Bạn đang xem bài viết 4 Quy Tắc Giúp Cách Quản Lý Nhà Hàng Ăn Uống Chuyên Nghiệp được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
24/08/2023 09:46:07
Tại Việt Nam, đa số các nhà hàng chưa đặt nhiều sự chú ý vào việc nhận thực đơn gọi món từ khách (Order), vì thế dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng phải chờ đợi lâu mà món ăn chưa ra, hoặc ghi nhận sai món cho khách. Việc nhận order từ khách cho dù đơn giản chỉ là ghi lại món ăn và báo với khu vực bếp, thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp có sai sót xảy ra. Để cách quản lý nhà hàng, quán ăn uống được chuyên nghiệp hơn, cần phải nắm được một vài quy tắc quan trọng như sau:
Quản lý nhà hàng có trách nhiệm trực tiếp hoặc ủy quyền cho nhân viên việc quản lý sổ gọi món từ thu ngân.
Mọi việc bàn giao cần có xác nhận của người nhận vào sổ giao nhận.
Trong mọi trường hợp, người đang đảm nhận việc ghi món sẽ không được giao sổ cho những người không có trách nhiệm giữ sổ.
Cuối cùng, trong thời gian nhà hàng không phục vụ, sổ gọi món cần được cất giữ cẩn thận.
Nhân viên phải ghi order theo số thứ tự để dễ dàng kiểm soát
Sau khi đã nhận đầy đủ order, phải ngay lập tức chuyển tới bộ phận bếp để không kéo dài thời gian khách chờ đợi.
Ghi order phải thật rõ ràng và đầy đủ, ghi chú rõ những yêu cầu riêng của khách (Ví dụ: Ít cay, không mì chính, nhiều đường,…).
Một kinh nghiệm quản lý nhà hàng đối với việc ghi order hiện nay rất hiệu quả và chuyên nghiệp đó chính là sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng dành cho lĩnh vực nhà hàng, ăn uống. Khi sử dụng những phần mềm, ứng dụng này bạn có thể ghi lại order một cách chính xác, không sai sót đồng thời yêu cầu sẽ được chuyển trực tiếp cho phòng bếp. Việc quản lý hoạt động order từ xa cũng rất đơn giản, chỉ cần kết nối với tài khoản nhà hàng là mọi giao dịch đều được kiểm soát theo yêu cầu của bạn.
2. Quy tắc sử dụng tiền trong giờ phục vụ
Sau khi nhận tiền thanh toán từ khách, nhân viên phải cầm tiên tới quầy thu ngân ngay.
Khi thanh toán tiền cho khách, không được để tiền vào túi hoặc tủ riêng, cũng không được sử dụng tiền riêng để trả tiền cho khách. Nếu có, cần thông báo và được sự đồng ý của quản lý nhà hàng.
Trong quá trình phục vụ, nhân viên tuyệt đối không được xin hay có những hành động gợi ý khách hàng cho tiền tip. Nếu khách hàng có ý định tip cho nhân viên, tiền tip cần được chuyển ngay tới quầy thu ngân ngay sau khi nhân viên bàn nhận được và tiến hành xử lý theo quy chế của nhà hàng.
Một cách quản lý tiền mặt tại các cửa hàng ăn uống đó chính là sử dụng các két tiền thông minh kết nối trực tiếp với máy bán hàng để theo dõi lượng tiền mặt chính xác theo từng giao dịch.
Nhân viên phục vụ bàn nào sẽ có trách nhiệm thanh toán cho bàn đó, không thông qua những nhân viên khác trong nhà hàng.
Khi thu ngân chuyển hóa đơn, nhân viên phụ trách tại bàn phải kiểm tra lại một lượt các món. Nếu phát hiện những chi tiết không chính xác thì phải yêu cầu thu ngân điều chỉnh lại, tránh để khách hàng nhận được hóa đơn có sai sót.
Nhân viên bàn phụ trách thanh toán cần phải nắm được giá trị hóa đơn, số tiền khách phải trả và kiểm tra xem thu ngân đã hoàn trả lại tiền thừa đủ hay chưa. Nếu không, hãy nhắc thu ngân chuyển đủ trước khi gửi trả lại khách hàng.
Với bất kì lý do nào, nhân viên thu ngân không được thu thêm tiền của khách. Nếu trong hóa đơn in thiếu thì phải xin lỗi khách và yêu cầu thu ngân ghi/in bổ sung, sau đó mới thu thêm tiền của khách dựa trên hóa đơn đã sửa.
BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG
MIỄN PHÍ dùng thử
Các chương trình giảm giá, khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng là những điều không còn xa lạ trong các nhà hàng ăn uống. Đặc biệt trong những dịp cuối năm, cận kề Giáng Sinh, năm mới như thời điểm này thì các nhà hàng càng đẩy mạnh hơn những chương trình này. Tuy nhiên, không ít nhà hàng gặp những khó khăn trong việc quản lý bởi số lượng khách quá đông hay và những sự thay đổi trong mức giá.
Để việc kiểm soát dễ dàng hơn, các nhà hàng vẫn thường lựa chọn sử dụng một phần mềm quản lý nhà hàng. Phần mềm này không chỉ giúp các công đoạn gọi món, đặt bếp, thanh toán,… đơn giản hơn mà còn giúp việc kiểm soát nhà hàng những ngày đông khách được chặt chẽ.
Nhân viên phục vụ có nhiệm vụ phải thông báo cho khách các chương trình khuyến mãi cho khách hàng.
Tất cả nhân viên bộ phận không được đãi người quen, bạn bè ăn miễn phí trừ trường hợp đã được quy định của nhà hàng.
Để thông tin về các chương trình khuyến mãi có thể đến được với khách hàng bạn nên sử dụng các kênh mạng xã hội để thông báo rộng rãi.
Quản lý các chương trình khuyến mãi bằng phần mềm quản lý bán hàng để tất cả các khách hàng đều được hưởng lợi và bạn hoàn toàn có thể quản lý các chương trình này từ xa một các dễ dàng.
KiotViet – Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhấtDùng thử miễn phí
Cách Quản Lý Nhà Hàng Chuyên Nghiệp
Cách quản lý nhân viên nhà hàng
Thông thường để nhà hàng vận hành trơn tru thì việc thuê đủ nhân viên là không thể thiếu. Ngay cả những quán ăn nhỏ cũng cần đảm bảo đủ số lượng từng bộ phận nhân viên khác nhau.
Tùy vào quy mô và loại hình, nhà hàng sẽ có các bộ phận nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, một nhà hàng thường sẽ chia thành các bộ phận như: Bếp, bàn, thu ngân, thủ quỹ, thủ kho, bảo vệ. Mỗi bộ phận và thậm chí mỗi nhân viên của từng bộ phận đều được phân công nhiệm vụ riêng. Khó khăn của quản lý nhà hàng chính là không thể bao quát hết công việc của từng người.
Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ưu, khuyết điểm từng bộ phận, từ đó có hướng giải quyết hợp lý nhất. Cần lưu ý, trước khi giao việc cho họ, quản lý nhà hàng nên đưa ra những yêu cầu tổng quát cho mỗi nhóm trưởng, họ sẽ có cách phân bổ công việc đến từng nhân viên theo cách hiệu quả nhất.
Nếu bạn là một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp, hẳn nhiên đều hiểu công việc trong nhà hàng rất vất vả và dễ bị xuống tinh thần. Hãy có những chế độ thưởng phạt rõ ràng để khích lệ tinh thần nhân viên. Những quy định này cần được ban hành thành văn bản và phổ biến cho nhân viên khi họ mới vào làm.
Ví dụ, khi nhân viên là việc chăm chỉ, đi đúng giờ, thái độ ứng xử với khách hàng tốt thì nên có những phần thưởng thêm, cộng vào tiền lương hoặc những voucher giảm giá tại nhà hàng. Ngược lại, với những nhân viên hay phạm vào những quy định, nội quy nhà hàng cần có những mức phạt để nhắc nhỏ và sửa đổi.
Ngoài ra thì vấn đề đào tạo cũng rất quan trọng. Cách quản lý nhà hàng tốt, chính là đào tạo được những nhân viên làm hài lòng khách hàng. Bởi, kinh doanh nhà hàng là một ngành dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng tỷ lệ thuận với lợi nhuận thu về.
Ngoài việc tuyển chọn từ khâu đầu vào, quản lý nhà hàng cũng nên tổ chức các buổi đào tạo và kiểm tra sau mỗi khóa đào tạo. Việc này không những nâng cao nghiệp vụ nhân viên, cải thiện chất lượng nhà hàng mà còn đào thải được những người yếu kém, thiếu thái độ làm việc tích cực.
Riêng bộ phận bếp, quản lý nhà hàng ăn uống cần tuyển chọn kỹ lưỡng vì đây là bộ phận cốt cán của nhà hàng. Do đó, bếp trưởng phải là người biết điều hành, sắp xếp công việc nhà bếp một cách hợp lý.
Cách quản lý tài chínhChi phí kinh doanh nhà hàng rất cao, bởi bạn vừa phải chế biến, vừa phải bán. Khi quản lý tài chính không tốt rất dẽ bị thâm hụt hay xảy ra những sai sót không đáng có. Đặc biệt, khi nhà hàng đông khách, khách ra vào liên tục thì việc nhân viên tính nhầm hóa đơn xảy ra thường xuyên.
Để có thể nắm rõ tình hình thu – chi, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng với các chức năng tự động thống kê, tính toán mỗi khoản theo từng mốc thời gian cụ thể.
Với vấn đề thanh toán tiền cho khách, quản lý nhà hàng có thể thay thế hình thức viết hóa đơn giấy bằng phần mềm thanh toán tại bàn cho khách hàng, hoặc tạo các quầy lễ tân riêng, để tránh trường hợp nhân viên không trung thực.
Như vậy có thể thấy quản lý nhân viên, quản lý tài chính rất quan trọng khi kinh doanh nhà hàng. Khi còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế để xử lý các tình huống phát sinh bất lợi cho nhà hàng, bạn nên theo học khóa quản lý nhà hàng ngắn hạn. Những khóa học này thường không kéo dài, tập trung vào những giờ ngoài giờ làm tại nhà hàng. Quan trọng hơn, những kiến thức bạn thu được thực sự hữu ích và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Bạn hoàn toàn có thể tham gia khóa học Quản lý nhà hàng tại trung tâm Smart Goal để tìm ra được cách thức quản lý chuyên nghiệp nhất, thực tế nhất cho nhà hàng của mình. Với 61 buổi học tại trung tâm bạn sẽ được chia sẻ những kiến thức thực tế nhất từ các chuyên gia trong ngành hơn 12 năm kinh nghiệm. Học thật, làm thật là tiêu chí hàng đầu giúp bạn vừa học vừa được thực tập ngay tại nhà hàng. Còn chần chừ gì nữa, hãy đăng kí tham gia ngay để nhận được ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay
Học viên đóng học phí trước 5 ngày giảm ngay 2.5 triệu chỉ còn 11.5 triệu
Học viên đóng học phí trước 10 ngày giảm ngay 4.5 triệu chỉ còn 10 triệu CLICK vào ĐĂNG KÝ HỌC NGAY để nhận chương trình ưu đãi từ khóa học quản lý nhà hàng
Cách Quản Lý Nhà Hàng Ăn Uống Hiệu Quả Giúp Bạn Nhân Đôi Doanh Thu
Không phải ai cũng biết cách quản lý nhà hàng sao cho hiệu quả bởi nó bao gồm hàng trăm công việc khác nhau như: quản lý nguyên liệu nhà hàng, quản lý nhân sự nhà hàng và đòi hỏi cả quản lý kho và cách quản lý nhân viên nhà hàng tốt nhất.
Tải Ebook miễn phí: 11 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu
Cách vận hành nhà hàng hiệu quả giúp nhân đôi doanh thu
1. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm 1.1. Chứng nhận vệ sinh ATTPHiện nay, bất cứ nhà hàng hay cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào đều phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới được phép hoạt động.
Để được chứng nhận thì nhà hàng phải đảm bảo các tiêu chí về cơ sở vật chất như quy trình một chiều, dụng cụ, máy móc, hệ thống thông gió, hệ thống điện nước, kho chứa, hệ thống thải…, về chất lượng quản lý nguyên liệu nhà hàng đầu vào và sức khỏe nhân viên.
An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố tiên quyết khi kinh doanh nhà hàng
1.2. Quản lý bếp nhà hàngĐảm bảo nguồn hàng “Sạch”
Một trong những cách hiệu quả nhất là sau khi đã đảm bảo về vấn đề con người thì chúng ta cần quan tâm đến chính nguồn thực phẩm. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín hoặc áp dụng mô hình kinh doanh nhà hàng “từ trang trại đến bàn ăn” để đảm bảo nguồn thực phẩm đầu vào luôn tươi ngon.
Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của nhiều người cho thấy, khi nhập thực phẩm, bạn cần có nhân viên quản lý chất lượng thực phẩm sẽ kiểm tra cẩn thận tất cả các lô hàng xem có bị hư hỏng hay gặp vấn đề gì không, chỉ có như vậy mới có thể chắc chắn những nguyên liệu tốt nhất được nhập vào nhà hàng.
Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, những nguyên liệu này cần được bảo quản đúng cách tùy từng loại thực phẩm (cấp đông, làm mát hoặc để khô) để duy trì chất lượng cũng như tối đa hóa thời gian sử dụng của nguồn thực phẩm.
Dọn dẹp sạch sẽ khu vực bếp nhà hàng
Quản lý nguyên vật liệu nhà hàng
Trong quy trình quản lý bếp thì quản lý nguyên liệu nhà hàng là một khâu khá khó khăn đối với các ông chủ khi quản lý nhà hàng, vì ngoài quá trình nhập vào nó còn bao gồm cả quá trình định lượng để chế biến. Không ít nhà hàng thường gặp phải trường hợp tổng kết cuối tháng bị hao hụt rất nhiều, nguyên nhân là do nhà bếp thông đồng với bên quản lý nguyên liệu, cắt giảm thành phần của món ăn nhưng vẫn báo cáo đủ.
Điều đó cho thấy, cách quản lý bếp nhà hàng cũng là một nghiệp vụ quan trọng và mang lại hiệu quả cao. Để tránh trường hợp này bạn cần phải giao cho quản lý chung việc thống kê, báo cáo càng chi tiết càng tốt.
Dĩ nhiên chính bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra kho và nhà bếp để kiểm soát tình hình. Ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng nên lưu ý điều này.
Nguyên vật liệu cần được kiểm soát chặt chẽ
Bảo quản nguyên vật liệu là khâu vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà hàng. Khi nhân viên bếp nhận nguyên vật liệu thì cần phải bảo quản cẩn thận. Ví dụ:
Khi nhận hàng, bộ phận bếp cần kiểm tra lại xem số lượng nhận được có đúng như trong phiếu giao hàng không.
Những rau củ phải nên rửa sạch, để ráo nước và dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại và bảo quản trong tủ lạnh.
Nguyên vật liệu không được để dưới đất, phải để trên bàn hoặc trên cao, những nơi khô thoáng.
Thường xuyên kiểm tra lại số lượng hàng của bếp vào mỗi đầu ca và cuối ca.
Vệ sinh sạch sẽ khu vực chế biến và khu vực bảo quản nguyên liệu.
Thường xuyên kiểm tra xem nguyên vật liệu nào hết hạn hoặc sắp hết hạn để kịp thời xử lý, tránh trường hợp dùng đồ hết hạn sử dụng mà làm thức ăn cho khách.
Như vậy có thể thấy quản lý nguyên liệu nhà hàng là quá trình rất quan trọng, bạn nên lập kế hoạch chi tiết, cụ thể để nắm bắt tình hình thường xuyên và là cách quản lý nhà hàng mang lại hiệu quả cho bạn.
Kiểm soát định lượng theo từng món ăn
1.3.
Quy trình quản lý kho nhà hàng
Kho bãi luôn là vấn đề đau đầu trong việc tìm cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả của bạn. Bởi bạn phải bố trí kho như thế nào cho hợp lý và gọn gàng để tiết kiệm được diện tích cũng như là dễ tìm kiếm mỗi khi cần thiết.
Cách để tiết kiệm diện tích đó là bạn nên làm những kệ để đồ và phân chúng theo khu. Những kệ để đồ nên được thiết kế chắc chắn và khoảng cách đặt để giữa các kệ là hợp lý để tiện cất giữ và lấy.
Cách sắp xếp đồ trong kho là bạn nên xếp những vật dụng thường xuyên dùng cho nhà hàng ở những nơi dễ lấy và nhanh nhất. Còn những vật dụng ít dùng đến thì có thể đến phía trong hoặc là trên cao. Nhưng lưu ý là những đồ nặng bạn nên để phía dưới, và những đồ bằng thủy tinh, sứ thì nên lấy giấy gói lại và đặt vào thùng.
Kinh nghiệm quản lý nhà hàng hiệu quả là không nên đặt để đồ trong kho quá lung tung vì như vậy rất dễ có gián và chuột. Bạn nên vệ sinh kho 1 tháng 1 lần để tránh tình trạng chuột làm ổ trong kho.
Quản lý kho hàng nhập xuất chi tiết và chặt chẽ
2. Quản lý nhân sự nhà hàng2.1. Nhân viên bồi bàn, tạp vụ
Là lực lượng đông đảo trong mỗi nhà hàng và họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng và lượng khách trung bình mà người quản lý sẽ quyết định tuyển bao nhiêu người cho mỗi ca.
Cách tốt nhất là phân công công việc cụ thể từng người, ai phụ trách khu nào (nếu là nhà hàng lớn), lương mỗi tháng theo ca là bao nhiêu… Hãy quản lý nhân viên với tinh thần cởi mở, luôn động viên, khích lệ họ làm tốt.
Nhân viên phục vụ nhà hàng tận tình chuyên nghiệp
Chờ khách: Có những điểm cần lưu ý trong quá trình chờ khách như sau:
Cách quản lý nhân viên nhà hàng tốt là hãy hướng dẫn họ dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, linh hoạt, lịch sự.
Tại địa điểm chờ khách, không được trò chuyện với đồng nghiệp khác.
Hành động nhanh nhẹn, từ tốn.
Chú ý đến hướng của lối vào, áp dụng một tư thế thoải mái và tự nhiên, và không ngồi trên ghế hoặc dựa vào quầy.
Quản lý nhân viên nhà hàng cần nhắc họ tập trung và để ý đến khách hàng xung quanh.
Chỉ cần khách hàng là người lớn tuổi hơn cần có một tư thế chào đón thể hiện sự kính trọng nhất định.
Hãy ghi nhớ số bàn và số phòng còn trống.
Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp và hiệu quả
Đón khách
Ngôn ngữ cần nhã nhặn.
Hồ hởi và phấn khởi khi nói câu “Xin chào quý khách”.
Xác nhận số lượng khách hàng “Xin hỏi quý khách có mấy người?”
Dùng tay phải biểu thị “Mời quý khách đi lối này”.
Trong quá trình khách ngồi dùng lòng bàn tay để đưa ra dấu hiệu.
Hành động dứt khoát.
Nhẹ nhàng gật đầu và chào, hai tay nắm vào nhau, ngón tay áp sát vào nhau.
Từ từ đi đến trước mặt khách hàng, đi chậm đến chỗ đứng theo quy định.
Kéo ghế nhẹ và chỉ bằng ngón tay.
Tập trung cao độ
Quản lý nhân viên nhà hàng hướng dẫn nhân viên thể hiện sự chào đón chân thành của bạn trong tư thế đúng.
Hướng dẫn về chỗ ngồi thân thiện với khách hàng, chẳng hạn như đưa bạn đồng hành của một cặp vợ chồng đến một chỗ ngồi không phô trương, một khách hàng muốn nói chuyện về một chỗ ngồi yên tĩnh và một khách hàng đến một bàn cho hai người.
2.2. Cách quản lý order nhà hàng
Mình mới kể ở trên chỉ là một vài quy trình nhỏ. Còn có quy trình quản lý Thu ngân cũng quan trọng không kém. Thử nghĩ khi khách đến nhà hàng order mà gặp phải tình trạng thu ngân thanh toán chậm chạp, tiền thối đưa cho khách thiếu.
Order tại bàn qua thiết bị idad đơn giản
Thu ngân trước khi mở nhà hàng mỗi ngày
Khi vào ca thu ngân cần phải vệ sinh khu vực vệ sinh của mình, lau chùi máy tính tiền, lau chùi khu vực thanh toán, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, chuẩn bị tiền lữ để thanh toán,…
Việc quan trọng tiếp nữa là thu ngân cần phải đối chiếu giấy tờ của hôm trước. Thu ngân cần phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, ngoại hình xinh xắn, trang điểm nhẹ nhàng.
Cách quản lý nhân sự nhà hàng giúp khách vui lòng
Thu ngân trong quá trình nhà hàng hoạt động
Cách quản lý nhà hàng tốt là bạn cần khiến nhân viên các bộ phận làm tốt vai trò. Với thu ngân cần có thái độ hòa nhã, chào hỏi khách hàng và mỉm cười. Sau đó thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và xử lý các vấn đề tiền mặt. Ngoài ra Thu ngân còn có trách nhiệm sau đây:
Mua quà tặng hoặc tặng quà cho khách hàng
Quản lý phiếu giảm giá và xử lý giảm giá
Xử lý những đơn hàng không hợp lý của khách hàng
Dọn dẹp xung quanh khu vực thu ngân cho sạch sẽ
Đổi tiền và chuẩn bị tiền lẻ để trả lại cho khách hàng
Hỗ trợ nhân viên nếu cần thiết
Thanh toán và kiểm kê đúng quy trình và chính xác số tiền.
3. Quản lý tài chính của nhà hàng
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng là điều rất cần thiết để giúp bạn tiết kiệm thời gian và dễ dàng kiểm soát thông tin tài chính của quán.
Theo các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, bạn vừa phải sản xuất (chế biến thức ăn) vừa phải bán nên các hoạt động cần chi phí là rất nhiều, nếu không có phương pháp quản lý tài chính tốt thì rất dễ bị thâm hụt hoặc nhầm lẫn. Đặc biệt là khi nhà hàng đông khách, kẻ ra người vào liên tục, nhân viên thì bận rộn nên chuyện tính nhầm hoá đơn thường xuyên xảy ra hơn.
Quản lý tài chính cửa hàng qua phần mềm
Để tiện cho việc theo dõi chi – thu bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý nhà hàng với các chức năng tự động thống kê, tính toán từng khoản theo thời gian cụ thể.
Bởi các hoạt động cần tiền như mua nguyên vật liệu, sắm sửa trang bị,.. cần phải báo cáo với kế toán để ứng tiền trước, sau đó dựa trên hoá đơn để tính toán rồi nhập vào phần mềm. Các khoản thu cuối ngày cũng vậy, đều phải đưa dữ liệu để phần mềm tính toán rồi báo cáo chính xác cho bạn.
Riêng vấn đề thanh toán tiền cho khách, bạn không nên áp dụng hình thức thanh toán tại chỗ mà hãy tạo quầy lễ tân riêng, yêu cầu khách ra đó để nhận hoá đơn và chi trả, tránh trường hợp bị nhân viên ăn bớt. Các bàn ăn nên được đánh số cho dễ quản lý.
Thử nghĩ một ngày đẹp trời bạn đi du lịch, nhưng vẫn không an tâm về tình hình hoạt động của nhà hàng. Bạn đừng lo, cứ để Sapo FnB giúp bạn, chỉ cần mở phần mềm lên và chạm nhẹ là bạn có thể xem được tình hình hoạt động của nhà hàng, doanh thu, chi tiết các loại báo cáo.
Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí Sapo FnB 7 ngày để trải nghiệm đầy đủ các tính năng: order, gọi món, quản lý nguyên liệu, tồn kho, đơn hàng quản lý nhân viên, doanh thu…
Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe chuyên nghiệp với Sapo FnB
Dùng thử miễn phí
Với phần mềm quản lý Sapo FnB thu ngân có thể dễ dàng thực hiện thu chi ngay cả trên máy tính để bàn hay máy bán hàng POS, quản lý chặt chẽ số tiền thu được trong suốt ca/ ngày làm việc, quản lý nhân viên nhà hàng chi tiết.
Sapo FnB giúp thu ngân có thể giải tỏa được các vấn đề lo lắng xảy ra trong quá trình thu chi tránh tình trạng ghi nhầm bàn, tính nhầm món cho khách hạn chế được tối đa việc thất thoát tài chính của hàng quán. Sử dụng phần mềm quản lý Sapo FnB là lựa chọn thông minh và mang lại hiệu quả cao cho bạn.
4. Kinh nghiệm quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả4.1. Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả
Trao đổi, training thường xuyên cũng là cách quản lý nhân sự nhà hàng
Việc quản lý nhân viên nhà hàng trao đổi và đào tạo thường xuyên sẽ củng cố và nâng cao năng lực của nhân viên, đồng thời giúp người quản lý nhà hàng nắm rõ được công việc từng bộ phận.
Hãy hướng dẫn cụ thể cho nhân viên mới cũng như tổ chức các buổi họp trao đổi theo định kỳ để nâng cao năng lực cho nhân viên. Có thể tổ chức các buổi training theo quý cho từng bộ phận, bổ sung thêm kiến thức mới về vấn đề phục vụ, làm mới thực đơn, kiến thức về dinh dưỡng… Đây là một trong những cách quản lý hay mà bạn nên áp dụng.
Xử lý xung đột nhân viên nhà hàng một cách khéo léo
Biết lắng nghe và giải quyết xung đột của nhân viên
Khi khách hàng phải nghe thấy những tiếng cãi vã của nhân viên thì sẽ cảm thấy rất bực bội và khó chịu. Nếu người quản lý có cách xử lý tốt sẽ giải quyết toàn bộ những xung đột đó một cách thông minh và khéo léo. Hạn chế rất nhiều những phiền phức không đáng có cho nhà hàng.
Người có kinh nghiệm quản lý nhà hàng sẽ lắng nghe từ cả 2 phía và có cái nhìn khách quan, công bằng. Kéo nhân viên vào trong hậu sảnh hay phòng nghỉ, hỏi rõ ràng từng người để biết được nguyên nhân.
Có thể tách hai người ra và hỏi riêng để họ có thể giãi bày thành thật nhất suy nghĩ của mình. Đây là cách quản lý nhân viên nhà hàng một cách khôn ngoan nhất.
Đừng vội đánh giá tiêu cực những nhân viên gây ra xung đột. Vì có thể nguyên nhân là do họ quá căng thẳng trong công việc hoặc bị trêu chọc quá đáng.
Môi trường làm việc tại nhà hàng thoải mái và thân thiện
Hãy khuyên bảo họ với việc sử dụng các giải pháp có tính chất tương tác dưới sự hỗ trợ của toàn nhóm nhân viên. Nếu xung đột không được giải quyết triệt để hoặc công bằng sẽ để lại bất mãn trong lòng nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ.
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện
Quản lý nhân viên nhà hàng cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử giữa nhân viên với khách hàng và giữa nhân viên với nhau bởi đây là việc làm không thể thiếu trong những cách quản lý nhà hàng hiệu quả. Bạn cần tạo môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng để mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công việc.
Chế độ thưởng – phạt hợp lý, đánh vào tiền lương là hiệu quả nhất. Ví dụ như:
Phạt: đi muộn, làm việc riêng trong giờ, phục vụ/lên món chậm…
Thưởng: phục vụ tốt được thực khách khen, nhân viên tích cực của tháng…
Xây dựng nhà hàng chuyên nghiệp, uy tín qua đội ngũ nhân viên nhiệt tình
Có một quy trình quản lý nhân viên khoa học
Kinh nghiệm cho thấy có một phần mềm quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc quản lý năng suất làm việc, chi phí nhân sự phải bỏ ra, giờ giấc làm việc, nhất là với nhân viên làm ca.
Điều này giúp cho người quản lý có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn, cũng như tiết kiệm rất nhiều thời gian so với quản lý sổ sách thủ công. Bạn đừng bỏ qua cách quản lý nhà hàng ăn uống này!
Mọi hoạt động của từng nhân viên như xuất – nhập hàng, lịch làm việc, thay đổi thông tin… đều được ghi nhận trong lịch sử để người quản lý dễ dàng theo dõi.
Sapo FnB là một phần mềm quản lý với đầy đủ những tính năng ưu việt như:
Phân quyền chi tiết: Phân quyền cho từng nhân viên theo các nhóm. Mỗi nhân viên sẽ có tài khoản riêng biệt và quyền để thao tác tùy theo chức vụ của mình.
Thiết lập chi tiết các chức năng: Thiết lập quyền truy cập vào các tính năng trong phần mềm phù hợp với vai trò từng nhân viên. Điều này vừa giúp bạn quản lý nhân viên dễ dàng vừa bảo mật thông tin quan trọng.
Lịch sử giao dịch: Tất cả những thao tác, số liệu từng người nhập vào sẽ được lưu lại hết trong lịch sử hệ thống. Chỉ cần thao tác đơn giản, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nhân viên làm gì, kiểm soát số liệu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên.
Lên danh sách công việc cần làm để tránh bỏ sót
4.2. Quy định thời gian bật tắt các thiết bị điện
Một trong những bước tối ưu nhất để quản lý nhà hàng đó là bạn nên có một bảng quy định cụ thể về thời gian bật tắt các thiết bị sử dụng điện trong nhà hàng của bạn. Bằng cách này nhà hàng của bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ trong việc quản lý doanh thu nội bộ.
4.3. Lên danh sách các công việc cần làm
Danh sách các công việc cần làm — danh sách công việc là “trợ thủ” đắc lực trong quy trình vận hàng nhà hàng, nó giúp quản lý hiệu quả tình hình hoạt động của nhà hàng trong ngày/ tuần/ tháng, bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lý nhân sự nhà hàng.
Giám sát toàn bộ hoạt động của nhà hàng
4.4. Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, nhân viên
Bên cạnh bảng danh sách công việc tổng quát cho bản thân, kinh nghiệm cho thấy các quản lý nhân viên nhà hàng cũng cần chuẩn bị một bảng danh sách các công việc phải làm cho từng bộ phận, từng nhân viên cụ thể và ấn định thời gian bắt đầu — kết thúc tương ứng.
Tuy nhiên, hãy biết cân nhắc số lượng công việc với số nhân viên hiện có trong bộ phận, đồng thời tham khảo ý kiến của các Tổ trưởng, Trưởng bộ phận để có được một phân chia công việc chính xác, khách quan và hiệu quả. Bạn hãy luôn tìm cách quản lý nhà hàng ăn uống tốt nhất đối với các nhân viên nhà hàng.
4.5. Giám sát, kiểm tra, kiểm soát mọi vấn đề/ hoạt động trong ca làm việc
Tuy không trực tiếp tham gia vào công tác phục vụ khách hàng nhưng người có kinh nghiệm rồi cũng cần quan tâm sát sao đến mọi vấn đề/ hoạt động trong nhà hàng.
Quản lý nhân viên nhà hàng kịp thời phát hiện và xử lý những sự cố phát sinh trong ca làm việc, không để ảnh hưởng đến khách hàng; đồng thời không làm mất đi hình ảnh thương hiệu của nhà hàng. Đây là cách quản lý nhân sự nhà hàng hiệu quả giúp bạn tối ưu nguồn nhân lực của mình.
4.6. Vệ sinh cẩn thận trước khi đóng cửa
Hãy đảm bảo rằng tất cả mọi ngóc ngách trong nhà hàng, kể cả bên trong và phía trước đều đã được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ vào tối hôm trước bằng cách đi dạo một vòng toàn bộ khuôn viên nhà hàng và để ý quan sát mọi thứ.
Quang cảnh mặt tiền của nhà hàng vào sáng hôm sau ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ bên trong của khách hàng về chất lượng vệ sinh cũng như quyết định đi vào bên trong nhà hàng hay quay lại nhà hàng vào lần tới.
Quy Trình Quản Lý Cửa Hàng Hiệu Quả Cho Nhà Bán Lẻ
Quản lý cửa hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Không đơn thuần chỉ là giúp cho việc vận hành diễn ra suôn sẻ, quản lý cửa hàng đúng cách cần đáp ứng được những yếu tố quan trọng nhất.
1. Quản lý hàng hóa 1.1 Nguồn hàngLựa chọn và quản lý nguồn nhập là yếu tố vô cùng quan trọng trong quy trình quản lý cửa hàng. Quản lý hàng hóa nhập không hiệu quả hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề mất kiểm soát tồn kho, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bán hàng của cửa hàng.
Chính vì vậy, để quản lý hàng nhập mới và tồn kho hiệu quả, chủ kinh doanh cần có các phương pháp quản lý thông minh, phù hợp với hệ thống phần mềm quản lý bán hàng đa chức năng.
Quản lý nhập hàng và nhà cung cấp là yếu tố vô cùng quan trọng
Không chỉ là nơi lưu trữ mọi giao dịch cũng như đơn nhập tốt nhất mà cách quản lý này còn giúp chủ kinh doanh tối ưu hiệu suất công việc và giảm thiểu tối đa các nguy cơ sai sót hay vấn đề có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Cùng với đó, chủ kinh doanh cũng cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn cung cấp cho từng mặt hàng của mình. Bởi bạn sẽ không biết được khi nào hàng hóa của mình hư hỏng, hết hàng hay có những vấn đề phát sinh khác. Đặc biệt, đây cũng là yếu tố giúp bạn đánh giá nguồn hàng sau thời gian bán để có kế hoạch thay đổi hay tiếp tục duy trì nhập hàng với từng nhà cung cấp.
1.2 Kiểm soát tồn khoTùy từng mặt hàng mà việc kiểm soát thời gian nhập, lô hàng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng cũng như có kế hoạch đánh giá hiệu quả bán hàng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh và xử lý tồn kho khó bán tốt hơn.
Đặc biệt là với lượng sản phẩm nhiều, đa dạng về chủng loại thì quản lý đúng cách, khoa học hay sử dụng các phần mềm quản lý thông minh là yếu tố quan trọng nhất để hạn chế tối đa việc thất thoát hàng hóa và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm hàng hóa khi bán hàng.
Quản lý tồn kho đúng cách giúp tối ưu sức người và loại bỏ sai sót hiệu quả
Dù bạn đang quản lý cửa hàng bằng các phương pháp truyền thống như sổ sách, excel hay các phần mềm thông minh, hãy chắc là bạn luôn phân loại rõ ràng các mặt hàng đang bán, mới nhập, hàng tồn khó bán,…theo từng hạng mục cụ thể để có thể dễ dàng quản lý.
Nhiều cửa hàng sẽ duy trì bán hàng ở cả cửa hàng lẫn mạng xã hội, điều này rất dễ xảy ra vấn đề lệch tồn mà không biết, khiến bạn phát sinh đơn hàng nhưng không có hàng để bán. Đó là lý do mà một hệ thống quản lý thông minh thường được ưu tiên hơn trong thời đại “bán hàng công nghệ” hiện tại.
1.3 Quản lý bán hàngQuản lý bán hàng bao gồm quy trình từ khi tạo đơn, xử lý đơn hàng đến hoạt động thanh toán và vận chuyển đến khách hàng của bạn. Hãy luôn có một hệ thống quản lý đơn hàng đúng cách để không bỏ sót hay gây ra các vấn đề sai sót nghiêm trọng trong việc lên đơn hàng.
Tối ưu thanh toán là cách hiệu quả giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng
Đối với quản lý đơn hàng, chủ kinh doanh cần kiểm soát được toàn bộ thông tin khách hàng, thông tin mua hàng, sản phẩm hay số tiền và lưu trữ để đảm bảo không xảy ra bất kỳ vấn đề nào trong quá trình bán hàng hay chăm sóc khách hàng sau bán.
Tối ưu thanh toán là yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như đảm bảo không xảy ra sai sót trong quá trình mua hàng. Để quản lý cửa hàng một cách hiệu quả, tối ưu thanh toán là điều mà bạn không thể không lưu ý. Đó là lý do mà các thiết bị bán hàng tiện dụng sẽ hỗ trợ bạn cũng như nhân viên của mình một cách hiệu quả nhất.
Không còn quá lo lắng về sai sót hay thất thoát giấy tờ, hóa đơn, một thiết bị hay phần mềm bán hàng thông minh hoàn toàn có thể giúp bạn tối ưu quy trình bán hàng và quản lý hiệu quả nhất.
1.4 Vận chuyển hàng hóaKinh doanh online đã không còn là điều quá xa lạ với người tiêu dùng Việt. Với nhu cầu ngày một tăng cao, việc bắt kịp xu hướng để tăng lượng khách hàng, tăng nhanh doanh thu là yếu tố vô cùng quan trọng với mỗi chủ kinh doanh.
Quản lý vận chuyển là yếu tố quan trọng giúp khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn
Xuất phát từ nhu cầu này, việc tối ưu hình thức bán tại cửa hàng kết hợp bán online, tạo đơn nhanh chóng, ship hàng hay chăm sóc khách hàng là điều cần thiết để khách hàng quay trở lại với bạn và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Hãy luôn để tâm đến việc quản lý vận chuyển để đảm bảo khách hàng của bạn không gặp phải các vấn đề như lạc đơn, lỗi ship, nhận hàng muộn hay thậm chí là hư hỏng khi nhận hàng của bạn. Điều này hoàn toàn có thể khiến bạn bị tổn thất và tạo ấn tượng xấu trong mắt khách hàng của bạn.
2. Quản lý nhân viênNhân viên luôn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, không phải chủ kinh doanh nào cũng hiểu rằng, cách quản lý của bạn sẽ quyết định sức mua, tỷ lệ khách hàng quay lại cũng như vận hành của cửa hàng.
Vậy đâu là những yếu tố quan trọng nhất mà chủ kinh doanh cần nắm vững để quản lý cửa hàng, quản lý nhân viên, đào tạo và tối ưu hiệu suất làm việc hiệu quả nhất?
2.1 Tuyển dụngTuyển dụng nhân viên bán hàng không cần quá chặt chẽ hay đòi hỏi quá cao. Tuy nhiên, đối với một nhân viên bán hàng, bạn cần hết sức lưu ý trong việc đánh giá thái độ làm việc cũng như kinh nghiệm bán hàng của họ.
Một nhân viên bán hàng tốt và có triển vọng sẽ là người cần hiểu rõ khách hàng là người quan trọng nhất và đó chính là những người trả tiền cho họ. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể đánh giá cao những ứng viên có thái độ và tư duy bán hàng tốt.
Bạn hoàn toàn có thể đánh giá cao những ứng viên có tư duy bán hàng
Hãy luôn rõ ràng trong Mô tả công việc, bởi không một ứng viên nào bỏ công sức, thời gian đi ứng tuyển một vị trí mà không rõ ràng về những công việc phải làm khi trở thành nhân viên. Cùng với đó, đây cũng là cách giúp bạn có thể loại bỏ các CV không phù hợp với yêu cầu, giảm tối đa thời gian phỏng vấn với những ứng viên không tiềm năng.
Đừng ngần ngại thuê những nhân viên đã từng là nhân viên bán hàng của đối thủ. Chúng ta không nói về việc khai thác việc kinh doanh của đối thủ mà nói một cách dễ hiểu, những ứng viên này đều đã được đào tạo một cách bài bản và bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để họ có thể thích ứng cũng như học cách bán hay tư vấn, chăm sóc cho khách hàng.
2.2 Đào tạo và lên lộ trình phát triển
Đào tạo thường xuyên
Nếu không được đào tạo đầy đủ về hệ thống bán hàng, nhân viên của bạn hoàn toàn có thể sa sút và gây nên vấn đề trì trệ. Điều này có thể biến thành hiệu ứng Domino khi các thành viên nhiều kinh nghiệm hơn rơi vào tình trạng tụt dốc và nhân viên mới lại không được tiếp xúc với những người có kinh nghiệm tốt. Đó là lý do mà việc coi trọng hoạt động đào tạo định kỳ trong quản lý cửa hàng là vô cùng quan trọng.
Hãy luôn bắt đầu bằng những buổi chia sẻ ngắn và thực tế. Đừng quá bó buộc vào những tài liệu sâu xa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những kiến thức thực tế từ những tình huống khi kinh doanh hay chia sẻ những kinh nghiệm bán hàng từ những nhân viên cốt cán trong cửa hàng để nhân viên của mình có thể học hỏi và vận dụng dễ dàng hơn.
Thường xuyên đào tạo thực tế cho nhân viên của mình
Luôn tạo điều kiện cho nhân viên của mình
Để nhân viên tự đánh giá lại hiệu quả của những cuộc gọi hay lần tư vấn của mình sẽ giúp họ nắm được những điểm tốt hay chưa tốt để cải thiện.
Nếu bạn lo lắng về việc không thể theo dõi được hoạt động của nhân viên thì các phần mềm quản lý cửa hàng hoàn toàn có thể giúp bạn làm điều đó. Với hệ thống quản lý tổng quát, các phần mềm quản lý bán hàng cho phép chủ kinh doanh phân quyền chi tiết và quản lý nhân viên và quản lý hệ thống bán hàng dễ dàng hơn bao giờ hết.
Là một người quản lý, bạn cần biết khi nào cần áp dụng quy tắc và khi nào cần để nhân viên của mình có quyền sáng tạo. Bởi việc áp dụng nguyên tắc để nhân viên duy trì nề nếp cũng như tính nhất quán nhưng trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể linh động để nhân viên có thể đưa ra ý kiến, giải pháp để tối ưu hoạt động kinh doanh cũng như cải thiện hiệu quả bán hàng.
Điều này không chỉ giúp bạn tiếp nhận thêm những ý tưởng mới mà còn cho nhân viên của bạn thấy được sự tôn trọng và gắn bó với cửa hàng của bạn hơn.
Cập nhật những kiến thức mới nhất cho nhân viên
Đào tạo kiến thức về sản phẩm cho nhân viên bán hàng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quản lý cửa hàng bán lẻ. Bởi nói một cách dễ hiểu, nhân viên của bạn không thể bán hàng cho khách nếu không có một chút kiến thức nào về sản phẩm.
Việc đưa ra các chương trình đào tạo hàng tuần, hàng tháng cũng là cách giúp nhân viên của bạn cập nhật được những sản phẩm mới, tính năng, công dụng hay cách sử dụng để có thể tư vấn tốt hơn cho khách hàng.
Không hề dễ để một khách hàng bước đến cửa hàng của bạn, vì vậy hãy luôn chắc là nhân viên của bạn có thể giữ chân khách hàng với cách tư vấn cũng như chăm sóc khách hàng tốt nhất.
2.3 Xây dựng KPI cho nhân viênTùy theo tình hình kinh doanh và hiệu suất công việc của nhân viên mà quản lý có thể đưa ra KPI công việc phù hợp để đảm bảo khả năng đáp ứng của nhân viên. Bởi việc xây dựng KPI cho nhân viên không chỉ giúp bạn tối ưu hiệu quả công việc, tăng nhanh doanh thu bán hàng mà còn đảm bảo khả năng thúc đẩy làm việc cho nhân viên của mình.
Đối với các hệ thống bán hàng như mỹ phẩm hay quần áo,…nhiều quản lý cửa hàng sẽ đặt ra KPI là tổng doanh thu, doanh số cần bán mỗi tháng cho mỗi nhân viên. Từ đó xây dựng chính sách lương phù hợp với từng nhân viên của mình.
KPI cần được xây dựng một cách cụ thể và đo lường được, không quá thấp nhưng cũng không quá sức để nhân viên có thể cố gắng và điều chỉnh công việc nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
3. Quản lý tài chínhĐối với chủ kinh doanh, kiểm soát các chỉ số tài chính là yếu tố cần thiết để đảm bảo bạn có thể đánh giá chính xác nhất tình hình kinh doanh của cửa hàng. Vậy đâu là những yếu tố mà chủ kinh doanh cần quan tâm để quản lý tài chính, quản lý cửa hàng hiệu quả nhất?
3.1 Đánh giá Lãi – LỗĐể đánh giá lãi lỗ của cửa hàng, rõ ràng chi phí, doanh thu và lợi nhuận là các chỉ số mà chủ kinh doanh cần nắm vững.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Doanh thu được tính là tất cả các khoản thu có được trong quá trình kinh doanh như doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ,…. Chi phí là các khoản chi phí cố định và chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, chi phí vận hành cửa hàng, thuế và các khoản chi khác,…
Luôn kiểm soát tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng
Sau khi lấy doanh thu từ đi toàn bộ chi phí, bạn sẽ có lợi nhuận chính xác trong kỳ kinh doanh của bạn. Nếu lợi nhuận nhỏ hơn 0, nghĩa là bạn đang kinh doanh lỗ và việc bạn cần làm là cắt giảm một khoản chi phí không cần thiết cũng như đẩy mạnh việc kinh doanh để tăng doanh thu hiệu quả nhất.
Nếu lợi nhuận bằng 0, đây là điểm hòa vốn của bạn. Nếu con số này xuất hiện ở giai đoạn đầu khai trương, điều này có thể dễ dàng hiểu được. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài trong nhiều tháng thì bạn cần xem lại việc thu chi để cải thiện hiệu quả kinh doanh và đưa ra phương án tốt hơn cho việc kinh doanh của mình.
Và nếu lợi nhuận lớn hơn 0, rõ ràng đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy việc kinh doanh của bạn đang có lãi và bạn có thể tiếp tục phát triển việc kinh doanh, quản lý cửa hàng ngày một cách tốt hơn.
3.2 Quản lý công nợTránh để công nợ tồn đọng quá nhiều, hãy cố gắng thường xuyên kiểm soát, phân loại và xử lý các khoản phải thu, phải chi để phát hiện kịp thời các khoản tiền có vấn đề hay rủi ro phát sinh.
Đối với các đối tác sắp đến hạn hay quá hạn phải thu, phần mềm quản lý bán hàng thông minh sẽ giúp bạn kiểm soát và nhắc nhở đối tác của mình. Điều này sẽ đảm bảo công nợ không lâm vào tình trạng khó đòi hay tổn thất khi khách hàng “vô tình” quên đi mà bạn không có giấy tờ gì để chứng minh khoản nợ này.
3.3 Quản lý dòng tiềnKiểm soát dòng tiền trong kinh doanh được hiểu là việc kiểm soát toàn bộ hóa đơn, chứng từ về các giao dịch phát sinh trong ngày, tháng, kỳ hay tại bất kỳ thời điểm nào.
Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát toàn bộ dòng tiền vào, ra của cửa hàng. Từ đó xác định nguồn thu, chi để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.
4. Quản lý khách hàngNhiều người nghĩ rằng quản lý khách hàng không phải là yếu tố quá quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, quản lý khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một cửa hàng kinh doanh. Bởi trên thực tế, việc đưa khách hàng mới đến với cửa hàng không hề dễ nhưng để khiến khách hàng cũ quay trở lại vì sản phẩm, dịch vụ của bạn lại không hề khó.
Làm hài lòng và chăm sóc khách hàng thường xuyên là không hề khó
Và hiệu quả kinh doanh của những đối tượng khách hàng này lại vô cùng tốt. Nếu sản phẩm của bạn tốt, chất lượng dịch vụ ổn và chăm sóc khách hàng hiệu quả thì tỷ lệ khách hàng quay trở lại với bạn là không hề thấp. Đây sẽ là nguồn thu chiếm phần lớn tổng doanh thu cho cửa hàng của bạn.
Đừng bao giờ xem nhẹ việc chăm sóc khách hàng sau bán. Điều này hoàn toàn có thể giúp khách hàng nhớ đến cũng như đánh giá cao cho dịch vụ của bạn. Và sẽ không là lạ nếu họ quay trở lại với bạn vào một ngày không xa.
5. Các cách quản lý cửa hàng hiệu quả nhất 5.1 Quản lý cửa hàng bằng sổ sáchVới các cửa hàng kinh doanh theo lối kinh doanh truyền thống như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm, các chủ cửa hàng vẫn quản lý bán hàng bằng sổ sách.
Nên có ký hiệu rõ ràng cho mỗi mặt hàng khác nhau, như vậy khi kiểm soát số lượng sẽ dễ hơn. Hãy ghi chép có hệ thống và chi tiết nhất có thể. Tổng kết kết quả cuối mỗi ngày để có kết quả báo cáo cuối tháng chi tiết và nhanh hơn.
Tuyển nhân viên có kinh nghiệm quản lý kho
5.2 Lắp camera quan sát cửa hàng từ xaHiện nay, hầu hết các cửa hàng kinh doanh lớn nhỏ đều đầu tư cho mình hệ thống camera để quản lý bán hàng. Điều này không chỉ dễ dàng quản lý việc khác ra vào, các hành vi lừa đảo, trộm hàng và hành vi gian lận của nhân viên bán hàng. Nếu chẳng may cửa hàng của bạn có bị cướp, những hình ảnh ghi lại cũng sẽ giúp quá trình điều tra dễ dàng hơn.
5.3 Quản lý hàng hóa bằng excelQuản lý bán hàng bằng excel là bước tối giản hóa các thao tác máy móc trong quản lý hàng hóa. Từ khi ra đời excel luôn chứng tỏ mình là một trong các công cụ tiên tiến để giúp các chủ cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ không mất nhiều thời gian, công sức trong việc ghi chép sổ sách như trước đây.
Quản lý bán hàng bằng excel là cách quản lý cửa hàng bán lẻ với các thao tác quản lý đối với hàng tồn – xuất và nhập kho, mỗi thao tác quản lý đều đem lại hiệu quả và lợi ích khác nhau. Chủ shop sẽ biết chính xác lượng hàng mà mình nên hạn chế nhập, đồng thời biết được số lượng hàng hóa mà cửa hàng đang thiếu nếu làm tốt công tác quản lý tồn kho trên excel.
Tương tự như vậy, excel sẽ giúp bạn quản lý và thống kê được tổng số hàng được giao đi và tổng số hàng nhập về một cách nhanh chóng. Các chủ tiệm có thể kiểm tra bất kì lúc nào để biết được tốc độ buôn bán của cửa hàng.
Quản lý bán hàng bằng excel giúp điều chỉnh hàng và chống thất thoát trong kinh doanh khi đảm bảo tính chính xác rất cao lên đến trên 90%.
Để quản lý bán hàng bằng excel bạn nhất định phải có những gì?
Kiến thức cơ bản về excel
Một số hàm cơ bản hay được sử dụng trong quản lý hàng nhập xuất tồn kho bạn nên biết như hàm tổng (SUM), hàm điều kiện (If), hàm tìm kiếm ( lookup),… Hãy tự trau dồi vốn kiến thức về excel bằng cách tham gia các khóa học cơ bản hoặc học trên các trang công cụ hỗ như Youtube, chúng tôi Support.office.com…
Bộ ứng dụng Office Micrsoft và máy tính
Cả máy tính và bộ Office Microsoft chỉ cần chạy tốt và sử dụng phiên bản 2007 trở lên bạn đã có sẵn sàng mọi thứ trong tay để bắt đầu thực hành quản lý hàng hóa của cửa hàng mình.
5.4 Sử dụng phần mềm để quản lý cửa hàngHiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc quản lý bán hàng đã dễ dàng và nhanh chóng hơn với việc áp dụng máy móc, thiết bị vào trong quá trình kinh doanh. Chúng ta có máy bán hàng, máy in mã vạch cho từng sản phẩm để dễ dàng quản lý hay một phần mềm quản lý bán hàng đơn giản cho quá trình kinh doanh.
Phần mềm bán hàng tạp hóa, cách quản lý cửa hàng bán lẻ là tích hợp hiệu quả với giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng cho phép bất cứ cửa hàng kinh doanh nào.
Từ quản lý hàng hóa, quản lý tồn kho cho nhanh chóng, báo cáo bất cứ thời điểm nào để chúng ta có thể thấy kết được kết quả hoạt động kinh doanh diễn ra như thế nào, đâu là sản phẩm đang bán chạy, đâu là sản phẩm cần tiêu thụ trước khi hết mùa vụ.
Ngoài ra, quản lý bán hàng theo lượng bán của từng nhân viên cho bạn kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của họ. Tính năng quản lý từ xa trên các thiết bị di động sẽ cho bạn những kết quả kinh doanh ngay cả khi không có mặt tại cửa hàng. Và máy móc không thể gian lận. Đây là hiệu quả tối ưu của công nghệ tích hợp trong quá trình kinh doanh.
Phần mềm quản lý bán hàng sẽ cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời nhất trong quá trình kinh doanh, cũng như giúp bạn quản lý tại cửa hàng hiệu quả. Sapo tặng bạn 7 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí để thoải mái kiểm tra các tính năng quản lý bán hàng đang có trên Sapo. Ngại gì mà không đăng ký ngay hôm nay!
Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
Dùng thử miễn phí
7 Điều Đáng Học Để Quản Lý Nhà Hàng, Quán Ăn Hiệu Quả
Ngoài ra, bạn cũng luôn cần phải cập nhật những nguyên tắc, thưởng phạt để cải thiện, đánh giá năng lực làm việc của từng người. Cần chú trọng việc đào tạo nhân viên, nâng cao tay nghề làm việc nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, bạn kiểm soát kỹ số lượng nhân viên cho nhà hàng, tránh để tình trạng thừa nhân viên khi vắng khách hay thiếu nhân viên vào những giờ cao điểm của nhà hàng.
Người quản lý cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng hướng tới và cập nhật xu hướng thị trường đang phát triển theo chiều hướng nào để từ đó đề ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể, lâu dài nhằm tạo lợi nhuận vững chắc cho nhà hàng.
4. Quản lý tài chínhDòng tiền tệ ở đây chính là số tiền bạn thu được và số tiền cần chi trả hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Kinh nghiệm của những nhà quản lý nhà hàng kỳ cựu là cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt được từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số mỗi cuối ngày.
Việc thiết lập lịch sử kinh doanh của nhà hàng giúp bạn nắm rõ chi phí lương, tính tăng giảm, số lượng khách hàng và dự đoán doanh số trong tương lai. Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…
5. Lựa chọn địa điểm và quản lý nhà hàng
Lượng bán hàng dự kiến
Lưu lượng người qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không
Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không
Có thuận lợi dừng đỗ xe
Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không
Thiết kế không gian nhà hàng, quán ăn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường nhà hàng, quán ăn sẽ dành 40 – 60% diện tích nhà hàng cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa. Ngoài ra cách sắp xếp bàn ghế, màu sắc nhà hàng, quán ăn cũng cần hài hòa với nhau và phù hợp phong thủy.
>>> Một phần mềm quản lý nhà hàng buộc phải có những tính năng gì?
6. Lên thực đơn độc đáoNgười ta ví món ăn là linh hồn của nhà hàng thì cuốn thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng đó. Khi khách hàng cầm menu trên tay họ không chăm chú đọc mà chỉ “lướt” qua. Nhưng những giây ngắn ngủi đó sẽ để lại ấn tượng mạnh về nhà hàng của bạn trong con mắt các thực khách đến ăn. Đã qua rồi thời thực đơn dài dằng dặc với cách sắp xếp món ăn thiếu khoa học và không có tính chất bổ trợ cho nhau.
Việc liệt kê quá nhiều món ăn khiến menu của nhà hàng bạn trở nên rối rắm, khó nhìn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít quản lý nhà hàng cho rằng đưa ra nhiều sự lựa chọn sẽ dễ “dẫn dụ” khách hàng.
7. Lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàngBạn nên lựa chọn một phần mềm quản lý nhà hàng trên máy tính riêng thay vì phải “lao động chân tay”. Phần mềm quản lý sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để làm những việc khác. Bạn không thể ngồi hàng giờ để tính nhẩm những con số rồi liệt kê viết tay ra từng hóa đơn một được. Người quản lý thông minh là người luôn biết cách đi đúng xu hướng thực tế.
Phần mềm quản lý có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích và dễ dàng sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu hóaquy trình quản lý trong nhà hàng. Đặc biệt những phần mềm này còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý dòng tiền.
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiệu quả không chỉ do chất lượng đồ ăn ngon, giá cả hợp lý mà còn phụ thuộc khá nhiều vào cách thức quản lý. Để trở thành một người quản lý nhà hàng giỏi hãy lựa chọn cách thức quản lý tối ưu và phù hợp nhất cho nhà hàng của bạn.
Quản Lý Tài Liệu Chuyên Nghiệp Theo Những Cách Nào?
Trong các cơ quan, tổ chức việc , hồ sơ, sổ sách luôn là việc làm khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất. Có nhiều phương pháp quản lý tài liệu, hồ sơ đang được áp dụng, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng thực sự tạo ra được tính chuyên nghiệp cũng như tính hiệu quả trong phục vụ công việc.
1. Quản lý tài liệu giấy theo phương pháp truyền thốngTheo phương pháp truyền thống, việc quản lý tài liệu giấy thường được thực hiện theo cách ghi nhận lại trên giấy tờ, sổ sách theo dõi, … sau đó lưu lại trong thư viện hoặc kho lưu trữ, đánh dấu mã số và ghi chép thông tin vào các kẹp file hồ sơ để có thể tìm kiếm lại khi cần. Tuy nhiên theo thời gian khối lượng các tài liệu, hồ sơ, công văn, giấy tờ phản ánh quá trình hoạt động tăng lên rất nhiều. Ban đầu chúng ta lưu thành các tủ tài liệu, sau thành các kho tài liệu song song với việc lưu trữ thông tin trên máy tính cũng trở nên quá tải làm chúng ta mất phương hướng trong việc quản lý thông tin, tìm kiếm, tra cứu hồ sơ tài liệu.
Trong thực tế, đã có nhiều tổ chức đơn vị, cơ quan đã áp dụng tin học hóa công tác quản lý hồ sơ tài liệu cho đơn vị mình, tuy nhiên không ít đơn vị đã triển khai không thành công hoặc hiệu quả không cao vì một phần lý do là bản thân hệ thống phần mềm lưu trữ, phần mềm quản lý tài liệu được tính toán thiết kế không đáp ứng được yêu cầu số lượng văn bản tăng lên sau chỉ vài ba năm vận hành. Nhiều người nghĩ rằng chúng ta chỉ cần trang bị hạ tầng máy tính tốt, hệ thống ổ cứng lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn và đáp ứng nhu cầu lưu trữ mà quên mất rằng việc lựa chọn một phần mềm quản lý tài liệu điện tử tốt, được thiết kế dựa trên khoa học quản lý hiện đại, được tính toán thiết kế đáp ứng nhu cầu , tài liệu hiện tại của đơn vị và có thể vận hành ổn định cho nhiều năm về sau cũng là một vấn đề rất quan trọng.
2. Lựa chọn một phần mềm quản lý tài liệu chuyên dụng theo hướng hiện đại.Thay vì phải tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí cho việc quản lý tài liệu theo cách truyền thống thì hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã tiến hành áp dụng các phần mềm quản lý tài liệu chuyên dụng – phần mềm quản lý tài liệu lưu trữ điện tử Cloudoffice vào trong công việc. Phần mềm quản lý tài liệu Cloudoffice được thiết kế đáp ứng cho mô hình quản lý tài liệu theo nhiều cấp, tài liệu có thể được lưu trữ độc lập ở từng cấp đơn vị triển khai. Các tài liệu của đơn vị được sắp xếp lưu trữ một cách khoa học và được tách riêng theo từng năm, do đó việc tìm kiếm tra cứu các tài liệu từ các năm trước đều được nhanh chóng chính xác, dung lượng lưu trữ được tối ưu, tốc độ truy xuất được tối ưu ổn định mặc dù dung lượng lưu trữ tài liệu văn bản tăng lên sau nhiều năm.
CloudOffice – Quản lý tài liệu chuyên nghiệp
Ngoài ra, phần mềm quản lý tài liệu CloudOffice cho phép chúng ta đính kèm các tài liệu văn bản dạng định dạng scan vào hệ thống do đó phần mềm hỗ trợ mạnh mẽ việc tìm kiếm toàn văn các tài liệu được lưu trữ trong phần mềm. Giúp văn thư có thể nhanh chóng tìm kiếm các tài liệu theo tiêu chí yêu cầu nào đó.
Có thể nói, việc quản lý tài liệu bằng phần mềm CloudOffce là lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho các đơn vị cơ quan tổ chức hành chính cũng như các doanh nghiệp đang mong muốn tìm kiếm giải pháp tin học hóa hiệu quả công tác quản lý lưu trữ tài liệu hiện nay.
Phần mềm văn phòng điện tử – CloudOffice có thể dễ dàng quản lý qua máy tính, smartphone, quản lý tài liệu trên iphone của bạn, giúp bạn có thể theo dõi và kiểm soát công việc mọi lúc mọi nơi thông qua một ứng dụng quản lý tài liệu trên smartphone.
Mọi thông tin về phần mềm văn phòng điện tử, quản lý tài liệu CloudOffice xin vui lòng liên hệ:
Công ty Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn
Trụ sở: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Tel : 04.37545222, Fax: 04.37545223,
Trung tâm tư vấn hỗ trợ CloudOffice: 1900 1286
Website: http://cloudoffice.com.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Quy Tắc Giúp Cách Quản Lý Nhà Hàng Ăn Uống Chuyên Nghiệp trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!