn khác biệt. Thế nên, hãy đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân.
Sau khi tính toán bài toán doanh thu, lợi nhuận thì bước tiếp theo là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Có 2 cách để bạn thăm dò đối thủ cạnh tranh:
Thăm dò offline
Hãy xách xe máy đi dạo một vòng khu vực mà bạn muốn kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ. Đó là cách thủ công và đơn giản nhất để nắm bắt được lượng khách vãng lai.
Thăm dò online
Cuộc chiến tranh giành khách vãng lai là chiến trường của 10 – 20 năm trước, hiện tại, nếu muốn duy trì lượng khách ổn định thì bạn nên bắt đầu suy nghĩ về bán phòng online.
Google maps
Chỉ cần nhập chữ “khách sạn” hoặc “nhà nghỉ”, một loạt địa chỉ sẽ hiện ra và cứ thế bạn nghiên cứu về giá, địa điểm cũng như cách thức hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Kênh OTAs
Sau khi có được thông tin của khách sạn nhà nghỉ trên google maps, bạn hãy lên trên các trang như chúng tôi và chúng tôi hoặc chúng tôi để xem cách khách review như thế nào. Mình tin rằng học từ đối thủ cạnh tranh là cách học nhanh nhất.
Hiểu khách hàng của bạn để quyết định các dịch vụ/ tiện nghi đi kèmKhách hàng tại các cơ sở này thường tìm kiếm trải nghiệm ấm cúng, vì vậy hãy lên kế hoạch cung cấp các dịch vụ sẽ giúp cho việc ở lại của họ trở nên thân thiện và thoải mái hơn.
Khách du lịch tại các khách sạn nhỏ thường tìm kiếm sự thư giãn, vì vậy bạn có thể nghỉ đến việc xây dựng một khu vực ngoài trời hẻo lánh để khách nghỉ ngơi.
Các khách sạn nhỏ hơn thường không cung cấp những thứ như phòng tập thể dục hoặc nhà hàng, nhưng bạn cũng có thể bao gồm những thứ này. Chỉ cần lưu ý rằng mỗi dịch vụ bổ sung mà bạn quyết định cung cấp là một chi phí tài chính bổ sung, cả để xây dựng và duy trì. Hãy chắc chắn ngân sách cẩn thận để tránh mất tiền cho các liên doanh này.
Chi Phí Kinh Doanh Khách Sạn – Nhà Nghỉ là bao nhiêu? Chi Phí Cố Định – Khoản đầu tưTùy theo việc bạn lựa chọn thuê cải tạo hay mua/ xây mới khách sạn để kinh doanh, tuy nhiên, chi phí tối thiểu để kinh doanh ngành khách sạn – nhà nghỉ tối thiểu cũng cần một số vốn tối thiểu nhằm đầu tư cũng như dự trữ để kinh doanh. Con số sẽ dao động tùy theo quy mô đầu tư của bạn.
Chi Phí Vận Hành – Khoản phải trả hàng thángTiếp theo, con số chi phí vận hành luôn là khoản phí mà bất kì ông/bà chủ nào khi kinh doanh cũng phải tính toán một cách tỉ mỉ. Dù gì đi nữa, trong ngành kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ bao gồm hạng mục chi phí sau:
42,8% thuộc về chi phí nhân sự (Chiếm tỷ trọng lớn nhất)
34,2% thuộc về chi phí vận hành bao gồm: điện nước, etc…
Và các khoản chi phí khác
Đơn giản bằng mắt chúng ta có thể hiểu lý do vì sao ông/ bà chủ khách sạn luôn tối ưu hóa chi phí nhân sự vì nếu thuê ngoài toàn bộ thì lấy đâu mà lời. Thế nên, chủ động áp dụng công nghệ vào vận hành sẽ là chìa khóa để giảm thiểu tối đa chi phí vận hành.
Lên Kế Hoạch Kinh doanh Khách sạn – nhà nghỉĐể lên một kế hoạch kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ, bạn nắm được các thông số rất cơ bản như: tỷ lệ thuê phòng, tổng lượng phòng trống, giá thuê trung bình mỗi ngày, doanh thu trên mỗi phòng, tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi phòng bán ra,…
Lên Chiến Lược Bán Phòng – Giá BánKhi bạn đã mở khách sạn – nhà nghỉ , giá của bạn sẽ quyết định mức lợi nhuận của bạn. Mức giá hàng đêm của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào cạnh tranh xung quanh, chi phí hoạt động, mùa vụ và vô số các yếu tố khác. Nguyên tắc chung khi đặt giá vừa đủ thấp để thu hút khách hàng và vừa đủ cao để kiếm cho bạn lợi nhuận. Có một số điều cần lưu ý khi đưa ra giá cả:
Nắm rõ chi phí gốc của bạn: Bạn nên tính toán chính xác chi phí bao nhiêu để giữ cho khách sạn của bạn mở mỗi ngày. Sau đó nhân số này để tìm ra chi phí bao nhiêu để vận hành khách sạn của bạn trên cơ sở hàng tháng. Thu nhập của bạn ít nhất sẽ phải trang trải chi phí hàng tháng.
Tìm hiểu những gì khách hàng sẵn sàng trả. Điều này sẽ mất một số thử nghiệm và lỗi. Khi bạn mới bắt đầu, hướng dẫn duy nhất của bạn có thể là chi phí hoạt động của bạn. Nếu sau một vài tháng bạn nhận thấy rằng các phòng của bạn liên tục được đặt, bạn có thể đủ khả năng để tăng giá. Nếu bạn gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, hãy hạ giá của bạn xuống. Bạn cũng có thể khảo sát khách hàng sau khi họ ở lại và hỏi xem họ có thấy giá phòng công bằng không.
Điều chỉnh giá dựa trên mùa thấp điểm/ cao điểm. Trong mùa bận rộn của bạn, bạn có thể đủ khả năng để làm cho giá cao hơn vì nhiều người đang tìm kiếm để đi nghỉ. Trong các mùa chậm hơn, làm cho giá của bạn thấp hơn để thu hút khách hàng trái vụ.
Vận Hành Kinh Doanh Khách Sạn – Nhà NghỉNhân sự – nhân sự – nhân sự là một từ mà một đồng nghiệp đã ghi chú lại ở trên Quora. Điều đó nhấn mạnh rằng nhân sự là trung tâm của dịch vụ kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ. Thế nên, hãy chú trọng vào đội ngũ nhân sự bằng cách lên một quy trình tuyển dụng & mô tả công việc rõ ràng:
Tìm kiếm đội ngũ dọn dẹp – buồng phòng – tiếp tânCác vị trí bạn cần lưu tâm:
Dọn Dẹp Buồng Phòng: Sạch sẽ là ưu tiên số một của bạn khi điều hành khách sạn của bạn. Một khách sạn bẩn sẽ nhanh chóng bị mang tiếng xấu và khách hàng sẽ không đến. Tùy thuộc vào quy mô khách sạn của bạn, bạn có thể chỉ cần một quản gia hoặc một nhóm. Một quản gia thường có thể bao gồm khoảng 10-15 phòng mỗi ngày, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi tuyển dụng.
Nhân viên lễ tân: Ngay cả các khách sạn nhỏ thường được dự kiến sẽ có người ở quầy lễ tân mọi lúc. Bạn có thể tự làm việc này trong một số giờ, nhưng bạn sẽ cần một đội ngũ nhân viên bàn 24 giờ một ngày.
Một nhân viên bảo trì – kỹ thuật: Một hoặc hai nhân viên bảo trì nên đủ cho một khách sạn nhỏ. Họ cần phải là những người làm việc đa năng, có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ: hệ thống ống nước, sơn, sửa chữa, điện, v.v. bạn có thể thuê một chuyên gia để làm một công việc toàn diện.
Đầu bếp (Nếu cần): Nếu bạn có kế hoạch cung cấp thực phẩm tại khách sạn của bạn, bạn sẽ cần ít nhất một đầu bếp. Các khách sạn nhỏ hơn chỉ có thể cung cấp bữa sáng, vì vậy bạn có thể chỉ cần nấu ăn trong vài giờ mỗi ngày.
Bán Phòng – Làm Sao Để Kiếm Khách?Chính vì vậy, kết hợp giữa bán phòng trên online lẫn offiline, có nghĩa tận dụng khách vãng lai và kiếm thêm từ nguồn khách Online Travel Agency (OTAs)
Khách Vãng Lai – OfflineNguồn khách này phụ thuộc vào marketing tại khách sạn: bảng hiệu, chương trình, banner…
Khách từ OTAsBán trên OTAs khác với bán Offline? Chắc chắn là có vì thông tin phải đồng nhất để khi khách tìm kiếm trên tất cả mạng lưới đều thấy khách sạn của bạn. Hãy chuẩn bị một hồ sơ online presence của khách sạn để khi đăng tải lên các trang OTAs chỉ cần coppy và paste.
Bán kênh nhà – Instagram & FacebookXây dựng fanpage cho khách sạn – nhà nghỉ là cách tiếp cận khách hàng một cách không phải trả hoa hồng cho OTAs chi trả.
Cách xây dựng fanpage cho khách sạn – nhà nghỉ Cách xây dựng instagram cho khách sạn – nhà nghỉ
Đăng tải lên OTAs như Booking, Agoda, AirBnB…Học Cách Kinh Doanh Khách Sạn
Dù đang trong chuyến đi công tác hay tận hưởng một kỳ nghỉ, những gì du khách mong đợi ở khách sạn là được trải nghiệm nhiều hơn so với việc ngày qua ngày với những tiện nghi cơ bản như đang làm việc tại văn phòng công ty hay đang ở nhà. Để có thêm nhiều trải nghiệm tại khách sạn, du khách sẵn sàng trả thêm các khoản phí hợp lý cho các dịch vụ cộng thêm của khách sạn khi nó thực sự cần thiết hoặc khiến họ hài lòng. Hãy học cách kinh doanh khách sạn hiệu quả bằng việc nâng cao trải nghiệm cho khách hàng
Học cách kinh doanh khách sạn
Vì sao cần nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng? Những nhà quản trị khách sạn tiếp tục tìm nhiều cách khác nhau để nâng cao hiệu suất phòng, cải thiện doanh thu và giảm chi phí, nhiều nhà quản lý bắt đầu bằng việc theo dõi và cải thiện doanh thu từ việc thuê phòng, nâng cấp phòng để tăng giá trị phòng và giá phòng. Việc tập trung vào những nâng cấp cơ bản ít mang lại hiệu quả có thể làm khách sạn đánh mất cơ hội tạo nên sự khác biệt, thu hút và nâng cao trải nghiệm cho du khách.
Nhiều khách sạn đều biết nguồn doanh thu từ các tiện nghi tiềm năng thông thường có thể đến từ các dịch vụ Spa, câu lạc bộ golf hay nhà hàng trong khách sạn, tuy nhiên với một chi phí thấp và không gian hạn chế, khi học cách kinh doanh khách sạn có thể tham khảo nhiều dịch vụ khác nâng cao trải nghiệm cho du khách như hồ bơi hay một phòng tập thể dục trong khách sạn. Nhìn ở một góc độ cơ bản, các tiện nghi nhằm mục đích chính là nâng cao trải nghiệm cho du khách khi nghỉ tại khách sạn, tạo nên giá trị và hình ảnh khách sạn, tuy nhiên, nếu sử dụng và kinh doanh một cách hiệu quả các tiện nghi này còn là một yếu tố quan trọng thuyết phục các đối tượng du khách tiềm năng đặt phòng và thường xuyên ghé lại khách sạn khi họ đến khu vực, cải thiện doanh thu và lợi nhuận khách sạn.
Để tận dụng tốt các tiện nghi khách sạn phục vụ du khách hiệu quả, ít chi phí khách sạn cần hiểu được đối tượng du khách thường xuyên nghỉ tại khách sạn họ là ai và mong muốn những gì? Mang lại đúng giá trị mà du khách cần là phương pháp đơn giản nhất để phục vụ du khách ít tốn kém chi phí nhất và làm du khách hài lòng nhất. Nhóm du khách đang du lịch trong kỳ nghỉ hè có thể cảm thấy thú vị với một phòng tập thể dục, một khóa học ngắn hạn và những huấn luận viên tận tình là một ví dụ giúp khách sạn phục vụ du khách. Nếu khách sạn của bạn nhỏ và có không gian hạn chế trong thành phố, không thể khai thác các dịch vụ Spa, câu lạc bộ golf, phòng tập thể dục hay hồi bơi thì cũng có thể thu hút bằng sự tận tình, chu đáo phục vụ từ những dịch vụ đơn giản nhất. Trang trí phòng khách sạn sang trọng, tiện nghi, trang bị thang máy trong khách sạn, cho phép du khách sử dụ thiết bị di động để gọi món cho bữa ăn sáng… Bên cạnh đó khách sạn có thể cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho du khách trên các kênh truyền thông mạng xã hội, website khách sạn về các điểm du lịch, mua sắm, ăn uống hấp dẫn xung quanh, giúp đỡ du khách với các hướng dẫn về lịch biểu phương tiện công cộng, bản đồ khu vực xung quanh.
Học cách kinh doanh khách sạn thành công
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp khách sạn đã khám phá ra rằng, khi được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả, các tiện nghi khác đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tăng doanh thu khách sạn. Những dịch vụ cộng thêm này tạo nên nguồn doanh thu mới, không những không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh phòng mà còn góp phần tăng trải nghiệm cho du khách khi nghỉ tại khách sạn. Đây là yếu tố dành cho những ai muốn học cách kinh doanh khách sạn thành công cần phải ghi nhớ để kinh doanh hiệu quả hơn.
Các Bước Kinh Doanh Khách Sạn Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Khi đã có một ý tưởng kinh doanh khách sạn đủ lớn và chi tiết, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện các bước kinh doanh khách sạn như lập kế hoạch kinh doanh, kiến trúc hạ tầng và xây dựng khách sạn, rồi lên thực đơn, tuyển dụng nhân viên, lễ tân…
Nhiều người khi nhìn thấy một khách sạn nào đó đông khách thường hay rỉ tai nhau “Chắc họ làm ăn hốt bạc lắm”. Nhưng chỉ người trong nghề mới hiểu kinh doanh khách sạn là một quá trình gian khó, đòi hỏi người quản lý cần có đam mê và nỗ lực rất nhiều.
Kinh doanh khách sạn cần gì?Chưa nhắc đến vốn, thứ đầu tiên tuyệt đối quan trọng trong các bước kinh doanh khách sạn, đó chính là vốn kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực khách sạn nhà hàng.
Là một người quản lý khách sạn, bạn không chỉ cần có đam mê, mà cần có cả sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực nhà hàng, linh hoạt để đối phó với những biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khả năng tương tác, khả năng tư duy…
Tất cả sẽ giúp cho bạn biết cách tổ chức và quản lý tất cả mọi thứ, từ sáng tạo, thẩm mỹ, phong cách khách sạn, cho đến kiến thức về tài chính để bạn có thể tính toán điểm hòa vốn, làm sao để đầu tư hiệu quả.
Bất kể ngành nghề kinh doanh nào cũng cần làm marketing, và kinh doanh khách sạn cũng vậy. Chỉ khi có kiến thức về marketing bạn mới định vị được khách sạn của mình đang thuộc phân khúc nào? Đối tượng khách hàng hướng đến chủ yếu là ai? Xu hướng thị trường trong thời gian tới là gì? Trong thời buổi kinh doanh ngày nay, người quản lý nào có bộ óc marketing tốt, sáng tạo, biết đón đầu các xu hướng thì người đó chiến thắng
Lập kế hoạch ngân sách mở khách sạnRất nhiều người hay đặt ra câu hỏi cần bao nhiêu vốn để mở khách sạn và không biết có nên kinh doanh khách sạn hay không? Thực sự đây là một bài toán khó, và sẽ có rất nhiều đáp án khác nhau, phụ thuộc vào quy mô khách sạn bạn muốn xây dựng, địa điểm ở đâu? Hình thức kinh doanh như thế nào và thực đơn ăn uống ra sao?…
Ví dụ bạn có thể chỉ muốn xây dựng một khách sạn dạng bình dân, phục vụ khách có thu nhập tầm trung, khách lai vãng tại một số địa điểm gần bến xe, bệnh viện; Hoặc loại hình khách sạn mini, tập trung vào kiến trúc đẹp và các món Á, Âu; Hoặc có thể là khách sạn cao cấp, phục vụ phân khúc thị trường có thu nhập cao…
Bảng ngân sách ban đầu khi kinh doanh khách sạn
Bằng những cách liệt kê chi tiết mục đích, nhu cầu của mình bám theo ý tưởng kinh doanh ban đầu bạn sẽ hạch toán được toàn bộ số tiền cần có để kinh doanh khách sạn. Một điều cần lưu ý, bạn luôn luôn nên hạch toán chi phí rõ ràng cho cả 2 giai đoạn: chi phí mới đầu và chi phí lúc vận hành (sau khi khai trương khách sạn).
Đừng bao giờ tiêu sạch số vốn mình có vào chi phí ban đầu, bởi sau khi khai trương bạn có thể sẽ gặp khó khăn rất lớn trong những tháng đầu tiên kinh doanh, các khoản phí duy trì hoạt động..
Nghiên cứu thị trường mục tiêu mà khách sạn hướng đếnNghiên cứu thị trường là một trong các bước kinh doanh khách sạn khá quan trọng. Ngày nay, nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng của mọi người không còn đơn giản như trước nữa, mọi thứ đòi hỏi phải nâng lên tầm nghệ thuật và sự sáng tạo rất lớn từ không gian thiết kế phòng ngủ, sự sáng tạo của đầu bếp trong các món ăn để làm vừa lòng thực khách, các dịch vụ khách sạn đi kèm để khách hàng tận hưởng…
Các bước kinh doanh khách sạn hiệu quả
Kinh doanh khách sạn cũng có thế ví như “làm dâu trăm họ”, chúng ta phải làm tốt mọi yêu cầu của khách, nếu muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa không phải 10 khách sử dụng dịch vụ khách sạn đều hài lòng với những gì bạn đang cung cấp, mà mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau. Bởi vậy mới nói, không bao giờ có khách sạn nào có thể hấp dẫn toàn bộ thị trường khách hàng, và khi kinh doanh khách sạn bạn cần nhắm đến thị trường mục tiêu (khoảng 5-10% trong toàn bộ thị trường) và phục vụ tốt cho họ là thành công rồi.
Bạn sẽ lựa chọn phân khúc thị trường nào cho khách sạn của mình? Theo độ tuổi, theo sở thích cá nhân, theo thu nhập hay một đặc thù riêng biệt (khách sạn mini, khách sạn đặc biệt, khách sạn cao cấp…). Dựa vào phân khúc này, tiếp theo bạn sẽ đi nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng để tìm ra cách thức kinh doanh phù hợp nhất.
Chẳng hạn khi phận đoạn theo tuổi, bạn sẽ thấy thế hệ trước 7x là những người có sự nghiệp ổn định, thích sang trọng và điềm đạm, trong khi 7x – 8x trưởng thành, chín chắn, họ quan tâm nhiều đến những giá trị thực chất và có tính trầm, không thích náo nhiệt, hoặc bị chú ý. Với thế hệ 8x đến hiện tại rất năng động, thích trải nghiệm cái mới, dễ bị lôi cuốn theo các trào lưu và thích khẳng định chính mình…
Tương tự như vậy, bạn sẽ đi phân tích các đặc điểm khác để tìm ra phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp với ý tưởng khách sạn của mình.
Địa điểm mở khách sạnĐịa điểm cũng là một yếu tố quan trọng trong các bước kinh doanh khách sạn. Đây là vấn đề nan giải mà các nhà quản lý cảm thấy bối rối. Nếu chọn địa điểm có vi trí đẹp, quy mô lớn, gần các khu trung tâm thì chi phí đắt đỏ. Nhưng nếu là các vùng ngoại ô, cách xa trung tâm thì khó thu hút khách hàng. Một số điểm bạn cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn nơi kinh doanh:
Sơ đồ mặt bẳng khách sạn
– Giao thông: Kiểm tra xem khách sạn của bạn có gần các điểm giao thông qua trọng không? Có khoảng bao nhiêu lượt người đi bộ và đi xe qua lại mỗi ngày? Và quan trọng là khách sạn của bạn có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng hay không?
– Tính toán chi phí thuê địa điểm phù hợp: Để làm được điều này, trước tiên bạn cần hạch toán lỗ lãi dựa trên những khảo sát mà bạn đã thực hiện. Tất nhiên con số này chỉ là tương đối trên lý thuyết, nhưng nó sẽ chỉ ra cho bạn với khoản doanh thu bằng đó thì nên thuê địa điểm mở khách sạn khoảng bao nhiêu tiền để đảm bảo vẫn có lãi.
– Điểm đỗ xe: Khách sạn thì chắc chắn phải có chỗ đỗ xe thuận tiện cho khách rồi. Nếu không gian rộng thì bố trí xe đỗ ở sân, nếu diện tích nhỏ thì phải có hầm để xe.
– Các khách sạn hàng xóm: Hãy liệt kê tất cả những khách sạn ở khu vực gần bạn, thăm dò các đối thủ này và so sánh với những gì bạn đang cung cấp để học hỏi, để đánh giá… Từ đó bạn sẽ tìm những điểm riêng cho khách sạn của mình đảm bảo chúng ta không bị chìm nghỉm so với các đối thủ khác, và ảnh hưởng đến doanh số.
– Lịch sử của địa điểm: tìm hiểu về địa điểm trước khi quyết định thuê hay không. Ai là người thuê trước đó và tại sao họ lại không thuê nữa?
– Các điều khoản hợp đồng: tìm hiểu kỹ hợp đồng thuê để có những thoả thuận hợp lý nhất, cũng như các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
Vấn đề cốt lõi nhất trong kinh doanh khách sạn là mặt bằng vì nó tạo ra 80% hiệu quả doanh thu. Nếu bạn chọn một vị trí không tốt, thì dù có người quản có lý giỏi và một kế hoạch marketing hoàn hảo cũng rất khó mang lại kết quả tốt. Vì vậy hãy nghiên cứu thật kỹ các bước kinh doanh khách sạn trước khi bắt tay vào thực tiễn để bạn có một kết quả kinh doanh viên mãn nhất.
Kinh Doanh Khách Sạn: Tất Cả Những Điều Cần Biết Để Thành Công
Hiện nay, du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo sự bùng nổ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, trong đó có kinh doanh khách sạn. Không thể phủ nhận đây là một ngành kinh doanh đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, chính vì lẽ đó mà cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Vậy làm thế nào để bạn vượt mặt các đối thủ cạnh tranh và kinh doanh khách sạn thành công?
Kinh doanh khách sạn là gì?Kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển
Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để mang về doanh thu và lợi nhuận.
Đặc điểm kinh doanh khách sạn#1. Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của từng địa phương: Khách hàng chủ yếu của khách sạn thường là khách du lịch. Do đó, ở đâu có nhiều tài nguyên du lịch thì ở đó hoạt động kinh doanh khách sạn thường phát triển.
#2. Đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn: Do chi phí thuê đất và xây dựng khách sạn ban đầu. Ngoài ra, chi phí đầu tư cho trang thiết bị, tiện nghi của khách sạn và lao động cũng rất lớn.
#3. Sử dụng nhiều lao động trực tiếp: Sản phẩm của ngành kinh doanh khách sạn là dịch vụ hay mang tính chất phục vụ. Do đó, hoạt động kinh doanh khách sạn cần sử dụng nhiều lao động trực tiếp. Vì đặc điểm này nên các nhà quản lý khách sạn luôn phải đối mặt với vấn đề chi phí lao động cao nhưng lại khó cắt giảm do có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ.
#4. Mang tính thời vụ: Như đã nói ở trên, hoạt động kinh doanh khách sạn gắn chặt với hoạt động du lịch. Mà hoạt động du lịch lại mang tính thời vụ. Do đó, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng mang tính thời vụ, và thường được chia làm 2 mùa: cao điểm và thấp điểm. Nhìn chung, mùa cao điểm thường trùng với mùa du lịch.
Các loại hình kinh doanh khách sạn#1. Khách sạn thương mại (Commercial hotel): Chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng doanh nhân đi công tác.
#2. Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): Chủ yếu dành cho nhóm khách hàng có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn. Loại hình khách sạn này thường được xây dựng ở những địa điểm có tài nguyên thiên nhiên như: biển, hồ, rừng, núi…
#3. Khách sạn sân bay (Airport hotel): Thường được xây dựng gần sân bay, chủ yếu phục vụ đối tượng là phi công, tiếp viên hàng không hoặc khách quá cảnh chờ chuyến bay với thời gian lưu trú ngắn.
#4. Khách sạn sòng bạc (Casino hotel): Hướng đến đối tượng khách hàng có nhu cầu vui chơi, giải trí, cờ bạc… Loại hình khách sạn này thường được đầu tư rất quy mô với nội thất cao cấp và trang thiết bị hiện đại.
#5. Khách sạn bình dân (Hostel): Thường đặt gần nhà ga, bến xe…, phục vụ đối tượng chủ yếu là dân du lịch phượt và những người có nhu cầu nghỉ qua đêm.
#6. Nhà nghỉ ven đường (Motel): Thường dành cho đối tượng muốn dừng chân lưu trú qua đêm như: tài xế ô tô, mô tô…
#7. Khách sạn nổi (Floating Hotel): Là loại hình khách sạn được xây dựng trên những con tàu cỡ lớn (thay vì trên đất liền). Các khách sạn loại này thường không cố định một chỗ mà có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc qua lại giữa các nước.
#8. Khách sạn căn hộ (Codotel/ Residences/ Serviced Apartment): Là dạng căn hộ gồm đầy đủ các phòng chức năng như: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp… nhưng được cho thuê và kinh doanh như khách sạn. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại hình này là: nhóm bạn bè, gia đình hoặc khách có nhu cầu lưu trú dài hạn.
#9. Khách sạn “con nhộng” (Pod hotel): Là dạng kết hợp giữa homestay và hostel, gồm nhiều phòng ngủ nhỏ (còn được gọi là viên nang) trong một diện tích nhất định. Loại hình này khá phổ biến ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông… do giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi cơ bản và tính riêng tư.
Khách sạn con nhộng Kaiteki Hotel ở Sài Gòn
Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì?#1. Vốn: là yêu cầu tiên quyết đối với mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh khách sạn. Như đã nói ở trên, kinh doanh khách sạn đòi hỏi một số vốn rất lớn. Loại hình kinh doanh này tiêu tốn rất nhiều chi phí như: chi phí thuê mua địa điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tiện nghi, trả lương cho nhân viên, chi phí duy trì hoạt động của khách sạn…
#2. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng: Do phải đầu tư một số vốn lớn, nên nếu không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng thì nhà đầu tư sẽ rất dễ thua lỗ. Trong quá trình nghiên cứu, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
Nhóm khách hàng mục tiêu của khách sạn là ai?
Họ có thường xuyên lui tới khách sạn của bạn không? Với tần suất là bao nhiêu?
Loại hình khách sạn mà bạn muốn hướng tới?
Nên đầu tư cơ sở vật chất, tiện nghi ở mức nào?
Đặt giá dựa trên chi phí hay đối thủ cạnh tranh?
#3. Địa điểm kinh doanh: Trong kinh doanh khách sạn và dịch vụ lưu trú, địa điểm là yếu tố vô cùng quan trọng. Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những khách sạn nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng, nhà ga, sân bay… để thuận lợi cho việc di chuyển.
#4. Hoàn thành thủ tục cấp phép kinh doanh: Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh có điều kiện. Do đó, để được cấp phép kinh doanh, khách sạn của bạn cần đáp ứng một số yêu cầu. Những yêu cầu này đã được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật như: Luật Du lịch 2023, Nghị định số 168/2023/NĐ-CP và Thông tư số 06/2023/TT-BVHTTDL. Bên cạnh giấy phép kinh doanh, bạn còn cần những giấy phép khác như: giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xếp hạng sao khách sạn.
#5. Thi công, xây dựng khách sạn: Đây không phải là việc có thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Do đó, bạn cần tính toán chính xác thời điểm khởi công để hoàn thành đúng tiến độ nhằm phục vụ công việc kinh doanh. Ví dụ, với những khách sạn ở gần biển thì việc xây dựng cần được hoàn thành trước mùa hè để khách sạn kịp khánh thành và tiếp đón du khách vào mùa du lịch biển.
#6. Tuyển quản lý và nhân viên: Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như kinh doanh khách sạn, yếu tố con người là quan trọng nhất. Bạn cần một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thái độ phục vụ nhiệt tình và kỹ năng xử lý tình huống tốt. Ngoài ra, nếu bạn không thể quản lý khách sạn thì cần phải thuê một quản lý. Hãy lựa chọn những người có kinh nghiệm bởi công việc quản lý khách sạn không hề đơn giản.
Đội ngũ nhân viên khách sạn
Những thách thức khi kinh doanh khách sạn trong thời đại 4.0 #1. Sự lớn mạnh của AirbnbAirbnb không phải là một công ty kinh doanh khách sạn mà là trung gian kết nối giữa người cho thuê phòng và khách du lịch. Với mức giá rẻ hơn nhiều so với các khách sạn truyền thông, Airbnb ngày càng được giới trẻ ưa chuộng. Bắt đầu tiến quân vào thị trường Việt Nam từ năm 2023 với khoảng 1.000 phòng cho thuê, tính đến tháng 7 năm 2023, con số này đã tăng lên tới hơn 16.000 phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Con số này bằng tổng số phòng của tất cả các khách sạn 2-4 sao tại TP. Hồ Chí Minh. Rõ ràng, Airbnb đã trở thành mối đe dọa với các khách sạn truyền thống. Trong đó, các khách sạn vừa và nhỏ là đối tượng cảm nhận điều này rõ hơn ai hết khi thị phần đang dần bị thu hẹp lại.
#2. Kỳ vọng của khách hàng ngày càng caoCó thể bạn đã biết, du khách hiện đại ngày càng đòi hỏi cao hơn đối với những tiện nghi của khách sạn: wifi miễn phí 24/24, trải nghiệm độc nhất, hệ thống giải trí hiện đại… Và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh thành công với đối thủ, không còn cách nào khác là bạn phải thường xuyên đầu tư và nâng cấp tiện nghi của khách sạn.
#3. Xu hướng tiếp thị thay đổi #4. Khó khăn khi xây dựng lòng trung thành của khách hàng #5. Vấn đề an toàn dữ liệuTrong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, dữ liệu của khách hàng vô cùng quan trọng. Nếu mất dữ liệu, mọi hoạt động của khách sạn sẽ bị ngưng trệ. Hơn nữa, du khách nước ngoài rất coi trọng dữ liệu cá nhân của mình. Việc rò rỉ dữ liệu cá nhân có thể ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của khách sạn. Mặc dù vậy, phần lớn khách sạn vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa coi trọng vấn đề này. Đây là một thực tế đáng lo ngại khi mà Việt Nam luôn nằm trong danh sách những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất.
An toàn dữ liệu là vấn đề cần được chú trọng trong kinh doanh khách sạn
Làm thế nào để kinh doanh khách sạn hiệu quả? #1. Đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, tiện nghi khách sạnTrong kinh doanh khách sạn, cơ sở hạ tầng và tiện nghi khách sạn đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng. Dù cho ngân sách của bạn có thể không có nhiều, nhưng bạn vẫn cần chú trọng đầu tư và thường xuyên nâng cấp các tiện nghi cơ bản của khách sạn như: chăn, ga, gối, đệm, khăn tắm…
Hãy chọn chất liệu mềm mại để mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng. Bên cạnh đó, đừng quên nâng cấp đường truyền Wi-fi để nâng cao tốc độ internet của khách sạn. Trong thời đại hiện nay, internet và smartphone đã trở thành những thứ không thể thiếu với khách hàng. Hãy tưởng tượng khách hàng của bạn sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào khi không thể vào Facebook để tải những bức ảnh mà họ đã dành cả ngày để chụp.
#2. Mở rộng các dịch vụ mà khách sạn cung cấpĐã qua rồi cái thời kinh doanh khách sạn chỉ để đáp ứng nhu cầu ngủ nghỉ của khách hàng. Khách hàng hiện đại ngày càng đòi hỏi cao hơn khi lưu trú tại khách sạn. Do đó, khách sạn cần mở rộng các dịch vụ cung cấp như: Tổ chức tiệc cưới, hội họp, spa, gym, cho thuê xe… Việc này cũng giúp khách sạn tăng thêm doanh thu bên cạnh doanh thu bán phòng.
#3. Đăng ký bán phòng trên các kênh OTAKhông thể phụ nhận, đối với phần lớn các khách sạn, OTA vẫn là một nguồn quan trọng mang lại lượt đặt phòng. Theo nghiên cứu, 76% lượt đặt phòng hiện nay đến từ các kênh OTA. Con số đó đủ cho thấy vai trò quan trọng của các kênh này. Do đó, bạn không nên quay lưng với các kênh OTA. Hãy học cách chung sống với họ.
Một khó khăn phổ biến mà các khách sạn thường gặp phải khi bán phòng trên các kênh OTA là việc cập nhật phòng trống một cách thủ công. Đây là một công việc rất tốn thời gian và công sức, lại còn rất dễ xảy ra sai sót. Chỉ cần không cập nhật kịp thời, cũng có thể dẫn đến tình trạng overbooking, khiến khách sạn bị phạt. Bởi vậy, bạn nên đầu tư một hệ thống quản lý kênh phân phối.
Với tính năng tự động cập nhật số phòng trống theo thời gian thực, bạn sẽ không còn phải lo lắng vấn đề overbooking nữa. Cụ thể, mỗi khi có booking đổ về, hệ thống sẽ tự động trừ số phòng trống hiện tại, sau đó đăng bán phòng trên tất cả các kênh với số phòng trống đã được cập nhật.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống quản lý kênh phân phối ezCms
#4. Xây dựng website khách sạnMặc dù OTA là một kênh bán phòng hiệu quả, tuy nhiên, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí hoa hồng không hề nhỏ. Bởi vậy, việc quá phụ thuộc vào các kênh OTA có thể khiến lợi nhuận của khách sạn giảm sút. Để tránh tình trạng đó, khách sạn nên xây dựng một website riêng. Điều này không chỉ giúp nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của khách sạn mà còn cho phép khách đặt phòng trực tiếp với khách sạn. Tuy nhiên, bạn cần tích hợp công cụ đặt phòng trực tuyến (Booking Engine) để khách hàng có thể đặt phòng và thanh toán trực tiếp trên đó.
#5. Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên khách sạnNếu tham khảo các đánh giá của khách hàng trên các kênh OTA, bạn sẽ thấy rất nhiều đánh giá tập trung khen ngợi thái độ thân thiện và sự nhiệt tình của nhân viên. Rõ ràng, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như kinh doanh khách sạn, yếu tố con người vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy, bạn cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên khách sạn. Đảm bảo họ luôn phục vụ khách hàng với nụ cười trên môi.
#6. Sử dụng phần mềm quản lý khách sạnTrong thời đại Công nghệ 4.0 như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh khách sạn đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Đó là lý do rất nhiều khách sạn đã sử dụng phần mềm quản lý khách sạn.
Ngày càng nhiều khách sạn sử dụng phần mềm quản lý
Một phần mềm chuyên nghiệp sẽ giúp tăng năng suất cho nhân viên, ví dụ như giúp họ thực hiện thao tác check-in, check-out… nhanh chóng và chính xác hơn. Điều đó sẽ mang lại sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của khách sạn. Ngoài ra, một phần mềm quản lý khách sạn còn có nhiều tính năng khác như quản lý buồng phòng, quản lý báo cáo, email marketing… giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Bốn Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn Cho Người Mới Bắt Đầu
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực đầu tư lớn và đầy rủi ro. Không lập kế hoạch kỹ lưỡng, bạn sẽ rất dễ sa vào vũng lầy thất bại. Nếu không muốn tiền bạc lần lượt “đội nón ra đi”, tâm huyết bị uổng phí, bạn rất nên tìm hiểu bài viết sau để học tập cách lập kế hoạch kinh doanh khách sạn một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Kế hoạch kinh doanh khách sạn cần chú trọng đặc biệt những yếu tố sau:
Lựa chọn địa điểm xây dựngĐịa điểm mở khách sạn phải thỏa mãn một số yêu cầu sau, gồm:
Lịch sử địa điểm: Tìm hiểu kỹ chủ đất trước đây, mặt bằng này đã từng có ai thuê lúc trước hay không, ai là người thuê và tại sao không thuê nữa…
Khả năng thu hút khách: Khách sạn có gần khu du lịch, bến xe không, khách sạn sẽ thu hút được bao nhiêu lượt khách mỗi ngày…
Giao thông: Khách sạn có gần các điểm giao thông quan trọng không, có bao nhiêu lượt người đi bộ và đi xe qua lại mỗi ngày, khách có thuận tiện dừng chân hay không…
Điểm đỗ xe: Khách sạn có chỗ giữ xe cho khách hay không, nếu diện tích nhỏ thì phải có hầm để xe
Đối thủ lân cận: Những khách sạn lân cận kinh doanh dịch vụ gì đặc biệt, hoạt động bao lâu, có gì đáng để học hỏi…
Khả năng phát triển tương lai: Kiểm tra địa phương cho sắp quy hoạch mặt bằng của bạn hay không.
Hạng mục này không hoàn thành thì không thể tiếp tục những hạng mục khác trong kế hoạch kinh doanh khách sạn. Giấy tờ cấp phép kinh doanh là không thể thiếu, dù là bất kỳ kinh doanh mặt hàng, dịch vụ nào.
Giấy phép kinh doanh là thứ đầu tiên bạn phải cầm chắc trong tay. Ngoài ra, bạn cần có giấy phép riêng cho dịch vụ lưu trú. Nếu khách sạn nằm ở khu vực trung tâm, việc xin giấy phép sẽ dễ dàng hơn khách sạn nằm trong khu vực không được quy hoạch để xây nhà nghỉ, khách sạn.
Một số địa phương có quy định riêng, ví dụ như giới hạn thời gian lưu trú của khách (thường là 7-14 ngày), hạn chế số phòng cho thuê hoặc không cho phép khách nấu nướng trong phòng… Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải giải trình với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh và cam kết không gây ảnh hưởng đến cảnh quan chung, đời sống của người dân địa phương.
Nếu khách sạn quy mô nhỏ, trên dưới 5 phòng, bạn có thể “tự biên tự diễn”, nhưng khách sạn lớn hơn thì phải thuê đội ngũ nhân viên.
Để phát triển kinh doanh và đạt doanh thu tốt nhất, chủ đầu tư nên thuê đầy đủ các vị trí cơ bản sau: quản lý chung khách sạn, lễ tân, nhân viên buồng phòng, nhân viên sales và marketing, bảo vệ…
Xác định giá phòng cho thuêĐối với khách sạn mini, giá thành ở Việt Nam thường dao động từ 150.000 đồng-300.000đồng/phòng/đêm. Nếu tính theo giờ thì giá phòng tầm 50.000-70.000/phòng/tiếng.
Giá phòng cũng thay đổi theo thời vụ, địa điểm. Khách sạn sát bờ biển sẽ cao giá hơn khách sạn xa bờ. Khách sạn dù lớn hay nhỏ đều có bảng giá riêng cho từng thời điểm trong năm, đôi khi là thay đổi theo các ngày trong tuần.
Có thể thấy, để thành công khi đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, bạn cần có lượng kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh khách sạn nhất định để có thể lên bản kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn hảo nhất. Làm thế nào để khởi sự thành công và thu về lợi nhuận “khủng” trong thời gian ngắn nhất? chiến lược quản lý tận thu cần thiết để đạt lợi nhuận cao nhất.
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Khách Sạn, Nhà Nghỉ Hiệu Quả Nhất
Muốn kinh doanh khách sạn hiệu quả phải quản lý tốt
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hiệu quả là cách thức quản lý. Không quản lý tốt thì việc kinh doanh khó mà phát triển được. Người quản lý giỏi là người hiểu được giá trị của mỗi nhân viên, nhìn đúng người, giao đúng việc, tạo được động lực cho nhân viên không chỉ hoàn thành mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao theo mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Đôi khi người quản lý có thể “trao quyền” cho nhân viên trong một số trường hợp nhất định. Trao quyền là một cách tạo niềm tin và giúp nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng và muốn cống hiến nhiều hơn. Không chỉ vậy quản lý tốt sẽ nắm được tâm lý của nhân viên và khách hàng giúp kiểm soát, đánh giá được tiến độ công việc kịp thời điều chỉnh, xử lý các tình huống phát sinh hiệu quả nhất…
Đối tượng khách hàng của khách sạn là rất phong phú, từ nhiều tầng lớp địa vị, tuổi tác khác nhau. Để khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với khách sạn của bạn bằng việc cho họ cảm nhận và tận hưởng các dịch vụ tốt nhất của khách sạn là một kinh nghiệm kinh doanh khách sạn cần phải lưu ý.Từ những điều thiết yếu như khăn tắm, bồn tắm, bàn trang điểm, hệ thống mạng Internet, điện thoại hỗ trợ đến những dịch vụ nhỏ như đánh giầy…cần được tỉ mỉ và luôn luôn cải thiện theo nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh bất cứ một ngành nghề gì muốn thành công đều cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Nên chia theo từng giai đoạn cụ thể và mỗi một giai đoạn cần có chiến lược riêng phụ thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được. Sau khi có chiến lược kinh doanh, cần tập trung vào các chiến lược cạnh tranh, chiến lược marketing, chiến lược xây dựng thương hiệu…để tăng sự nhận diện đối với công chúng và khách hàng mục tiêu của mình.
Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịchKinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hiệu quả là nên tận dụng nguồn tài nguyên du lịch sẵn có. Có tài nguyên mà không biết tận dụng hoặc tận dụng sẽ rất lãng phí. Số lượng và đối tượng khách đến khách sạn quyết định đến việc hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn vì vậy cần có những chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút khách hàng đến với khách sạn của bạn. ezCloudhotel hi vọng bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm từ bài viết kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hiệu quả trên.
Một phần mềm quản lý tốt chính là chìa khóa thành công cho khách sạn của bạn!Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Bước Để Khởi Sự Kinh Doanh Khách Sạn trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!