Bạn đang xem bài viết 21 Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Để Giúp Bạn Trực Quan Hoá Ý Tưởng được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làm thế nào để bạn có thể kết nối các ý tưởng, thể hiện các mối quan hệ giữa các phần với nhau, và mở rộng các ý tưởng?
Các sơ đồ tư duy.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi nhấp vào một trong những mẫu của bạn? Bạn sẽ được yêu cầu tạo một tài khoản Venngage miễn phí. Sau đó, bạn sẽ đi đến trình chỉnh sửa dạng kéo và thả online của chúng tôi. Chỉ muốn cho bạn biết rằng, một số mẫu của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí, một số yêu cầu một khoản phí nhỏ mỗi tháng
Tìm các mẫu sơ đồ tư duy ngay bây giờ (nhấp vào link phía dưới để đi đến):
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một loại đồ thị giúp sắp xếp các thông tin một cách trực quan. Có rất nhiều mẫu sơ đồ tư duy có sẵn online. Nhưng, hầu hết chúng đều nhàm chán và tất cả đều trông giống nhau.
Thông thường, một sơ đồ tư duy sẽ xuất phát từ một ý tưởng chính, với các ý tưởng hỗ trợ phân nhánh từ nó theo thứ tự phi tuyến.
Đây là một ví dụ:
Hãy cho rằng bạn muốn tạo một sơ đồ tư duy cho mạng truyền thông xã hội hoặc bài đăng trên blog, white paper hoặc bài thuyết trình .
Trong bài đăng này, tôi sẽ chia sẻ cho bạn hơn 20+ mẫu sơ đồ tư duy ĐỘC ĐÁO mà bạn có thể tùy chỉnh, sau đó chia sẻ hoặc tải xuống ngay lập tức.
Một sơ đồ tư duy nhàm chán sẽ không thu hút được khách hàng tiềm năng hoặc các cổ đông của bạn.
Nhưng đầu tiên…
Đây là một cái nhìn sơ về trình chỉnh của Venngage trông như thế nào:
Làm sao tôi có thể tùy chỉnh mẫu sơ đồ tư duy của bạn?
Quay trở lại bảng nội dung
Chọn một mẫu sơ đồ tư duy từ bài viết này. Một số mẫu hoàn toàn miễn phí, một số yêu cầu một khoản phí nhỏ để sử dụng.
Hoặc truy cập thư viện mẫu sơ đồ tư duy của chúng tôi để thấy tất cả các mẫu cùng một lúc.
Nhấp chuột vào mẫu bạn thích. Bạn sẽ được yêu cầu tạo một tài khoản Venngage miễn phí.
Bạn sẽ đi đến công cụ tạo sơ đồ tư duy . Nó chỉ là kéo và thả nên bạn không cần bất cứ kinh nghiệm thiết kế nào để có thể sử dụng nó.
Nhấp vào bất kỳ hộp văn bản trong mẫu để chỉnh sửa văn bản.
Sao chép và dán để thêm vào các nút mới. Hoặc xóa các nút mà bạn không muốn.
Thêm , hình ảnh hoặc màu thương hiệu của bạn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện điều đó sau.
Chia sẻ hoặc email sơ đồ tư duy của bạn ngay trong trình chỉnh sửa hoàn toàn miễn phí.
Nâng cấp để tải xuống sơ đồ tư duy của bạn.
Tiếp tục đọc các mẫu thiết kế sơ đồ tư duy và các mẹo tùy chỉnh…
1. Bắt đầu với một ý tưởng trung tâm và sắp xếp từ trong ra ngoài
Thông thường, sơ đồ tư duy bắt đầu với một ý tưởng trung tâm, chẳng hạn như “Chất lượng của nhà phát minh và người sáng lập công ty.”
Đặt ý tưởng trung tâm đó vào giữa sơ đồ tư duy của bạn và phân nhánh các ý tưởng hỗ trợ của bạn xung quanh nó. Tập trung vào một từ khóa cho mỗi ý tưởng.
Sau đó, chia nhỏ những ý tưởng đó bằng cách sử dụng các nhánh hoặc điểm ghi chú.
Mẫu sơ đồ tư duy này sử dụng các dấu đầu dòng trong các nhánh phụ của nó:
2. Hãy đưa ra ý tưởng thiết kế cho sơ đồ tư duy của bạn
Ý tưởng thiết kế của bạn sẽ xác định loại hình ảnh hỗ trợ nào mà bạn đính kèm, màu sắc bạn sử dụng, và cách bạn chọn để bố trí sơ đồ tư duy của mình.
Nếu như bạn muốn tạo một sơ đồ tư duy hấp dẫn với người đọc, bạn nên làm theo hướng dẫn cơ bản về những nguyên tắc để có một thiết kế infographic tốt .
Nếu bạn có kế hoạch chia sẻ sơ đồ tư duy của bạn trong một bài thuyết trình, bài đăng trên blog, hoặc bất kỳ hình thức nội dung dài nào mà bạn muốn thu hút độc giả, hãy đưa ra một ý tưởng thiết kế cho sơ đồ tư duy của bạn.
Các hình ảnh hỗ trợ trên giúp minh họa cho từng ý tưởng mà nó tách khỏi ý tưởng của “tư duy thiết kế.”
Màu sắc có thể giúp bạn sắp xếp thông tin và thu hút sự chú ý đến các điểm cụ thể.
3. Sử dụng nhiều màu sắc để phân biệt các ý tưởng khác nhau
Chọn màu sắc không chỉ quan trọng trong việc giúp cho thiết kế của bạn trông đẹp mắt hơn. Nó cũng góp một phần quan trọng để làm cho sơ đồ của bạn dễ đọc hơn.
Nó cũng giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng khi bạn tạo một . Truy cập mẫu lời mời làm việc để có thêm nhiều ý tưởng.
Các ý tưởng hỗ trợ trong sơ đồ tư duy ở trên đều có các màu sắc khác nhau, giúp dễ dàng phân biệt chúng.
Bạn có thể sử dụng mẫu ở trên trong kế hoạch kinh doanh cho công ty hoặc liên doanh mới của bạn.
Trong sơ đồ tư duy chiến lược tiếp thị này, các loại hình tiếp thị khác nhau được sắp xếp theo màu sắc:
Tất nhiên, bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy chiến lược trên cho bất kỳ ngành công nghiệp nào, không chỉ riêng tiếp thị.
Mẹo dân chuyên: Tạo dấu ấn cho mẫu sơ đồ tư duy của bạn với một cú nhấp chuột. công cụ My Brand Kit của Venngage giúp bạn thêm màu thương hiệu của bạn (hoặc màu thương hiệu của khách hàng của bạn) với zero kinh nghiệm thiết kế. Chỉ cần mở tab “My Brand Kit” trong trình chỉnh sửa và nhấp vào bảng màu bạn muốn. Công cụ có thể lấy bảng màu tự động từ bất kỳ trang web nào hoặc bạn có thể đặt màu thủ công. Bất cứ màu gì bạn thích!
Trong một số trường hợp cụ thể, như bạn chia sẻ sơ đồ tư duy của mình lên hoặc trong một bài blog, bạn có thể sẽ muốn làm cho sơ đồ tư duy của bạn đặc biệt bắt mắt, với nhiều hình ảnh trang trí.
Một hình nền trung tính với một vài màu nhấn sẽ giúp ngăn chặn thiết kế sơ đồ tư duy của bạn trông lộn xộn và thừa thãi.
Các hình dạng và đường nét gọn gàng, đơn giản sẽ giúp cho mắt và não xử lý dễ dàng hơn, như trong hai mẫu này:
5. Sử dụng độ rộng đường khác nhau để tạo một hệ thống phân cấp trực quan
Phân cấp thị giác tất cả chỉ là tạo ra các trọng lượng hình ảnh khác nhau bằng cách thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc, vị trí và mật độ khác nhau.
Ví dụ, trong mẫu sơ đồ tư duy này, mật độ cảm nhận của các hình dạng tạo ra hai cấp độ phân cấp, một ý tưởng trung tâm dày đặc, đầy (và trực quan) được bao quanh bởi các ý tưởng nhẹ hơn, được phác thảo. Đặt đơn giản hơn, màu đậm hơn thì yêu cầu sự chú ý nhiều hơn!
Đưa ra ý tưởng cấp cao vào vòng tròn lớn hơn và các ý tưởng hỗ trợ vào vòng tròn nhỏ hơn.
6. Sử dụng các vòng tròn có kích thước khác nhau để tạo một hệ thống phân cấp trực quan
Một cách khác để tạo một hệ thống phân cấp trực quan là sử dụng các hình dạng có kích thước khác nhau trong sơ đồ tư duy của bạn, như trong ví dụ này:
Điều này chỉ ra rằng các ý tưởng hỗ trợ là một phần của một tổng thể lớn hơn.
7. Sử dụng đường thẳng kép để tạo cấu trúc phân cấp trực quan
Tuy nhiên, một cách khác nữa để tạo hệ thống phân cấp trực quan cho sơ đồ tư duy của bạn là nhân đôi các đường kết nối chính.
Trong mẫu sơ đồ tư duy bên dưới, các ý tưởng hỗ trợ (lưu trữ, biểu mẫu và tạo) kết nối với ý tưởng trung tâm bằng các đường thẳng kép:
Sau đó, các ý tưởng hỗ trợ tách ra từ chúng chỉ sử dụng các đường thẳng đơn.
Một lần nữa, chỗ nào càng đậm, thì càng thu hút sự chú ý đến phần đó trong sơ đồ tư duy của bạn.
8. Sử dụng mã màu các nhánh khác nhau cho sơ đồ tư duy của bạn để kết nối các ý tưởng
Như tôi đã đề cập, màu sắc có thể được sử dụng một cách có chiến lược để làm cho sơ đồ tư duy của bạn dễ đọc hơn.
Mặc dù bạn có thể sử dụng một màu khác nhau cho mỗi ý tưởng, nhưng bạn cũng có thể sử dụng các màu để kết nối các ý tưởng như trong ví dụ này:
Sơ đồ tư duy trên chia nhỏ một chiến lược kinh doanh thành 3 nhánh:
Mỗi nhánh trong ba nhánh có màu sắc riêng. Điều này nhấn mạnh ba nhánh của chiến lược và giúp dễ dàng quét các thông tin cụ thể hơn.
Sử dụng các biểu tượng để minh họa ý tưởng và làm cho chúng dễ nhớ hơn.
9. Sử dụng các biểu tượng để minh họa ý tưởng trên mẫu sơ đồ tư duy của bạn
Các biểu tượng là những vector đồ họa đơn giản minh họa ý tưởng. Bởi vì chúng rất đơn giản và tiết kiệm không gian, các biểu tượng là sự lựa chọn hoàn hảo để đưa vào biểu đồ của bạn.
Ví dụ, mẫu sơ đồ tư duy tiếp thị này sử dụng một biểu tượng đơn giản cho mỗi nút:
10. Sử dụng bố cục dạng lưới để giữ cho sơ đồ tư duy của bạn được sắp xếp một cách có tổ chức
Nếu bạn quan tâm đến việc giữ sơ đồ tư duy của bạn được sắp xếp một cách có tổ chức, thì việc sử dụng bố cục lưới sẽ giúp bạn sắp xếp các yếu tố gọn gàng trên trang.
Trên Venngage, bạn có thể sử dụng công cụ lưới để thực hiện việc này dễ dàng hơn:
11. Tập trung ý tưởng của bạn vào một vài câu hỏi chính
Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu sơ đồ tư duy của mình ở đâu, hãy tự hỏi những câu hỏi chính mà bạn muốn trả lời là gì.
Ví dụ, mẫu sơ đồ tư duy này chia nhỏ ba câu hỏi trọng tâm tập trung chủ yếu vào năng suất của công ty:
12. Sử dụng các hình dạng khác nhau để tạo một hệ thống phân cấp trong thiết kế sơ đồ tư duy của bạn
Đây là một cách bổ sung để tạo hệ thống phân cấp trực quan trong sơ đồ tư duy của bạn: sử dụng các hình dạng khác nhau cho các mức thông tin khác nhau.
13. Viết từ khóa in hoa để nhấn mạnh
14. Tạo một mẫu sơ đồ tư duy đối xứng
Thiết kế đối xứng rất dễ nhìn.Nó cũng có thể làm cho biểu đồ của bạn được cân bằng và có tổ chức hơn. Để tạo một sơ đồ tư duy đối xứng, đặt cùng số lượng các nhánh ở hai bên của ý tưởng trung tâm.
Ví dụ, mẫu sơ đồ tư duy này có ba nhánh ở hai bên của hình ảnh trung tâm. Các yếu tố ở cả hai bên được cách đều nhau và căn chỉnh, tạo ra một thiết kế cân bằng.
15. Khi cần thiết, đính kèm một mô tả ngắn gọn về sơ đồ tư duy của bạn
Tùy thuộc vào mục đích của sơ đồ tư duy của bạn, bạn có thể cần cung cấp thêm một chút nội dung thay vì chỉ cung cấp một vài từ. Trong những trường hợp đó, đây là cơ hội để bạn thực hành tốt trong việc cung cấp một mô tả ngắn gọn về những nội dung mà sơ đồ tư duy của bạn sẽ đề cập đến.
Ví dụ, sơ đồ tư duy này cho thấy các mục tiêu chính của chiến lược tăng trưởng kinh doanh. Giới thiệu ngắn gọn dưới tiêu đề của sơ đồ tư duy giúp người đọc hiểu các nhánh tham gia vào chiến lược khác nhau như thế nào.
Tạo một sơ đồ tư duy phù hợp với bạn
Những mẹo này là điểm bắt đầu để tạo ra một sơ đồ tư duy.
Cuối cùng, các lựa chọn thiết kế mà bạn chọn nên phụ thuộc vào thông tin bạn muốn hình dung và mục đích của sơ đồ tư duy của bạn.
Điều quan trọng nhất là, hãy nghĩ về khán giả của bạn khi tạo sơ đồ tư duy:
Họ cần thông tin gì để hiểu sơ đồ tư duy của bạn?
Nó cần phải chi tiết đến mức nào?
Bạn có thể làm gì để sơ đồ tư duy của bạn hấp dẫn hơn?
Sơ Đồ Tư Duy Toán 4
Đối với trẻ học lớp 4, sơ đồ tư duy toán 4 là một cách hiệu quả để giúp các em dễ dàng nắm bắt các nội dung chính, quan trọng. Và đặc biệt, chúng giúp các em không bị “sót” nội dung trong việc ghi nhớ thông tin mới.
1. Tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy với trẻ lớp 4
Sơ đồ tư duy toán là một khái niệm tương đối mới với rất nhiều bậc phụ huynh cũng như học sinh. Vậy sơ đồ tư duy là gì và có hiệu quả gì đối với học sinh lớp 4?
1.1. Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là phương pháp học mới và hiệu quả
Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khoá, hình ảnh chủ đạo. Mỗi một hình ảnh hoặc từ khóa chủ đạo được hệ thống trong sơ đồ tư duy sẽ được gắn liền với và kích hoạt những ký ức cụ thể, làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới.
1.2. Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy
Khi sử dụng đúng, sơ đồ tư duy có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, đặc biệt là các bạn học sinh.
Việc sắp xếp các hình ảnh, từ khóa một cách logic, giúp các em dễ dàng ghi nhớ chúng theo một trình tự, đồng thời cũng hạn chế tối đa các thông tin rơi vãi, cũng như việc ghi nhớ các thông tin thừa, không cần thiết. Từ đó, sơ đồ tư duy giúp giảm tải nội dung cần nhớ cho não bộ của trẻ.
Sơ đồ tư duy được trẻ xây dựng dựa trên cơ sở quan sát, phân tích và sàng lọc thông tin. Khi tiến hành thiết lập một bản sơ đồ tư duy bất kỳ, trẻ cần vận dụng tất cả các kỹ năng trên. Điều này cũng đồng nghĩa, trẻ đang tập trung phát triển tư duy logic ở các mảng này.
Hiển nhiên, đây là một điều dễ dàng nhận thấy. Khi xây dựng sơ đồ tư duy, trẻ cần thiết lập và tự chọn cho mình một mô hình ngắn gọn, dễ nhớ, và mới mẻ, có tính thu hút. Để làm được điều này, trẻ luôn cần trong trạng thái vận dụng óc sáng tạo, tưởng tượng của mình.
Niềm yêu thích môn toán cũng sẽ được khơi dậy trong con trẻ qua phương pháp thực hiện sơ đồ tư duy toán do chúng giúp các em dễ dàng hệ thống, nắm bắt được các kiến thức chính, hình thành nền tảng cho việc học ở những trình độ tiếp theo.
1.3. Cách vẽ sơ đồ tư duy toán 4
Một sơ đồ tư duy toán
Sau mỗi buổi học, các em nên hệ thống kiến thức bằng phương pháp sơ đồ tư duy. Để xây dựng được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh, học sinh cần xác định được nội dung chính, quan trọng và thực hiện theo 5 bước sau:
Sau khi xác định nội dung chính, các em dùng bút màu vẽ chúng thành các hình, hoặc viết thành các câu văn ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng vào phần giữa trang giấy. Nên sử dụng đa dạng các màu sắc để tăng hiệu quả ám thị tâm lý và ghi nhớ.
B2: Các ý quan trọng hoặc tên mục các chương trong toán 4, các em sử dụng các đường hình mũi tên với gốc xuất phát từ hình trung tâm, và đầu mũi tên là các ý phụ (các kiến thức toán)
B3: Tiếp tục thực hiện việc tạo nhánh phụ bằng cách vẽ mũi tên từ các ý quan trọng hướng ra xung quanh.
B4: Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất
B5: Việc vẽ sơ đồ tư duy toán không hạn chế số lượng ý. Các em hoàn toàn có thể ghi lại bất cứ vấn đề gì các em có thể nghĩ ra dựa trên việc logic. Hãy luôn nhớ sử dụng linh hoạt các màu sắc để phân biệt giữa các ý.
2. Tổng hợp kiến thức và sơ đồ tư duy toán 4
2.1. Sơ đồ tư duy toán 4 phần hình học
Trong chương trình học toán 4 về hình học, các em chủ yếu được làm quen với các dạng hình học cơ bản, bao gồm: Hình thoi, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật và các vấn đề xoay quanh chung như cách tính chu vi, diện tích từng hình.
Việc nắm rõ cách tính và nhận biết các hình sẽ giúp các em có một nền kiến thức cơ bản, cực kỳ cần thiết cho quá trình học tập, rèn luyện toán học ở những lớp sau. Đồng thời, điều này cũng giúp tăng khả năng quan sát, phân tích, và tư duy logic, sáng tạo ở các em. .
Một ví dụ về sơ đồ tư duy lớp 4 phần hình học
2.2. Sơ đồ tư duy toán 4 phần đại số
Ví dụ về sơ đồ tư duy toán lớp 4 phần đại số
Ngoài cách vẽ sơ đồ tư duy, có một cách khác để các em học sinh cải thiện tư duy toán học. Đó là học toán theo phương pháp của Gia Sư Nhật Minh. Chương trình bàn tính và số học trí tuệ của Gia Sư Nhật Minh cũng có thể giúp bé lớp 4 phát triển trí tuệ 1 cách toàn diện, khoa học chuẩn quốc tế, và 5 kỹ năng cần thiết … Bên cạnh đó học ở Gia Sư Nhật Minh còn giúp trẻ có 1 bộ não khỏe mạnh, là tiền đề cho sự phát triển tương lai cho trẻ. Bí quyết chính là ở phương pháp tập luyện các bài toán tư duy lớp 4, rèn luyện thể dục não bộ với công cụ bàn tính gảy được thiết kế đặc biệt của Gia Sư Nhật Minh
Một lớp học của Gia Sư Nhật Minh
Học sinh Gia Sư Nhật Minh luôn được khuyến khích tập luyện với bàn tính gảy hàng ngày kể cả khi không lên lớp. Việc này giúp não bộ của các bạn nhỏ được kích thích đều đặn hàng ngày, tạo thói quen tư duy lành mạnh, không bị chây lỳ lười tư duy. Nhờ đó mà não bộ của trẻ tư duy nhanh nhẹn, chính xác hơn. Sức bền tư duy cũng sẽ tăng dần theo thời gian học và tập luyện, cho phép trẻ học với thời gian dài hơn và khối lượng kiến thức lớn hơn mà không bị mất tập trung hoặc uể oải, quá sức.
Khác với việc học toán khô cứng thông thường, Gia Sư Nhật Minh hướng đến một chương trình học khác biệt với môi trường thân thiện và gợi mở sự sáng tạo, cởi mở của học sinh. Ở Gia Sư Nhật Minh đảm bảo một chương trình học tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, cho phép các em nhỏ có thể nhận được một môi trường học tập chuyên nghiệp, chất lượng ngay cả khi cha mẹ quá bận rộn, không có đủ thời gian học cùng trẻ mỗi ngày.
Để giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều tài liệu tham khảo và hệ thống kiến thức môn Toán một cách logic, chúng tôi xin gửi tới quý thầy cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh tài liệu Tổng hợp dạng Toán cơ bản lớp 4. Với tài liệu này sẽ giúp các em học sinh làm quen với các dạng toán lớp 4, củng cố và trau dồi thêm kỹ năng giải Toán để chuẩn bị cho các bài kiểm tra và các kỳ thi. Chúc các em học tốt.
1. DẠNG TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG
Bài 1: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 2: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 3: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 4: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 5: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 6: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 7: Trung bình cộng của n số là 80 biết 1 trong các số đó là 100. Nếu bỏ số 100 thì trung bình cộng các số còn lại là 78. Tìm n.
2. DẠNG TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
a) Tìm 2 số chẵn liên tiếp có tông bằng 4010.
b) Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 2345 và giữa chúng có 24 số tự nhiên.
c) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.
d) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.
e) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.
g) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.
a) Hai anh em Hùng và Cường có 60 viên bi. Anh Hùng cho bạn 9 viên bi; bố cho thêm Cường 9 viên bi thì lúc này số bi của hai anh em bằng nhau. Hỏi lúc đầu anh Hùng nhiều hơn em Cường bao nhiêu viên bi.
b) Cho phép chia 12:6. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới sao cho hiệu của chúng bằng không .
Bài 3: Cho phép chia 49 : 7. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới có thương là 1.
Bài 4: Cho các chữ số 4; 5; 6. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho. Tính tổng các số đó.
a. Có bao nhiêu số chỉ có 3 chữ số
b. Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ.
Bài 6: Có 9 đồng tiền đúc hệt nhau. Trong đó có 8 đồng tiền có khối lượng bằng nhau còn một đồng có khối lượng lớn hơn. Cần tìm ra đồng tiền có khối lượng hơn mà chỉ dùng cân hai đĩa với hai lần cân là tìm đúng đồng tiền đó. Hỏi phải cân như thế nào
Bài 7: Có 8 cái nhẫn hình thức giống nhau như hệt, trong đó có 7 cái nhẫn có khối lượng bằng nhau còn một cái có khối lượng nhỏ hơn các cái khác. Cần tìm ra cái nhẫn có khối lượng nhỏ hơn đó mà chỉ dùng cân hai đĩa và chỉ với hai lần cân là tìm được.
Bài 8: Trung bình cộng của 3 số là 369. Biết trong 3 số đó có một số có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, một số có 1 chữ số. Tìm 3 số đó.
Bài 9: Trung bình cộng của 3 số là 37. Tìm 3 số đó biết rằng trong 3 số đó có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, 1 số có 1 chữ số.
Bài 10: Tổng số tuổi của hai cha con là 64. Tìm số tuổi mỗi người biết tuổi cha kém 3 lần tuổi con là 4 tuổi
Bài 11: Tổng số tuổi của 2 mẹ con là 58 tuổi. Tuổi mẹ hơn 4 lần tuổi con là 3 tuổi, tính tuổi của mỗi người.
Bài 12: Tuổi con nhiều hơn 1/4 tuổi bố là 2. Bố hơn con 40 tuổi, tìm tuổi con tuổi bố.
Bài 13: Tuổi mẹ hơn 3 lần tuổi con là 8 tuổi. Mẹ hơn con 28 tuổi, tính tuổi mỗi người.
3. DẠNG TÌM HAI SỐ KHI BIẾT 2 HIỆU SỐ
Bài 1: Hiện nay, Minh 10 tuổi, em Minh 6 tuổi, còn mẹ của Minh 36 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi mẹ bằng tổng số tuổi của hai anh em.
Bài 2: Bể thứ nhất chứa 1200 lít nước. Bể thứ 2 chứa 1000 lít nước. Khi bể không có nước người ta cho 2 vòi cùng chảy 1 lúc vào 2 bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được 200 lít. Vòi thứ 2 mỗi giờ chảy được 150 lít. Hỏi sau bao lâu số nước còn lại ở 2 bể bằng nhau.
Bài 3: Cùng 1 lúc xe máy và xe đạp cùng đi về phía thành phố xe máy cách xe đạp 60km. Vận tốc xe máy là 40 km/h vận tốc xe đạp là 25 km /h. Hỏi sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp.
Bài 4: Một con Chó đuổi theo một con thỏ. Con chó cách con thỏ 20m. Mỗi bước con thỏ nhẩy được 30cm, con chó nhảy được 50 cm. Hỏi sau bao nhiêu bước con chó bắt được con thỏ? Biết rằng con thỏ nhảy được 1 bước thì con chó cũng nhảy được 1 bước.
Bài 5: Hai bác thợ mộc nhận bàn ghế về đóng. Bác thứ nhất nhận 60 bộ. Bác thứ 2 nhận 45 bộ. Cứ 1 tuần bác thứ nhất đóng được 5 bộ, bác thứ hai đóng được 2 bộ. Hỏi sau bao lâu số ghế còn lại của 2 bác bằng nhau.
Bài 6: Hai bác thợ mộc nhận bàn ghế về đóng. Bác thứ nhất nhận 120 bộ. Bác thứ 2 nhận 80 bộ. Cứ 1 tuần bác thứ nhất đóng được 12 bộ, bác thứ hai đóng được 4 bộ. Hỏi sau bao lâu số ghế còn lại của bác thứ nhất bằng 1/2 số bộ bàn ghế của bác thứ 2.
Bài 7: Hai bể nước có dung tích bằng nhau. Cùng 1 lúc người ta cho 2 vòi nước chảy vào 2 bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được 50 lít nước. Vòi thứ 2 mỗi giờ chảy được 30 lít nước. Sau khi bể thứ nhất đầy nước thì bể thứ 2 phải chảy thêm 600 lít nữa mới đầy. Hỏi dung tích của bể là bao nhiêu lít nước?
4. DẠNG TOÁN TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
Bài 1: Mẹ 49 tuổi, tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ. Hỏi con bao nhiêu tuổi?
Bài 2: Mẹ 36 tuổi, tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ?
Bài 3: Bác An có một thửa ruộng. Trên thửa ruộng ấy bác dành 1/2 diện tích để trồng rau. 1/3 để đào ao phần còn lại dành làm đường đi. Biết diện tích làm đường đi là 30m 2. Tính diện tích thửa ruộng.
Bài 4: Trong đợt kiểm tra học kì vừa qua ở khối 4 thầy giáo nhận thấy: 1/2 Số học sinh đạt điểm giỏi, 1/3 số học sinh đạt điểm khá, 1/10 số học sinh đạt trung bình còn lại là số học sinh đạt điểm yếu. Tính số học sinh đạt điểm yếu biết số học sinh giỏi là 45 em.
Nhận xét: Để tìm được số học sinh yếu thì cần tìm phân số chỉ số học sinh yếu.
Cần biết số học sinh của khối dựa vào số học sinh giỏi
a) Một cửa hàng nhận về một số hộp xà phòng. Người bán hàng để lại 1/10 số hộp bầy ở quầy, còn lại đem cất vào tủ quầy. Sau khi bán 4 hộp ở quầy người đo nhận thấy số hộp xà phòng cất đi gấp 15 lần số hộp xà phòng còn lại ở quầy. Tính số hộp xà phòng cửa hàng đã nhập.
Nhận xét: ở đây ta nhận thấy số hộp xà phòng cất đi không thay đổi vì vậy cần bám vào đó bằng cách lấy số hộp xà phòng cất đi làm mẫu số . tìm phân số chỉ 4 hộp xà phòng.
b) Một cửa hàng nhận về một số xe đạp. Người bán hàng để lại 1/6 số xe đạp bầy bán ,còn lại đem cất vào kho .Sau khi bán 5 xe đạp ở quầy người đo nhận thấy số xe đạp cất đi gấp 10 lần số xe đạp còn lại ở quầy. Tính số xe đạp cửa hàng đã nhập.
c) Trong đợt hưởng ứng phát động trồng cây đầu năm, số cây lớp 5a trồng bằng 3/4 số cây lớp 5b. Sau khi nhẩm tính thầy giáo nhận thấy nếu lớp 5b trồng giảm đi 5 cây thì số cây lúc này của lớp 5a sẽ bằng 6/7 số cây của lớp 5b.
Sau khi thầy giáo nói như vậy bạn Huy đã nhẩm tính ngay được số cây cả 2 lớp trồng được. Em có tính được như bạn không?
Bài 6: Một giá sách có 2 ngăn. Số sách ở ngăn dưới gấp 3 lần số sách ở ngăn trên. Nếu chuyển 2 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ gấp 4 lấn số sách ở ngăn trên. Tính số sách ở mỗi ngăn.
Bài 7: Hai kho có 360 tấn thóc. Nếu lấy 1/3 số thóc ở kho thứ nhất và 2/ 5 số thóc ở kho thứ 2 thì số thóc còn lại ở 2 kho bằng nhau.
a. Tính số thóc lúc đầu mỗi kho.
b. Hỏi đã lấy ra ở mỗi kho bao nhiêu tấn thóc.
Bài 8: Hai bể chứa 4500 lít nước. Người ta tháo ở bể thứ nhất 2/5 bể. Tháo ở bể thứ hai là 1/4 bể thì só nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước .
Bài 9: Hai bể chứa 4500 lít nước. Người ta tháo ở bể thứ nhất 500 lít. Tháo ở bể thứ hai là 1000 lít thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.
Sơ Đồ Tư Duy Toán 3
Các bậc phụ huynh có con đang theo học lớp 3 đang rất quan tâm đến sơ đồ tư duy toán 3. Toán học là một môn học quan trọng xuyên suốt quá trình học tập từ cấp học mầm non đến đại học. Đây là môn học nền tảng để phát triển tư duy. Chính vì vậy, việc rèn luyện tư duy toán học rất cần thiết và quan trọng đối với các em học sinh và sơ đồ tư duy trong toán học chính là một cách tốt để các em có thể học toán hiệu quả hơn.
1. Tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy với trẻ lớp 3
Việc sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ là phương pháp hiệu quả với người học mà còn cả với người dạy. Đối với các em học sinh lớp 3, với lượng kiến thức phân bổ nhiều và càng ngày càng khó thì sơ đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ đặc biệt cho việc học.
1.1. Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một công cụ giúp người học vẽ lại sơ đồ về kiến thức đã học để hình thành nên hệ thống các kiến thức trung tâm và các phân nhánh kiến thức nhỏ của nó. Tất cả sẽ được biểu đạt thông qua các hình ảnh, màu sắc, chữ viết… Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp người học tiết kiệm được thời gian tiếp thu, ôn tập, củng cố kiến thức lâu dài và phát triển năng lực tư duy ngày một tốt hơn.
1.2. Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy toán 3 sở hữu nhiều lợi ích cụ thể
Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập không chỉ môn toán. Giúp hệ thống kiến thức một cách khoa học, theo từng mạch tư duy logic để người học dễ dàng ghi nhớ hơn.
Ghi nhớ kiến thức 1 cách logic: Với hình sơ đồ tư duy sinh động, dễ hiểu sẽ giúp bé chủ động hơn trong việc học. Các kiến thức trọng tâm sẽ được các em phác thảo qua sơ đồ tư duy cũng như chi tiết hóa qua các phân nhánh nhỏ. Từ đó, các em sẽ tạo thành một hệ thống logic dễ nhìn, dễ học và dễ hiểu.
Phát triển tư duy: Sơ đồ tư duy giúp các bé hệ thống được kiến thức của môn toán trong chương trình học. Theo đó, từ các kiến thức trọng tâm các em sẽ biết được mình cần học những kiến thức nhỏ nào bằng việc phân nhánh. Do đó, tư duy của các bé cũng được nâng cao qua mỗi lần phân nhánh kiến thức cũng như rèn luyện tư duy sáng tạo giải toán tiểu học .
Tăng khả năng sáng tạo: Sơ đồ tư duy toán lớp 3 là sự kết hợp đồng thời của hình ảnh, màu sắc, chữ viết… Các bé có thể thỏa sức sáng tạo, tưởng tượng để viết hoặc vẽ lên một sơ đồ tư duy cho riêng mình. Miễn sao phù hợp với các kiến thức được học trong chương trình toán 3.
Giúp trẻ yêu thích học toán: Toán học lớp 3 bao gồm nhiều hệ thống kiến thức khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy để học toán lớp 3 là điều nên học. Bằng cách thể hiện đa dạng và sinh động các kiến thức số học và hình học toán lớp 3. Các bé hiểu dễ dàng, hiểu kỹ càng và có niềm yêu thích học toán hơn.
1.3. Cách vẽ sơ đồ tư duy toán 3
Cách vẽ sơ đồ tư duy toán 3
Để hiện thực hóa sơ đồ tư duy các bé cần thực hiện thao tác viết hoặc vẽ chính sơ đồ tư duy toán cho riêng mình dựa trên hệ thống kiến thức đã có sẵn trong chương trình học. Muốn vẽ sơ đồ tư duy theo sáng tạo cá nhân mà vẫn giữ được điểm nổi bật các bé nên thực hiện các bước sau:
Bước 2: Trong chương trình toán 3 cả ở đại số và hình học đều có những vấn đề trọng tâm. Đối với mỗi ý trọng tâm các bé nên vẽ một đường phân nhánh bằng đường thẳng hoặc đường mũi tên xuất phát từ trung tâm nối với các ý phụ.
Bước 3: Theo đó, từ mỗi ý trọng tâm các bé lại tiếp tục vẽ các phân nhánh mới, các ý phụ bổ sung cho ý đó chứ không nhất thiết phải gom hết thành một ý khó hiểu.
Bước 4: Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi sơ đồ tư duy chi tiết nhất có thể.
Bước 5: Đặc biệt, sơ đồ tư duy không giới hạn ý của các em, vì vậy các em có thể ghi lại mọi thứ mà mình tưởng tượng hay nghĩ ra. Các em cần lưu ý nên dùng bút màu để phân biệt các ý tưởng cho rõ ý và dễ học.
2. Tổng hợp kiến thức và sơ đồ tư duy toán 3
Chương trình toán học lớp 3 vẫn sẽ theo chương trình thông thường được chia thành hai phần lớn là đại số và hình học. Theo đó, mỗi phần sẽ có nhiều vấn đề kiến thức khác nhau và mỗi các vấn đề kiến thức nhỏ đó lại phân thành các vấn đề kiến thức nhỏ hơn. Vì vậy, sơ đồ tư duy sẽ giúp các bé tổng hợp các kiến thức thành một khung ngắn gọn, dễ nhớ cũng như đem lại nhanh nhất.
2.1. Sơ đồ tư duy toán 3 phần hình học
Sơ đồ tư duy toán 3 phần hình học
Hệ thống kiến thức hình học lớp 3 được thể hiện trên sơ đồ tư duy với các từ khóa, hình vẽ màu sắc nổi bật sẽ giúp các bé dễ dàng trong việc học và ghi nhớ. Bên cạnh đó, tư duy não bộ của bé cũng phát triển qua từng công việc tự mình phân nhánh và ghi nhớ kiến thức.
2.2. Sơ đồ tư duy toán 3 phần đại số
Bên cạnh kiến thức về hình học, các bé học lớp 3 còn được tiếp cận với các kiến thức về đại số, gồm: cấu tạo số; biểu thức và tính giá trị của biểu thức; các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia ở mức độ cao với các con số lớn. Đây cũng tạo nên một nền tảng giúp các bé có thể
Sơ đồ tư duy toán 3 phần đại số
Với lượng kiến thức số học nhiều và nặng hơn số học lớp 2, qua sơ đồ tư duy số học 3 các bé sẽ cảm thấy không sợ hãi và áp lực trước hệ thống kiến thức và có thể tự chủ động trong việc học tập và tìm hiểu kiến thức. Do vậy, các bé có thể ôn tập, củng cố kiến thức và mở rộng kiến thức để phát triển trí tuệ.
Bên cạnh việc vẽ sơ đồ tư duy, học toán tư duy theo các phương pháp khác cũng được các bậc phụ huynh tìm hiểu. Một trong những phương pháp học đang được các bậc phụ huynh quan tâm hơn cả là phương pháp học của UCMAS. UCMAS là phương pháp học giúp bé phát triển trí tuệ và tư duy não bộ một cách toàn diện.
Phụ huynh quan tâm đến chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ của UCMAS Việt Nam và sơ đồ tư duy toán 3 vui lòng truy cập website hoặc gọi đến 0967868623 để biết thêm thông tin.
Sơ Đồ Tư Duy Là Gì?
Sơ đồ tư duy là “con đẻ” của ngài Tony Buzan (sinh năm 1942, tại Luân Đôn), Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia. Phương pháp tư duy bản đồ của ông đã được áp dụng vào việc học tập, cũng như cuộc sống và đã giúp ích cho hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Sơ đồ tư duy là “con đẻ” của ngài Tony Buzan (sinh năm 1942, tại Luân Đôn), Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia. Phương pháp tư duy bản đồ của ông đã được áp dụng vào việc học tập, cũng như cuộc sống và đã giúp ích cho hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một phương pháp, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng Từ khoá, Hình Ảnh chủ đạo. Mỗi từ khoá hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghỉ, ý tưởng mới.
Cho bạn có cái nhìn tổng quan về thông tin, để giải mã những sự kiện, ý tưởng và thông tin đồng thời cũng để giải phóng tiềm năng thật sự trong bộ não đáng kinh ngạc của bạn để bạn có thể đạt được bất kì điều gì mình muốn. Bạn thử tưởng tượng một người ở dưới mặt đất và một người ở trên cao ai sẽ có cái nhìn tổng quát hơn. Sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan như vậy.
Khi học theo cách truyền thống bạn thường có tư tưởng lo ra, buồn ngủ, bởi vì bạn đang học chỉ bằng não trái (lo về tư duy logic), còn não phải lo về sự tưởng tượng, hình ảnh. Vì vậy khi bạn sử dụng sơ đồ tư duy bạn đang bắt toàn bộ não bộ hoạt động 100% công sức.
Cấu tạo của sơ đồ tư duy gồm có: • Chủ đề chính • Nhánh con • Từ khoá • Hình ảnh gợi nhớ • Liên kết • Màu sắc, kích cỡ
Kết luận: Sơ đồ tư duy là bản đồ thông tin cho bộ não của bạn, giúp nó hoặc động nhẹ nhàng, lưu trữ nhiều và nhớ thông tin được lâu hơn.
Trần Dũng
Cập nhật thông tin chi tiết về 21 Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Để Giúp Bạn Trực Quan Hoá Ý Tưởng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!